8 điều cần biết về bướu cổ: Triệu chứng, nguyên nhân, các loại, chẩn đoán và điều trị

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết của cơ thể, nằm ở cổ, ngay dưới “quả táo Adam”. Hormone tuyến giáp có vai trò điều chỉnh hoạt động của cơ thể, bao gồm quá trình trao đổi chất, quá trình chuyển hóa thức ăn và các chất dinh dưỡng thành năng lượng. Bên cạnh đó, tuyến giáp còn có chức năng điều hòa nhịp tim, hô hấp, tiêu hóa và cảm xúc.

 Vị trí của tuyến giáp. Ảnh: WebMD Vị trí của tuyến giáp. Ảnh: WebMD Tình trạng tăng kích thước của tuyến giáp được gọi là bướu cổ. Về lý thuyết, ai cũng có thể mắc bướu cổ, tuy nhiên tỉ lệ này cao hơn ở phụ nữ. Trong một số trường hợp, bướu cổ có thể ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của tuyến giáp.

Triệu chứng bướu cổ

Triệu chứng điển hình nhất của bướu cổ là tình trạng sưng phù ở cổ, đồng thời có thể xuất hiện các nốt với kích thước khác nhau. Các nốt này có thể làm tăng nặng sưng phù. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải một vài triệu chứng khác như:

Nguyên nhân bướu cổ

Thiếu hụt iod trong khẩu phần ăn là nguyên nhân chính dẫn đến bướu cổ. Iod là chất cần thiết để tuyến giáp có thể sản xuất hormone. Do đó, khi thiếu hụt iod, tuyến giáp sẽ phải hoạt động nhiều hơn, từ đó làm tăng kích thước tuyến.

Một vài nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến bướu cổ, có thể kể đến như:

Bệnh Basedow

Bệnh Basedow xảy ra khi tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn bình thường, hay còn gọi là cường giáp. 

Bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto

Viêm tuyến giáp Hashimoto có thể dẫn đến việc thiếu hụt hormone tuyến giáp, gây ra suy giáp. Nồng độ hormone tuyến giáp thấp kích thích tuyến yên sản sinh hormone TSH, làm tăng kích thước tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp

Ung thư có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, gây sưng nề một bên của tuyến. Tuy nhiên, ung thư tuyến giáp ít gặp hơn những khối u lành tính.

Những loại bướu cổ thường gặp

Nguyên nhân của bướu cổ khá đa dạng. Do đó, bướu cổ cũng có nhiều loại khác nhau, có thể kể đến như:

Bướu giáp keo

Bướu giáp keo có nguyên nhân là sự thiếu hụt iod của cơ thể, thường gặp ở những người sống tại vùng khan hiếm iod.

Bướu cổ lành tính 

Nguyên nhân của bướu cổ lành tính chưa được biết rõ, tuy nhiên chúng thường được cho là do các loại thuốc có chứa Lithium gây ra. Lithium thường được sử dụng để điều trị các chứng như rối loạn tâm thần lưỡng cực. 

Bướu giáp độc hoặc bướu giáp độc đa nhân

Bướu giáp độc hoặc bướu giáp độc đa nhân hình thành từ một hoặc nhiều ‘nốt’, phát triển khi những ‘nốt’ này lớn lên. Chúng tự sản xuất hormone tuyến giáp, gây ra cường giáp. Những ‘nốt’ này được xem như là một bộ phận của bướu.

 Có nhiều dạng bướu cổ, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Medicalnewstoday.com Có nhiều dạng bướu cổ, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Ảnh: Medicalnewstoday.com

Yếu tố nguy cơ

Những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bướu cổ cao hơn người bình thường:

  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư tuyến giáp, bướu cổ dạng nốt hoặc các vấn đề về tuyến giáp.
  • Người có chế độ ăn uống thiếu iod.
  • Người có tình trạng bệnh lý làm giảm iod cơ thể.
  • Phụ nữ. Phụ nữ có nguy cơ bướu cổ cao hơn nam giới.
  • Người trên 40 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ mãn kinh. 
  • Người trải qua xạ trị vùng cổ hoặc ngực.

Chẩn đoán bướu cổ

Đầu tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán xem cổ bạn có xuất hiện tình trạng sưng nề hay không. Sau đó, họ có thể sẽ thực hiện một số xét nghiệm, bao gồm:

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu có thể phát hiện thay đổi nồng độ hormone hoặc sự gia tăng sản xuất kháng thể - kháng thể được tạo ra để đối phó với nhiễm trùng hoặc chấn thương. Sự gia tăng nồng độ kháng thể cũng có thể là dấu hiệu hoạt động quá mức của hệ miễn dịch.

Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán bướu cổ. Ảnh: BBC.com

Chụp cắt lớp tuyến giáp

Bác sĩ có thể yêu cầu chụp cắt lớp tuyến giáp để xác định hình dạng, kích thước tuyến giáp cũng như tình trạng tăng kích thước một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp. Thủ thuật này thường được thực hiện khi nồng độ tuyến giáp tăng cao.

Siêu âm

Siêu âm giúp xác định hình ảnh, kích thước của bướu cổ và sự xuất hiện của các khối u. Theo thời gian, điều này giúp xác định rõ sự thay đổi của bướu, từ đó đưa ra lộ trình điều trị phù hợp.

Sinh thiết

Sinh thiết là thủ thuật lấy một lượng nhỏ mô của khối u (nếu có). Sau đó, mô được gửi đến phòng xét nghiệm và tiến hành kiểm tra.

Điều trị bướu cổ

Điều trị bướu cổ phụ thuộc vào kích thước, tình trạng của bướu và các triệu chứng liên quan. Bên cạnh đó, việc điều trị cũng dựa trên nguyên nhân gây bệnh. 

Có một số phương pháp điều trị phổ biến như sau:

Dùng thuốc

Nếu bạn bị suy giáp hoặc cường giáp, việc sử dụng thuốc có thể giúp làm thu nhỏ kích thước bướu. Corticosteroid cũng có thể được sử dụng để chống viêm trong trường hợp bạn bị viêm tuyến giáp.

Có thể điều trị bướu cổ bằng thuốc. Ảnh: Healthgrades.com

Phẫu thuật

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp cũng có thể là một lựa chọn nếu như tuyến giáp của bạn phát triển quá lớn hoặc không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.

Phóng xạ iod

Những bệnh nhân mắc bướu giáp độc đa nhân có thể cần đến can thiệp bằng phóng xạ iod. 

Phóng xạ iod được sử dụng bằng đường uống, sau đó di chuyển trong máu đến tuyến giáp và phá hủy những tế bào giáp hoạt động quá mức.

Chăm sóc tại nhà

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bạn có thể phải tăng hoặc giảm lượng iod trong chế độ ăn uống của mình.

Nếu bướu có kích thước nhỏ và không gây ra triệu chứng, bạn có thể không cần điều trị.

Tiên lượng

Bướu có có thể biến mất hoặc cũng có thể tăng kích thước sau khi điều trị. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được sự tư vấn cần thiết trong trường hợp không thấy tình trạng được cải thiện.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!