Viêm tai ngoài: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Viêm tai ngoài là tình trạng nhiễm trùng phần bên ngoài của tai và ống tai – phần nối bên ngoài tai với màng nhĩ. Một loại viêm tai ngoài phổ biến được gọi là “tai của người bơi lội”.

Video Bệnh viêm tai ngoài 

Bệnh viêm tai ngoài thường do tai bị ẩm ướt. Tình trạng này phổ biến ở trẻ em và những người hay bơi lội. Hàng năm có gần 2,4 triệu lượt thăm khám phát hiện viêm ống tai ngoài tại Hoa Kỳ.

Nguyên nhân nào gây ra viêm tai ngoài?

Bơi lội (hoặc tắm vòi sen quá thường xuyên) có thể dẫn đến nhiễm trùng tai ngoài. Nước đọng lại bên trong ống tai có tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Nhiễm trùng cũng có thể xảy ra nếu lớp da mỏng bao phủ ống tai bị thương. Gãi mạnh, sử dụng tai nghe hoặc ngoáy tai bằng tăm bông có thể làm tổn thương vùng da này.

Khi lớp da này bị tổn thương và viêm, nó có thể tạo môi trường phát triển cho vi khuẩn. Ráy tai là lớp bảo vệ tự nhiên chống lại nhiễm trùng, nhưng việc tiếp xúc thường xuyên với nước hoặc gãi có thể làm mất ráy tai làm tăng khả năng nhiễm trùng.

Các triệu chứng của viêm tai ngoài

  • Sưng tấy
  • Đỏ
  • Nóng
  • Đau hoặc khó chịu trong tai
  • Chảy mủ, chảy dịch từ tai
  • Ngứa
  • Giảm thính lực

Đau dữ dội ở đầu, mặt, cổ hoặc sốt, sưng hạch có thể báo hiệu một tình trạng nhiễm trùng nặng. Nếu bạn bị đau tai kèm theo bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đến khám bác sĩ ngay.

Ai có nguy cơ bị nhiễm trùng tai ngoài?

Bơi lội là yếu tố nguy cơ lớn nhất của bệnh viêm tai ngoài, đặc biệt là bơi trong nước có lượng vi khuẩn lớn. Các hồ bơi được khử trùng bằng clo sẽ ít có nguy cơ lây lan vi khuẩn hơn.

Tắm vòi hoa sen hoặc vệ sinh tai quá thường xuyên cũng có thể khiến tai dễ bị nhiễm trùng. Ống tai càng hẹp thì khả năng nước bị giữ lại bên trong càng nhiều. Ống tai của trẻ em thường hẹp hơn ống tai của người lớn. Vì thế trẻ em hay bị viêm ống tai ngoài hơn.

Việc sử dụng tai nghe hoặc máy trợ thính, cũng như dị ứng da, chàm và kích ứng da do các sản phẩm làm tóc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai ngoài.

Điều trị nhiễm trùng tai ngoài

Nhiễm trùng tai ngoài có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Rửa tai bằng thuốc kháng sinh là phương pháp điều trị phổ biến nhất đối với bệnh nhiễm trùng tai ngoài chưa tự khỏi.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với steroid nhỏ tai để giảm sưng, chống viêm. Thuốc thường được sử dụng nhiều lần trong ngày từ 7 đến 10 ngày.

Nếu nấm là nguyên nhân gây ra viêm tai ngoài, bác sĩ sẽ kê thuốc chống nấm nhỏ tai cho bạn. Loại nhiễm trùng này phổ biến hơn ở những người bị đái tháo đường hoặc suy giảm miễn dịch.

Để giảm các triệu chứng, điều quan trọng là phải giữ tai khô trong khi nhiễm trùng đang lành.

