Cả hai tình trạng đều do các vấn đề trong thành mạch máu.
Một số yếu tố nguy cơ và các triệu chứng giống nhau, nhưng có những điểm khác biệt.
Triệu chứng
Một số triệu chứng giống nhau giữa đột quỵ và phình động mạch, nhưng cũng có sự khác biệt.
Các triệu chứng của đột quỵ
Hầu hết các cơn đột quỵ xảy ra do một động mạch bị tắc nghẽn.
Một người bị đột quỵ có thể xuất hiện:
- Xệ một bên mặt
- Không nâng được cánh tay
- Yếu hoặc tê ở một cánh tay
- Nói ngọng hoặc không nói chuyện được
- Liệt hoàn toàn dọc một bên cơ thể
- Rối loạn thị lực đột ngột
- Chóng mặt
- Nhầm lẫn hoặc khó hiểu người khác
- Mất thăng bằng hoặc phối hợp
- Khó nuốt
Điều quan trọng nếu một người có những triệu chứng này là hãy gọi xe cấp cứu để đưa đến các cơ sở y tế.
Các triệu chứng của phình động mạch
Phình mạch chưa vỡ thường không có các triệu chứng.
Các triệu chứng chỉ có thể xuất hiện nếu kích thước của khối phồng lớn. Khi đó túi phình có nguy cơ vỡ cao.
Bất kỳ ai được chẩn đoán mắc phình động mạch não xuất hiện các triệu chứng nên đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt, vì điều trị có thể ngăn chặn sự vỡ túi phình.
Phình mạch não có thể tạo ra các triệu chứng như:
Các vấn đề về thị lực, như nhìn đôi
- Đau ở trên hoặc xung quanh mắt
- Đồng tử dãn rộng
- Yếu hoặc tê mặt
- Đau đầu
- Mất thăng bằng
- Khó nói
- Vấn đề với suy nghĩ, tư duy
Vỡ phình động mạch trong não thường gây ra:
- Đau đầu dữ dội cực độ
- Nôn mửa
- Gáy cứng
- Sợ ánh sáng
- Ngã quỵ, co giật hoặc hôn mê
Chảy máu não điểm là một tình trạng chảy máu nhỏ xảy ra khi một người bị phình động mạch. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy túi phình sắp vỡ. Bệnh nhân sẽ có triệu chứng đau đầu.
Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế nếu bất kỳ ai có dấu hiệu đột quỵ hoặc vỡ phình động mạch, vì cả hai đều có thể đe dọa tính mạng.
Các triệu chứng khác nhau giữa phình động mạch não so với đột quỵ
Nếu phình động mạch chưa vỡ, thường không có bất kỳ triệu chứng nào.
Đau đầu đột ngột là sự khác biệt chính giữa vỡ phình mạch và đột quỵ do nhồi máu não.
Trong vòng vài giây sau khi vỡ túi phình động mạch não, thường có một cơn đau đầu dữ dội.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau giữa phình động mạch não vỡ và đột quỵ thông thường. Tuy nhiên, đau đầu dữ dội đột ngột là một trong những khác biệt đáng kể.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ là một cấp cứu y tế, làm việc cung cấp máu đến các bộ phận của não đột ngột bị ngừng lại, khiến các bộ phận này thiếu oxy và chất dinh dưỡng. Điều này có thể gây ra chết các tế bào não.
Đột quỵ có thể là nhồi mãu não hoặc xuất huyết não.
- Đột quỵ do nhồi máu não: Động mạch bị tắc nghẽn và nguồn cung cấp máu không còn đến tất cả các bộ phận của não.
- Đột quỵ do xuất huyết: Một mạch máu não bị vỡ hoặc rò rỉ và máu tràn vào các bộ phận của não, gây tổn thương não.
Hai loại đột quỵ xuất huyết là:
Xuất huyết nội sọ (Intracerebral): Chảy máu xảy ra trong não.
Xuất huyết dưới màng nhện: Chảy máu xảy ra trên bề mặt não và máu đi vào không gian chứa đầy chất lỏng giữa não và mặt dưới của xương sọ. Loại này không phổ biến. Sự gắng sức hoặc hoạt động quá mức có thể gây ra bệnh.
