Một số chất chiết xuất từ thực vật, tinh dầu hay thậm chí là các thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên. Ví dụ, một số thực phẩm và rau củ có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong thức ăn.
Chẳng hạn như chiết xuất nam việt quất có chứa cả hợp chất kháng khuẩn và chống oxy hóa, làm cho nó trở thành một phương pháp điều trị tại nhà cho bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTIs).
Các loại thảo mộc cũng có thể là thuốc kháng sinh. Một nghiên cứu nhỏ cho thấy một số cây có đặc tính kháng khuẩn và một số cây có đặc tính kháng nấm.
Một nghiên cứu năm 2014 phát hiện ra rằng liệu pháp thảo dược cũng hiệu quả như một loại kháng sinh hóa học trong việc điều trị chứng rối loạn ở ruột non do sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
Sau đây chính là danh sách 5 chất kháng sinh tự nhiên bạn hoàn toàn có thể sử dụng tại nhà.
Mật ong
Mật ong là một trong những loại kháng sinh tự nhiên lâu đời nhất được biết đến, bắt nguồn từ thời cổ đại. Người Ai Cập thường sử dụng mật ong như một loại kháng sinh tự nhiên và để bảo vệ làn da.
Mật ong chứa hydrogen peroxide- một thành phần kháng khuẩn. Mật ong cũng chứa hàm lượng đường cao, có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của một số vi khuẩn.Ngoài ra, mật ong có độ pH thấp. Điều này có tác dụng hút ẩm ra khỏi vi khuẩn, khiến vi khuẩn bị mất nước và chết dần.
Để sử dụng mật ong như một loại kháng sinh, hãy thoa trực tiếp mật ong lên vết thương hoặc vùng da bị nhiễm trùng. Mật ong có thể giúp diệt khuẩn và hỗ trợ quá trình hồi phục vết thương. Nếu có thể, hãy nên chọn mua loại mật ong Manuka nguyên chất. Dạng mật ong này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất so với các loại mật ong thông thường do đặc tính kháng khuẩn cao.
Bạn cũng có thể uống mật ong để hỗ trợ điều trị nhiễm trùng bên trong cơ thể. Đơn giản chỉ uống một muỗng canh hoặc pha mật ong vào một tách trà thảo mộc ấm để làm giảm các triệu chứng.
Bên cạnh tác dụng kháng khuẩn, mật ong còn giúp làm đẹp da rất được các chị em ưa chuộng.
Mật ong nói chung là an toàn để sử dụng trên da hoặc toàn thân, tuy nhiên không cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi uống mật ong. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn để có một giải pháp thay thế phù hợp.
Chiết xuất tỏi
Tỏi từ lâu đã được cho là có đặc tính kháng khuẩn. Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỏi cô đặc có hiệu quả chống lại vi khuẩn. Bạn có thể mua tỏi cô đặc hoặc chiết xuất tại cửa hàng ở ngay địa phương bạn. Bạn cũng có thể tự chế biến bằng cách ngâm một vài tép tỏi trong dầu ô liu .
Tỏi nói chung là an toàn để sử dụng, nhưng liều lượng lớn có thể gây chảy máu bên trong cơ thể . Tối đa 2 tép tỏi mỗi ngày được coi là liều lượng có thể chấp nhận được. Nếu bạn đang dùng thực phẩm chức năng bổ sung tỏi, hãy đảm bảo tuân theo các hướng dẫn về liều lượng như được cung cấp trên bao bì hoặc chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn trước khi sử dụng tỏi như loại thuốc kháng sinh. Việc sử dụng tỏi với liều lượng lớn có thể làm tăng tác dụng của thuốc này và gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra bạn cũng có thể thoa tinh chất tỏi trực tiếp lên vết thương hoặc vết mụn.
Tinh dầu Myrrh
Myrrh được nhiều người biết đến, nhưng khả năng phòng ngừa mầm bệnh vi khuẩn gây hại của nó lại không được biết đến rộng rãi.
Các nhà nghiên cứu trong một nghiên cứu năm 2000 đã kết luận rằng chiết xuất Myrrh có thể tiêu diệt một số mầm bệnh thông thường, bao gôm:
- E coli- vi khuẩn đường ruột
- Staphylococcus aureus- tụ cầu vàng
- Pseudomonas aeruginosa- trực khuẩn mủ xanh
- Candida albicans – nấm men sinh dục
Myrrh thường được dung nạp tốt qua nhiều nguồn như tinh dầu và chiết xuất, tuy nhiên vô tình nuốt phải tinh dầu có thể gây tiêu chảy. Nếu thoa chiết xuất Myrrh trực tiếp lên da, da có thể xuất hiện vài nốt phát ban nhỏ. Nếu tiêu thụ với liều lượng lớn, Myrrh có thể gây ra các vấn đề về tim.
Các sản phầm từ Myrrh thường được đóng gói sẵn, vì vậy hãy đảm bảo tuân theo hướng dẫn liều lượng trên nhãn.
Tinh dầu cỏ xạ hương
Nhiều chất tẩy rửa gia dụng hoàn toàn tự nhiên sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương. Dầu này đã được chứng minh là đặc biệt hữu ích chống lại vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh.
Trong một Nghiên cứu năm 2011, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm hiệu quả của cả tinh dầu oải hương và cỏ xạ hương . Cả hai loại dầu đều được thử nghiệm trên 120 chủng vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng tinh dầu cỏ xạ hương có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn cao hơn so với tinh dầu oải hương.
Tinh dầu cỏ xạ hương chỉ sử dụng ngoài da. Bạn không sử dụng dầu cỏ xạ hương qua đường miệng. Trước khi thoa lên vùng da cần điều trị, hãy nhớ pha loãng tinh dầu theo tỉ lệ 1:1 cùng với loại dầu khác (dung môi). Các loại dầu dung môi phổ biến bao gồm dầu dừa và dầu ô liu.
Thoa tinh dầu cỏ xạ hương chưa pha loãng lên da có thể gây viêm và kích ứng.
Những người có vấn đề về huyết áp cao hoặc cường giáp không nên sử dụng tinh dầu cỏ xạ hương.
Tinh dầu Oregano
Carvacrol là một thành phần được tìm thấy trong tinh dầu oregano . Nó có các đặc tính trị liệu quan trọng giúp thúc đẩy tốc độ hồi phục của cơ thể khi hấp thụ qua đường hô hấp. Dầu oregano đã được tìm thấy để giúp chữa lành các vết loét dạ dày và giảm bớt tình trạng viêm.
Để điều trị nhiễm trùng nấm trên da, thêm một giọt tinh dầu oregano vào mỗi muỗng cà phê dầu dung môi như dầu ô liu hoặc dầu dừa. Thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn.
Bạn cũng có thể khuếch tán dầu oregano vào không khí bằng máy xông tinh dầu để giúp cải thiện tình trạng viêm xoang. Bạn không ăn, nuốt tinh dầu oregano hoặc sử dụng tinh dầu chưa pha loãng trên da.
Ngoài ra bạn cũng có thể tự làm chất tẩy rửa diệt vi khuẩn tại nhà tự chế làm từ:
- Tinh dầu oregano
- Giấm
- Nước
- Chanh
Tổng kết
Bài viết có thể giúp bạn khám phá các lựa chọn của mình và giúp bạn cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro tiềm ẩn của các loại kháng sinh tự nhiên.
Bạn không nên dùng thuốc kháng sinh trừ khi thực sự cần thiết vì việc lạm dụng uống thuốc kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc. Nếu bác sĩ của bạn kê đơn cho bạn thuốc kháng sinh, hãy đảm bảo hoàn thành toàn bộ phác đồ điều trị.
Xem thêm:
- Những điều cần biết về thuốc kháng sinh: Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ và tình trạng kháng kháng sinh
- Thuốc kháng sinh tại chỗ cho mụn trứng cá: Cơ chế hoạt động, tác dụng phụ và lưu ý khi sử dụng
- Kháng thuốc kháng sinh là gì? Mức độ nghiêm trọng và biện pháp phòng
- Sử dụng thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ em
- Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc kháng sinh