6 điều bạn cần biết về chứng đau tai

Đau tai thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có thể xảy ra ở người lớn. Đau tai có thể ảnh hưởng đến 1 hoặc cả 2 tai, nhưng phần lớn ảnh hưởng đến 1 bên tai. Đau có thể liên tục hoặc thành cơn, và cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhức.

Nếu bị nhiễm trùng tai, bạn có thể bị sốt và mất thính lực tạm thời. Trẻ nhỏ khi bị viêm tai thường quấy khóc, dụi tai và cáu gắt.

Triệu chứng đau tai

Đau tai có thể do nhiễm trùng tai hoặc chấn thương. Các triệu chứng ở người lớn bao gồm:

  • Đau tai
  • Giảm thính lực
  • Dịch chảy ra từ tai

Trẻ em thường có thể xuất hiện thêm các triệu chứng khác như:

  • Đau tai
  • Giảm hoặc mất thính lực
  • Sốt
  • Cảm giác ù tai
  • Khó ngủ
  • Giật hoặc kéo tai
  • Quấy khóc

Trẻ quấy khóc có thể do đau tai. Nguồn ảnh: babycareadviceTrẻ quấy khóc có thể do đau tai. 

  • Đau đầu
  • Ăn kém
  • Mất thăng bằng

Những nguyên nhân phổ biến gây ra đau tai 

Chấn thương, nhiễm trùng, kích ứng trong tai hoặc cơn đau do tai biến là những nguyên nhân gây đau tai. Đau quy chiếu là cảm giác đau ở một vị trí nào đó khác với vị trí bị nhiễm trùng hoặc bị thương. Ví dụ, người bệnh có thể cảm thấy đau bắt nguồn từ hàm hoặc răng trong đau tai. Nguyên nhân gây đau tai có thể bao gồm:

Nhiễm trùng tai

Nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến gây đau tai. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở tai ngoài, tai giữa và tai trong.

Viêm tai ngoài có thể do bơi lội, máy trợ thính hoặc tai nghe làm tổn thương da bên trong ống tai, đưa tăm bông hoặc ngón tay vào trong ống tai.

Da trong ống tai bị trầy xước hoặc kích ứng có thể dẫn đến nhiễm trùng. Nước làm mềm da trong ống tai, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

Viêm tai giữa có thể do nhiễm trùng xuất phát từ nhiễm trùng đường hô hấp. Chất lỏng tích tụ phía sau lỗ tai do nhiễm trùng này gây ra tạo thuận lợi cho vi khuẩn.

Viêm tai giữa gây đau tai. Nguồn ảnh: aafpViêm tai giữa gây đau tai. 

Viêm mê đạo tai là một chứng rối loạn tai trong, đôi khi do nhiễm vi-rút hoặc vi khuẩn từ các bệnh đường hô hấp.

Các nguyên nhân gây đau tai phổ biến khác

  • Thay đổi áp suất, chẳng hạn như khi ngồi trên máy bay
  • Tích tụ ráy tai
  • Dị vật rơi vào trong tai
  • Viêm họng hạt
  • Viêm xoang
  • Dầu gội đầu hoặc nước bị kẹt trong tai
  • Sử dụng tăm bông ngoáy tai

Nguyên nhân ít gặp hơn gây đau tai

  • Hội chứng khớp thái dương hàm 
  • Thủng màng nhĩ 
  • Viêm khớp ảnh hưởng đến hàm
  • Nhiễm trùng răng
  • Chàm trong ống tai
  • Đau dây thần kinh sinh ba (đau dây thần kinh mặt mãn tính)

Điều trị đau tai tại nhà

Bạn có thể thực hiện một số cách dưới đây để giảm đau tai tại nhà:

  • Đắp khăn lạnh vào tai.

Đắp khăn lạnh vào tai giúp giảm đau tai. Nguồn ảnh: everydayhealthĐắp khăn lạnh vào tai giúp giảm đau tai. 

  • Tránh làm ướt tai.
  • Ngồi thẳng lưng để giúp giảm áp lực cho tai.
  • Sử dụng thuốc nhỏ tai 
  • Uống thuốc giảm đau 
  • Nhai kẹo cao su để giúp giảm áp lực.
  • Cho trẻ sơ sinh bú để giúp giảm bớt áp lực cho tai trẻ

Điều trị y tế 

Nếu bị nhiễm trùng tai, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh uống hoặc nhỏ tai hoặc cả 2 loại. Không được dừng thuốc khi các triệu chứng được cải thiện. Bạn phải uống hết toàn bộ đơn thuốc để đảm bảo rằng tình trạng nhiễm trùng sẽ khỏi hoàn toàn.

Nếu ráy tai tích tụ gây đau tai hãy sử dụng các loại bông tai làm mềm ráy tai. Chúng có thể khiến ráy tai tự rơi ra ngoài. Bác sĩ cũng có thể loại bỏ ráy tai bằng cách rửa tai hoặc sử dụng dụng cụ hút để loại bỏ ráy tai.

Rửa tai giúp loại bỏ ráy tai. Nguồn ảnh: wikihowRửa tai giúp loại bỏ ráy tai. 

Bác sĩ sẽ trực tiếp điều trị hội chứng khớp thái dương hàm, viêm xoang và các nguyên nhân gây đau tai khác để cải thiện tình trạng đau tai của bạn.

Khi nào cần đi khám?

Nếu bị sốt dai dẳng từ 40ºC trở lên, hãy đi khám ngay. Đối với trẻ sơ sinh, cần đi khám ngay nếu sốt trên 38ºC. 

Bạn cũng nên đến viện ngay nếu bị đau dữ dội và điếc đột ngột. Đây có thể là dấu hiệu của thủng màng nhĩ.

Nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hãy đi khám ngay:

  • Đau tai dữ dội
  • Chóng mặt
  • Đau đầu nặng hơn
  • Sưng quanh tai
  • Liệt mặt

Nếu liệt mặt kèm đau tai cần đi khám ngay. Nguồn ảnh: pacificneuroscienceinstituteNếu liệt mặt kèm đau tai cần đi khám ngay. 

  • Máu hoặc mủ chảy ra từ tai

Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau tai trở nên tồi tệ hơn hoặc không cải thiện trong vòng 24 - 48 giờ.

Ngăn ngừa đau tai

Một số cơn đau tai có thể phòng ngừa bằng những cách sau:

  • Tránh hút thuốc và tiếp xúc với khói thuốc.
  • Loại bỏ các dị vật khỏi tai.
  • Lau khô tai sau khi bơi hoặc tắm.
  • Tránh các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như bụi và phấn hoa.

Xem Thêm:

Câu hỏi liên quan

Đau mang tai là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Vì thế, khi có triệu chứng đau mang tai, người bệnh cần đi khám ngay để được phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm
Vì nằm trong tai và có thể bị lông che phủ nên ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là loại mụn rất nguy hiểm. Do trong tai có nhiều dây thần kinh nên khi mụn sưng tấy, chảy mủ có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng mạch máu.
Xem thêm
Theo các chuyên gia, nếu hiện tượng đau tai trái kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng như: Ù tai, chóng mặt, suy giảm thính lực thì khả năng cao người bệnh đang gặp phải một trong những vấn đề như: Viêm tai giữa, Thủng màng nhĩ, Viêm tai ngoài,...
Xem thêm
Tình trạng nuốt nước bọt đau tai gây nên cảm giác khó chịu và đau nhức cho bệnh nhân. Vậy, khi nuốt nước bọt bị đau tai là bệnh: Viêm tai giữa, Viêm họng, Ung thư vòm họng,...
Xem thêm
Mụn trong tai, tức mụn mọc ở vùng tai có thể gây đau nhức rất khó chịu. Thậm chí, nó còn gây ra các biến chứng khó lường nếu không được điều trị kịp thời. Vậi by, mụn trong bôi thuốc: Cồn, Benzoyl peroxide, Tretinoin (Retin-A),...
Xem thêm
Vì nằm trong tai và có thể bị lông che phủ nên ít ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là loại mụn rất nguy hiểm. Do trong tai có nhiều dây thần kinh nên khi mụn sưng tấy, chảy mủ có thể gây nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc nhiễm trùng mạch máu.
Xem thêm
Đau tai phải là tình trạng phổ biến khiến người mắc luôn cảm thấy khó chịu. Tình trạng này không được điều trị sớm có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe. Vậy đau tai phải là mắc bệnh: Viêm tai giữa, Thủng màng nhĩ, Nhiễm trùng tai trong,...
Xem thêm
Đau tai là tình trạng thường gặp khi máy bay thay đổi độ cao lúc cất và hạ cánh. Hiện tượng xảy ra phổ biến hơn đối với một số người có các bệnh lý như: Bị cảm lạnh, Bị viêm xoang nhiễm khuẩn, Bị viêm mũi dị ứng, Nhiễm khuẩn tai giữa.
Xem thêm
Tai ngoài từ ngoài tới màng nhĩ, được chia thành loa tai và ống tai ngoài. Tai ngoài có nhiệm vụ thu nhận âm thanh từ môi trường và dẫn truyền tới màng nhĩ. Tai giữa nằm phía trong màng nhĩ cho tới thành xương ngoài của tai trong. Tai giữa giống như một khoang chứa khí trong xương thái dương. Nhờ có chuỗi các xương con mà nó đảm nhận nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh từ màng nhĩ tới tai trong. Tai trong là phần trong cùng, gồm có ốc tai, các ống bán khuyên và tiền đình. Chức năng của tai trong là chuyển xung động âm thanh thành xung động thần kinh và góp phần điều chỉnh thăng bằng cho cơ thể.
Xem thêm
Đau nhức tai đôi khi cũng đi kèm với triệu chứng ù tai, chóng mặt, suy giảm thính lực. Nếu bị đau nhức tai, có thể bạn đang mắc phải một trong những vấn đề sau: Viêm tai giữa, Thủng màng nhĩ, Viêm tai ngoài, Nhiễm trùng tai trong,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đau tai
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!