Có thể dùng các thuốc như ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm đau.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Biện pháp điều trị tại nhà quan trọng nhất là phòng bệnh. Giữ tai càng khô sẽ càng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Các mẹo khác cần nhớ bao gồm:

  • Sử dụng bông gòn hoặc nút tai mềm để ngăn nước vào tai khi tắm
  • Sử dụng mũ bơi
  • Tránh làm xước tai trong, ngay cả với tăm bông
  • Không được tự ý lấy ráy tai
  • Sử dụng hỗn hợp cồn và giấm sau khi bơi để làm khô nước trong tai (hỗn hợp gồm 50% cồn, 25% giấm trắng và 25% nước cất)
  • Lau khô đầu và tai sau khi bơi

Nhiễm trùng tai ngoài ở trẻ em

Trẻ em, đặc biệt là những trẻ ở dưới nước nhiều, dễ bị nhiễm trùng tai ngoài. Ống tai của trẻ nhỏ hơn ống tai của người lớn, khiến nước thoát ra khỏi tai khó hơn. Điều này có thể gây tăng khả năng nhiễm trùng.

Đau tai là triệu chứng phổ biến nhất của viêm tai ngoài. Trẻ nhỏ hơn hoặc trẻ không biết nói có thể có các triệu chứng như:

  • Da xung quanh tai bị co kéo
  • Khóc khi chạm vào tai
  • Sốt (một số ít trường hợp)
  • Quấy khóc nhiều hơn bình thường hoặc khó ngủ
  • Có dịch chảy ra từ tai

Các biến chứng và triệu chứng cấp

Nếu viêm tai ngoài không được điều trị và không tự lành, nó có thể dẫn đến một số biến chứng.

Áp xe có thể phát triển quanh tai. Những tổn thương này có thể tự lành hoặc có thể cần phải dẫn lưu.

Áp xe quanh tai. Nguồn ảnh: casereports.bmjÁp xe quanh tai. Nguồn ảnh: casereports.bmj

Viêm tai ngoài lâu ngày có thể gây chít hẹp ống tai. Hẹp ống tai có thể ảnh hưởng đến thính giác và trong một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây điếc. Bệnh cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Thủng màng nhĩ có thể là biến chứng của nhiễm trùng tai ngoài do các vật dụng nhét vào tai. Các triệu chứng bao gồm đau tai đột ngột, mất thính giác tạm thời, ù tai, chảy mủ hoặc chảy máu tai.

Thủng màng nhĩ. Nguồn ảnh: ent-surgeryThủng màng nhĩ. Nguồn ảnh: ent-surgery

Trong một số trường hợp hiếm gặp, viêm tai ngoài hoại tử (ác tính) có thể xảy ra. Đây là một biến chứng cực kỳ nghiêm trọng khi nhiễm trùng lan đến sụn và xương bao quanh ống tai.

Người suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây tử vong. Đây được coi là một trường hợp cấp cứu với các triệu chứng bao gồm:

  • Đau tai dữ dội và nhức đầu, đặc biệt là vào ban đêm
  • Chảy mủ tai liên tục
  • Liệt dây thần kinh mặt (mặt xệ xuống) ở bên tai bị ảnh hưởng
  • Lộ xương ống tai

Làm thế nào để chẩn đoán nhiễm trùng tai ngoài?

Why Should You Have Your Hearing Tested?Nguồn ảnh: pacoregonChẩn đoán nhiễm trùng tai ngoài

Bác sĩ thường có thể chẩn đoán nhiễm trùng tai ngoài bằng cách đánh giá các triệu chứng và soi tai bệnh nhân.

Tiên lượng và phòng bệnh

Tiên lượng đối với những loại nhiễm trùng này thường khá tốt: nhiễm trùng thường tự lành hoặc có thể điều trị khỏi bằng thuốc nhỏ tai.

Cách tốt nhất để phòng bệnh cho người đi bơi là giữ cho tai càng khô càng tốt:

  • Khi bạn bơi, hãy sử dụng nút tai hoặc mũ tắm.
  • Sau khi bơi hoặc tắm, bạn nên lau khô tai thật kỹ.
  • Nghiêng đầu để mỗi tai hướng xuống đất giúp loại bỏ hết nước ra ngoài.
  • Không đưa các đồ vật như tăm bông, kẹp tóc, bút hoặc bút chì vào tai để ngăn ngừa tổn thương và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!