10 điều cần biết về đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết có thể xảy ra vỡ mạch máu gây chảy máu từ lòng mạch vào mô não.

Video Đột quỵ xuất huyết não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Các bác sĩ cũng có thể dùng thuật ngữ “xuất huyết nội sọ” khi nói về đột quỵ xuất huyết. 

Chảy máu làm tăng áp lực lên các tế bào não xung quanh, và gây tổn thương chúng. Khu vực bị tổn thương sẽ không thể hoạt động bình thường. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh, hoặc nguy hiểm đến tính mạng. 

Trong bài viết này, hãy tìm hiểu lý do tại sao đột quỵ xuất huyết xảy ra, cách nhận biết và các phương pháp điều trị. 

Nguyên nhân đột quỵ xuất huyết não

Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu bị vỡ, gây chảy máu trong não. Khi máu chèn ép các tế bào não, nó sẽ làm tổn thương chúng. Điều này có thể dẫn đến các triệu chứng thần kinh. 

Có nhiều loại đột quỵ xuất huyết khác nhau.

  • Xuất huyết não là loại phổ biến nhất. Trong loại này, chảy máu xảy ra bên trong não.
  • Xuất huyết dưới nhện, chảy máu xảy ra giữa não và các màng bao bọc não. 

Các yếu tố nguy cơ 

Các điều kiện, tiền sử bệnh và thói quen sau đây có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến một cơn đột quỵ: 

  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol xấu LDL
  • Bệnh đái tháo đường
  • Yếu tố di truyền và tiền sử gia đình
  • Tiền sử, bệnh tim mạch hoặc đột quỵ
  • Chứng phình động mạch não trước đó
  • Bị nhiễm virus gây viêm, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp
  • Mức độ căng thẳng và lo lắng cao
  • Tiếp xúc với ô nhiễm không khí
  • Một số tình trạng bệnh lý, chẳng hạn như rối loạn đông cầm máu hoặc bệnh hồng cầu hình liềm
  • Sử dụng thuốc làm loãng máu, chẳng hạn như warfarin (Coumadin)
  • Việc sử dụng các loại thuốc kích thích như cocain
  • Ít vận động, thể dục
  • Không có một chế độ ăn uống đa dạng và bổ dưỡng
  • Uống nhiều rượu bia
  • Thiếu ngủ
  • Béo bụng
  • Bệnh mạch máu não amyloid, là một loại protein bất thường, được tổng hợp trong tủy xương và có thể lắng đọng trong bất kì mô hoặc cơ quan nào, kể cả  trong các mạch máu não.
  • Dị dạng động mạch hoặc AVM thường xảy ra ở não và cột sống. Nếu chúng xảy ra trong não, các mạch có thể bị vỡ, dẫn đến chảy máu não. Rối loạn này rất hiếm. 

Các yếu tố nguy cơ đặc trưng cho đột quỵ xuất huyết  

Các yếu tố nguy cơ khác của xuất huyết não bao gồm các mạch máu cấu trúc bất thường trong não, được gọi là dị dạng mạch máu não thể hang. 

Các yếu tố nguy cơ đặc trưng cho xuất huyết dưới nhện bao gồm: 

  • Rối loạn đông cầm máu
  • Chấn thương sọ não và chấn thương thể chất
  • Sử dụng thuốc chống đông
  • Một chỗ phình trong thành mạch máu, được gọi là chứng phình động mạch não. 

Phình mạch có thể tăng kích thước, làm cho thành động mạch yếu đi. Nếu một túi phình vỡ, có thể chảy máu nặng đe dọa tính mạng. 

Triệu chứng đột quỵ xuất huyết não

Nguồn ảnh: PinterestNguồn ảnh: Pinterest

Các triệu chứng đột quỵ xuất hiện rất đột ngột, cần tuân thủ thời gian vàng trong cấp cứu điều trị ngay.

Nhận biết các triệu chứng ban đầu của đột quỵ là cách tốt nhất giúp người bệnh nhanh chóng được điều trị. Các Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia kêu gọi mọi người nhớ đến từ viết tắt FAST: 

  • F = face: Một bên của khuôn mặt có bị xệ xuống khi cười không?
  • A = arm: Khi nâng cả hai cánh tay lên, một cánh tay có bị rơi xuống không?
  • S = speech: Nói có bị nói ngọng không? 
  • T = time: Gọi 115 ngay lập tức nếu ghi nhận bất kỳ dấu hiệu nào ở trên.

Các triệu chứng của đột quỵ xuất huyết có thể bắt đầu đột ngột hoặc tiến triển trong vài ngày. Một người có thể trải qua: 

  • Đau đầu đột ngột, dữ dội
  • Thay đổi tầm nhìn
  • Mất thăng bằng hoặc phối hợp
  • Không thể di chuyển
  • Tê hoặc yếu ở một bên của cơ thể
  • Co giật
  • Mất tiếng hoặc khó hiểu lời nói
  • Nhầm lẫn hoặc mất tỉnh táo
  • Buồn nôn và nôn
  • Mất ý thức
  • Tê liệt hoặc tê ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể
  • Sợ ánh sáng
  • Cứng hoặc đau ở vùng cổ
  • Thay đổi nhịp tim và nhịp thở
  • Khó nuốt

Các biến chứng đột quỵ xuất huyết não

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương, mà có thể gặp một loạt các biến chứng do đột quỵ xuất huyết, bao gồm: 

  • Cục máu đông có thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu và có thể gây tắc mạch phổi
  • Yếu cơ
  • Không có khả năng di chuyển
  • Khó nuốt hoặc nói chuyện
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Mất trí nhớ hoặc khó suy nghĩ
  • Mất thị lực, thính giác hoặc xúc giác
  • Nguy cơ cao bị viêm phổi, nếu  hít phải thức ăn hoặc đồ uống
  • Phù não có thể cần điều trị thêm
  • Co giật
  • Những thách thức về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm
  • Giảm mật độ xương
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu nếu đặt ống thông tiểu
  • Vết loét tì đè nếu người đó bị liệt
  • Đau vai do yếu cơ

Một số trong số này sẽ cải thiện theo thời gian và việc phục hồi chức năng có thể giúp ích. Một người có thể cần được điều trị y tế liên tục để theo dõi và quản lý các triệu chứng.

Sau một cơn đột quỵ xuất huyết, một người có thể bị đau đầu dữ dội trong một thời gian. Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau. Caffein và rượu có thể làm cho cơn đau đầu tồi tệ hơn. 

Một số người cho biết họ có cảm giác lạ như ngứa trong não. Điều này thường cải thiện theo thời gian. 

Điều trị đột quỵ xuất huyết não

Điều trị ngay cho người đột quỵ xuất huyết là điều cần thiết. Điều trị khẩn cấp tập trung vào việc kiểm soát chảy máu và giảm áp lực trong não.

Phẫu thuật mở hộp sọ có thể cần thiết. Bác sĩ phẫu thuật sẽ mở một phần nhỏ của hộp sọ để ngăn chảy máu thêm. Họ có thể cần phải sửa chữa các mạch máu hoặc bịt kín một túi phình. 

Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giảm huyết áp. Điều này sẽ làm giảm áp lực trong não. 

Nếu người đó đang dùng thuốc chống đông dự phòng, bác sĩ có thể cho thuốc để chống lại tác động của thuốc chống đông.

Phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu có thể giúp người bị liệt lấy lại khả năng vận động. Nguồn ảnh: Medical News TodayVật lý trị liệu có thể giúp người bị liệt lấy lại khả năng vận động. Nguồn ảnh: Medical News Today 

Sau khi điều trị khẩn cấp, cá nhân có thể sẽ có một chương trình sự phục hồi. Điều này có thể giúp họ: 

  • Lấy lại sức mạnh
  • Phục hồi nhiều chức năng nhất có thể
  • Trở lại cuộc sống độc lập

Mức độ phục hồi sẽ phụ thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng và số lượng mô bị tổn thương. 

Các biện pháp hỗ trợ có thể hữu ích bao gồm:

  • Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
  • Tránh hoặc bỏ hút thuốc
  • Xây dựng kế hoạch tập thể dục thường xuyên với sự tư vấn của chuyên gia y tế
  • Kiểm soát cân nặng 
  • Xây dựng thói quen ngủ đủ giấc thường xuyên
  • Tuân thủ hoạch điều trị, bao gồm thuốc và tái khám
  • Phục hồi chức năng để cải thiện giọng nói, cử động và các thách thức khác
  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người thân yêu và bác sĩ để quản lý sức khỏe tâm thần
  • Theo dõi các triệu chứng và biến chứng mới hoặc xấu đi và tìm kiếm sự trợ giúp nếu chúng xảy ra

Bác sĩ sẽ giúp cá nhân xác định chương trình phục hồi chức năng tốt nhất cho họ, tùy thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể và tác động của đột quỵ. 

Một số người có thể cần liệu pháp ngôn ngữ, vật lý và vận động. Liệu pháp điều trị và thuốc cũng có thể giúp kiểm soát bất kỳ tác động nào đến sức khỏe tâm thần của người đó, chẳng hạn như trầm cảm. 

Tiên lượng 

Có thể mất thời gian để hồi phục sau đột quỵ và một số người không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Họ có thể cần điều trị lâu dài và chăm sóc hỗ trợ. 

Theo một bài báo nghiên cứu được xuất bản vào năm 2011, 51–61% những người bị xuất huyết não không qua khỏi năm đầu tiên. Khoảng một nửa số trường hợp tử vong này xảy ra trong vòng 2 ngày sau khi đột quỵ. 

Tuy nhiên, tác động sẽ phụ thuộc vào vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng và cách một người tiếp nhận điều trị nhanh chóng. Trong khi nhiều người cần được chăm sóc liên tục, khoảng 20% có thể tự chăm sóc bản thân sau 6 tháng. 

Một người đã từng bị đột quỵ cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh khác cao hơn. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) 1 trong 4 trường hợp đột quỵ ở Hoa Kỳ mỗi năm xảy ra trên những người đã từng bị đột quỵ trước đó.

Chẩn đoán đột quỵ xuất huyết não 

Để chẩn đoán đột quỵ, bác sĩ có thể sẽ:

  • Xem xét các triệu chứng 
  • Hỏi tiền sử bệnh tật
  • Khám lâm sàng toàn diện
  • Làm một số xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh
  • Thực hiện các xét nghiệm khác

Trong quá trình khám lâm sàng, bác sĩ sẽ đánh giá: 

  • Ý thức
  • Sự phối hợp
  • Thăng bằng
  • Dấu hiệu tê hoặc yếu ở mặt
  • Tinh thần 
  • Giọng nói

Các xét nghiệm hình ảnh, chẳng hạn như chụp CT hoặc MRI, có thể cho biết có chảy máu bên trong não hay không. Điều này có thể giúp xác định loại đột quỵ. Điện não đồ (EEG) cung cấp thông tin về chức năng não. 

Bác sĩ cũng có thể đề nghị xét nghiệm máu và chọc dò dịch não tủy vùng thắt lưng.

Phòng ngừa đột quỵ xuất huyết não

Phòng ngừa đột quỵ nhờ ăn uống, tập luyện đúng cách. Nguồn ảnh: PinterestPhòng ngừa đột quỵ nhờ ăn uống, tập luyện đúng cách. Nguồn ảnh: Pinterest

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ, nhưng một số lựa chọn lối sống có thể hữu ích. 

Bao gồm: 

  • Bỏ hoặc tránh hút thuốc
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên
  • Kiểm soát bệnh tim, đái tháo đường đường và các tình trạng khác

Những biện pháp này đặc biệt quan trọng đối với những người đã bị đột quỵ, để ngăn ngừa một cơn đột quỵ khác.

Đột quỵ xuất huyết ở trẻ em 

Đột quỵ thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi, nhưng chúng cũng có thể xảy ra ở trẻ em. Khoảng 50%  đột quỵ ở trẻ em là xuất huyết, so với 13% ở người lớn. 

Các nguyên nhân có thể gây đột quỵ ở trẻ em bao gồm:

  • Các vấn đề về mạch máu xuất hiện khi sinh
  • Các tình trạng ảnh hưởng đến máu, chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm
  • Nhiễm trùng
  • Chấn thương
  • Bệnh ung thư
  • Sử dụng ma túy
  • Một số rối loạn chuyển hóa

Nếu một đứa trẻ bị đột quỵ xuất huyết, các triệu chứng dễ xuất hiện nhất là:

  • Yếu liệt ở một bên của cơ thể
  • Đau đầu
  • Nôn mửa
  • Giảm hoặc mất ý thức
  • Co giật
  • Khó nói
  • Buồn ngủ
  • Khó nhìn 

Cũng có thể bị sốt trước khi các triệu chứng khác xuất hiện.

Đôi khi, trẻ sơ sinh bị đột quỵ ngay sau khi sinh, nhưng các triệu chứng có thể không rõ ràng hoặc chúng có thể giống với các bệnh khác. Trong một số trường hợp, các triệu chứng chỉ trở nên rõ ràng khi trẻ phát triển. Gồm các dấu hiệu suy nhược, thờ ơ, ngưng thở, khó nói và các triệu chứng khác, chẳng hạn như đau đầu, có thể chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn. 

Một số trẻ có thể bị đột quỵ tái phát nhiều lần, một số có thể chỉ thoáng qua, tức là chúng sẽ qua nhanh. 

Điều trị khẩn cấp sẽ nhằm mục đích kiểm soát các triệu chứng và giảm nguy cơ biến chứng. Điều này có thể bao gồm các biện pháp để giảm áp lực trong não và ngăn ngừa mất nước.

Tác động lâu dài sẽ phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của đột quỵ. Nó Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tình cảm của cá nhân và khả năng học hỏi và giao tiếp xã hội. 

Điều trị lâu dài, chẳng hạn như vật lý trị liệu và ngôn ngữ trị liệu, có thể hữu ích.

Nhìn chung cơ hội sống sót sau một cơn đột quỵ dường như là ở trẻ em cao hơn ở người lớn. Nếu đứa trẻ có bệnh lý khác, chẳng hạn như vấn đề về tim, điều này có thể ảnh hưởng đến tiên lượng của bệnh. 

Kết luận chung 

Đột quỵ xuất huyết là một cơn đột quỵ liên quan đến chảy máu trong não. Nó có thể đe dọa đến tính mạng và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ do xuất huyết, nhưng tránh hút thuốc, tập thể dục thường xuyên và tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh có thể hữu ích.

Các chủ đề liên quan: cơn thiếu máu não thoáng qua, tăng huyết áp, đái tháo đường, dị dạng mạch máu não(AVM), xơ vữa động mạch, phình tách động mạch, bệnh động mạch cảnh,.... 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!