Hầu hết các cơn đột quỵ là do nhồi máu não.
Phình động mạch là gì?
Phình mạch là một chỗ phình ra trong động mạch do thành động mạch bị yếu và có thể vỡ ra.
Phình mạch khác nhau về hình dạng, kích thước và vị trí.
Phình mạch có thể ảnh hưởng đến bất kỳ mạch máu nào. Các phình động mạch quan trọng nhất là phình các động mạch chủ và động mạch não.
Tại sao động mạch bị vỡ và chảy máu?
Một động mạch trong não có thể bị vỡ và chảy máu do thành mạch yếu.
Điều này có thể là do một loại đột quỵ xuất huyết dưới nhện, như đã đề cập ở trên, hoặc do phình động mạch.
Một người bị phình động mạch có nguy cơ cao bị đột quỵ hoặc chảy máu trong não. Một người bị vỡ phình động mạch rất nguy hiểm cần được cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không được xử trí kịp thời, phình động mạch vỡ có thể gây tử vong.
Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia Mỹ (NINDS) cho biết rằng khoảng 25% những người bị vỡ phình động mạch não chết trong vòng 24 giờ đầu tiên. Trong 25% trường hợp đó sẽ tử vong sau 6 tháng do các biến chứng.
Khả năng sống sót phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm tuổi, sức khỏe chung và khoảng thời gian từ khi khởi phát đến lúc được chăm sóc y tế.
Một người có thể sống sót sau cơn vỡ phình động mạch não, nhưng các biến chứng có thể xảy ra như:
- Khả năng cao bị vỡ một phình động mạch khác
- Tổn thương não lâu dài
- Các vấn đề liên quan đến hệ thần kinh
Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa
Các yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ hoặc phình động mạch bao gồm:
- Hút thuốc lá
- Huyết áp cao
- Tuổi già
Hút thuốc lá là nguy hiểm đối với bất kỳ ai có một túi phình còn nguyên vẹn, vì nó làm tăng nguy cơ túi phình bị vỡ.
Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ và cách phòng ngừa
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ đột quỵ. Các yếu tố rủi ro lớn nhất có thể phòng ngừa được là:
- Hút thuốc lá
- Ít hoạt động thể chất
- Nghèo dinh dưỡng
- Béo phì
Ngoài ra còn có các yếu tố di truyền, như tiền sử gia đình mắc bệnh tim mạch hoặc đột quỵ. Đây là những yếu tố không thay đổi được.
Các yếu tố có thể thay đổi được một phần hoặc kiểm soát được bao gồm:
- Cholesterol cao
- Huyết áp cao
- Bệnh đái tháo đường
Các yếu tố nguy cơ của phình động mạch và cách phòng ngừa
Nguyên nhân gây ra phình động mạch vẫn chưa rõ ràng, nhưng những thay đổi xảy ra có thể bao gồm oxy hóa và viêm.
Các yếu tố nguy cơ chính làm tăng khả năng mắc phình động mạch não là:
- Hút thuốc lá
- Huyết áp cao
- Sử dụng một số chất, như cocaine và amphetamine
- Uống nhiều rượu
Những điều này cũng làm tăng nguy cơ vỡ túi phình.
Có cả hai yếu tố nguy cơ sẽ làm tăng nguy cơ cao hơn là chỉ cộng hai yếu tố riêng lẻ lại với nhau.
Các yếu tố nguy cơ khác không thể thay đổi được là:
- Tiền sử gia đình và các yếu tố di truyền khác
- Yếu tố nội tiết tố
- Từ 40 đến 65 tuổi
Một người có thể có nguy cơ cao hơn nếu họ có một hoặc nhiều vấn đề sức khỏe sau đây:
- Bệnh thận đa nang
- Dị dạng động mạch hoặc đám rối của mạch máu trong não
- Chấn thương đầu
- U não
- Nhiễm trùng trong thành động mạch của não
Nguy cơ di truyền có thể tương tác với các yếu tố khác gây ra chứng phình động mạch. Ví dụ, hút thuốc lá có thể gây rủi ro cho một số người cao hơn những người khác.
