7 điều cần biết về vắc xin phòng uốn ván

Các chuyên gia khuyến cáo cách phòng bệnh uốn ván tốt nhất cho trẻ em và trẻ vị thành niên là tiêm năm liều vắc xin DTaP và một mũi tiêm nhắc lại.

Khi nào con tôi nên tiêm phòng uốn ván?

5 liều DTaP và 1 liều nhắc lại Tdap ở các độ tuổi sau:

  • 2 tháng
  • 4 tháng
  • 6 tháng
  • 15-18 tháng
  • 4 - 6 năm
  • 11 - 12 tuổi (vắc xin nhắc lại gọi là Tdap)

Tại sao con tôi phải tiêm phòng uốn ván?

Nguồn ảnh: https://www.pinterest.comNguồn ảnh: https://www.pinterest.comNên tiêm vắc xin vì những hiệu quả bảo vệ sau đây:

  • Bảo vệ con bạn khỏi bệnh uốn ván, có thể là một căn bệnh nguy hiểm, cũng như bệnh bạch hầuho gà (ho gà).
  • Giảm triệu chứng đau đớn khi trẻ bị co cứng cơ do uốn ván.
  • Giúp trẻ không phải nghỉ học hoặc bạn không phải nghỉ việc để chăm sóc con cái.

Những loại vắc xin giúp phòng bệnh uốn ván?

Có 2 loại vắc xin giúp ngăn ngừa bệnh uốn ván: DTaP và Tdap. Cả hai loại cũng phòng bệnh bạch hầu và ho gà. Những vắc xin này không cung cấp khả năng bảo vệ suốt đời, vì vậy mọi người cần tiêm phòng nhắc lại để duy trì sự bảo vệ.

Tiêm phòng uốn ván là an toàn.

Các mũi tiêm phòng uốn ván rất an toàn và hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh uốn ván. Vắc xin giống như bất kỳ loại thuốc nào, đều có thể có tác dụng phụ. Những biểu hiện này thường nhẹ và tự khỏi.

Tác dụng phụ 

Hầu hết ở trẻ em không có bất kỳ tác dụng phụ nào từ DTaP hoặc Tdap. Các tác dụng phụ xảy ra thường nhẹ, bao gồm:

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn là rất hiếm nhưng với DTaP bao gồm:

  • Sốt trên 40.5 độ 
  • Quấy khóc liên tục trên 3 giờ 
  • Động kinh (co giật, co giật các bắp cơ hoặc nhìn chằm chằm)

Một số trẻ trong độ tuổi vị thành niên có thể bị ngất sau khi tiêm Tdap hoặc bất kỳ mũi tiêm nào khác.

Để ngăn ngừa ngất xỉu và các chấn thương liên quan đến ngất xỉu, các trẻ nên ngồi hoặc nằm trong khi tiêm chủng và giữ nguyên tư thế đó trong 15 phút sau khi tiêm vắc xin.

Hãy chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiêm và tìm hiểu về những điều bạn cần lưu ý:

  • Tìm hiểu về vắc xin và chuẩn bị sẵn sàng cho con trước khi đi khám
  • Động viên con trong khi tiêm
  • Chăm sóc con sau khi tiêm

Bệnh uốn ván là gì?

Uốn ván là một bệnh nguy hiểm do độc tố của vi khuẩn uốn ván tiết ra. Nó gây đau cơ, co cứng cơ và có thể tử vong.

Khi vi khuẩn uốn ván xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ tiết ra một loại độc tố (chất độc) gây ra các triệu chứng đau, co thắt cơ. Bệnh uốn ván còn được gọi là cứng hàm. Khi mắc bệnh, các cơ ở vùng cổ và hàm của một người bị co cứng, khiến người bệnh khó mở miệng hoặc khó nuốt.

Các triệu chứng của bệnh uốn ván là gì?

  • Cứng hàm (khớp thái dương hàm)
  • Co thắt cơ đột ngột, không tự chủ - thường gặp ở dạ dày
  • Đau cứng cơ khắp cơ thể
  • Khó nuốt
  • Giật mình hoặc nhìn chằm chằm (co giật)
  • Đau đầu
  • Sốt và đổ mồ hôi
  • Thay đổi huyết áp và nhịp tim 

Bệnh có nghiêm trọng không?

Uốn ván rất nguy hiểm. Nó có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, co thắt cơ và tê liệt (không thể di chuyển các bộ phận của cơ thể). Triệu chứng co thắt cơ có thể đủ mạnh để làm gãy cột sống của trẻ hoặc các xương khác.

Mất nhiều tháng điều trị để có thể hồi phục hoàn toàn sau bệnh uốn ván. Một đứa trẻ có thể cần chăm sóc nhiều tuần tại bệnh viện. Cứ 5 người thì có 1 người tử vong.

Đường lây nhiễm

Uốn ván khác với các bệnh có thể phòng ngừa bằng vắc xin khác là nó không lây từ người sang người.

Vi khuẩn uốn ván được tìm thấy trong đất, bụi và phân. Nó xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương trên da, bao gồm:

  • Vết đâm, vết cắt hoặc vết loét trên da
  • Bỏng
  • Động vật cắn

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!