Một cách để ngăn ngừa hình thành phình động mạch là tập thể dục thường xuyên. Điều này cũng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2013 cho thấy các yếu tố có thể giúp giảm nguy cơ vỡ túi phình mạch bao gồm:
Tập thể dục
Bỏ hoặc tránh hút thuốc lá
Duy trì mức cholesterol khoẻ mạnh
Duy trì huyết áp tối ưu
Điều trị
Các phương pháp điều trị cho đột quỵ và phình động mạch là khác nhau.
Đột quỵ
Việc điều trị đột quỵ phụ thuộc vào loại đột quỵ. Tuy nhiên, xuất huyết dưới nhện hoặc đột quỵ xuất huyết có cách điều trị tương tự như đột quỵ do vỡ phình động mạch não.
Đột quỵ do nhồi máu não
Điều trị đột quỵ do nhồi máu não bao gồm:
- Thuốc tiêu sợi huyết và những loại thuốc khác để ngăn đông máu
- Chất làm loãng máu, như warfarin
- Thuốc giảm huyết áp
- Statin để giảm mức cholesterol
Người bệnh có thể phải phẫu thuật nếu mạch cung cấp chính lên não bị thu hẹp nghiêm trọng
Những người sống sót sau cơn đột quỵ cũng có thể trải qua một chương trình phục hồi chức năng.
Xuất huyết dưới màng nhện
Điều trị xuất huyết dưới nhện sau khi vỡ phình động mạch não được trình bày dưới đây.
Vỡ phình động mạch não hoặc đột quỵ xuất huyết
Nếu có xuất huyết hoặc một túi phình động mạch não đã vỡ, người bệnh thường sẽ đưa đến một trung tâm chuyên khoa thần kinh.
Điều trị có thể bao gồm:
- Điều trị bằng thuốc ngay lập tức với Nimodipine
- Phẫu thuật có thể đóng túi phình hoặc cầm máu
Có hai loại phẫu thuật khác nhau:
- Phẫu thuật kẹp thắt túi phình
- Nút mạch
Thắt túi phình liên quan đến việc bác sĩ phẫu thuật não tìm ra phình động mạch trong não và dùng một chiếc kẹp kim loại nhỏ. Kẹp thường được đặt trực tiếp trên phần gốc phình ra của động mạch.
Để nút mạch, não được tiếp cận bằng một ống thông đi vào mạch chứ không phải là qua một lỗ mở trong hộp sọ. Nó được đưa vào động mạch bẹn hoặc đùi và đi lên não trong một động mạch. Các cuộn dây làm bằng bạch kim được đặt trong túi phình để ngăn máu chảy qua vùng tổn thương.
Điều này làm giảm nguy cơ tổn thương mất nguồn cung cấp máu cho bất kỳ phần nào của não và cơ hội cải thiện có kết quả tốt hơn.
Phình động mạch não còn nguyên vẹn
Phình mạch não chưa vỡ có thể được điều trị nếu có nguy cơ vỡ.
Nếu túi phình nhỏ hoặc ít có nguy cơ vỡ, sẽ cần theo dõi nó. Những rủi ro của phẫu thuật là không đáng có đối với chứng phình động mạch có nguy cơ thấp.
Phẫu thuật thắt hoặc nút mạch có thể giúp ngăn ngừa chứng phình động mạch não có nguy cơ cao bị vỡ. Nó có thể ngăn máu chảy vào túi phình.
Tổng kết
Cả đột quỵ và vỡ phình động mạch đều cần được điều trị khẩn cấp, vì cả hai đều có thể đe dọa tính mạng.
Nếu một người sống sót sau cơn đột quỵ hoặc vỡ phình động mạch, họ có thể bị các biến chứng như khó nói, vấn đề về suy nghĩ và phối hợp.
Điều quan trọng là phải theo dõi phình động mạch hiện có để ngăn nó vỡ ra và thực hiện các biện pháp dự phòng, như tránh hoặc bỏ hút thuốc lá, để giảm nguy cơ đột quỵ hoặc chứng phình động mạch
Tuân theo một chế độ ăn uống đa dạng và lành mạnh, duy trì cân nặng hợp lý và tập thể dục đầy đủ cũng có thể có một cơ thể khoẻ mạnh làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bao gồm phình động mạch hoặc đột quỵ.
Xem thêm: