Mụn nhọt trong tai: Nguyên nhân và biện pháp xử trí

Việc nổi mụn bên trong tai cũng không hiếm gặp. Mụn nhọt trong tai thường có thể điều trị tại nhà mà không cần sự hướng dẫn của bác sĩ.


Mụt nhọt ở tai liệu có nguy hiểm không?

Mụn trứng cá thường được coi là một vấn đề của thanh thiếu niên, nhưng nó phổ biến ở tất cả các nhóm tuổi.

Mụn có thể hình thành ở bất cứ đâu, mặc dù chúng chủ yếu mọc ở những vùng da có nhiều tuyến dầu nhất như mặt, lưng

Nguyên nhân hình thành mụn ở tai?

Mụn trứng cá là một thuật ngữ rộng mô tả nhiều tình trạng da khác nhau. Nó đề cập đến mọi loại mụn từ mụn đầu trắng, mụn đầu đen đến mụn nhọt và mụn bọc.

Các loại mụn thường gặp. Nguồn ảnh: hudabeautyCác loại mụn thường gặp. Nguồn ảnh: hudabeauty

Mụn đầu trắng xảy ra khi dầu hoặc bã nhờn làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mụn đầu đen xuất hiện khi bã nhờn tiếp xúc với không khí và chuyển sang màu sẫm. Túi bã nhờn dưới da có thể bị vỡ, bị kích ứng hoặc thậm chí bị nhiễm trùng, dẫn đến hình thành các mụn và mụn bọc.

Mụn ở các dạng khác nhau có thể xuất hiện trong tai như ở tai ngoài và ống tai ngoài. Da của tai ngoài phủ lên sụn và mỡ. Da của ống tai có các tế bào lông cũng như các tuyến sản xuất dầu và ráy tai. Nếu các tuyến này sản xuất quá nhiều dầu, nó có thể gây ra mụn trứng cá trong tai. Điều này cũng có thể xảy ra khi tế bào da chết hoặc vi khuẩn tích tụ trong lỗ chân lông. Mụn sẽ hình thành trong tai nếu dầu không thể thoát ra ngoài hoặc vi khuẩn phát triển trong lỗ chân lông bị tắc.

Sự tích tụ vi khuẩn có thể do một số nguyên nhân như đưa ngón tay vào tai, sử dụng tai nghe hoặc tai nghe không được vệ sinh thường xuyên. Các nguyên nhân khác gây ra mụn trứng cá như căng thẳng và mất cân bằng nội tiết tố.

Chính những nguyên nhân gây ra mụn ở những nơi khác trên cơ thể cũng có thể gây ra mụn ở tai. Tuy nhiên, do tính chất nhạy cảm của tai nên mụn ở vị trí này phải được chăm sóc cẩn thận.

Có an toàn để nặn mụn trong tai không?

Bạn nên tránh nặn mụn trong tai. Việc nặn mụn có thể giúp loại bỏ mụn nhưng cũng có thể khiến nó trở nên tồi tệ hơn nhiều. Nặn mụn có thể đẩy vi khuẩn và mủ vào sâu hơn trong lỗ chân lông. Điều này có thể khiến tai trở nên kích ứng và viêm nhiễm. Nếu bạn nặn mụn và mủ chảy ra, vùng da trên mụn sẽ đóng vảy theo thời gian và hình thành sẹo.

Nếu mụn bị nhiễm trùng, nó có thể trở thành nhọt. Những nhọt này thường gây đau và có thể điều trị bằng các phương pháp tương tự như mụn nhọt.

Mụn nhọt cũng có thể tự biến thành nhọt. Quá trình này cũng có thể xảy ra do chấn thương ở tai, do bị chọc và bóp.

Mụn nhọt trong tai thường được điều trị như thế nào?

Bạn có thể dùng một miếng gạc ấm để làm lỏng và làm mềm những nốt mụn. Hơi nóng có thể giúp mủ trồi lên bề mặt và tự thoát ra ngoài. Khi đó hãy nhớ làm sạch mủ một cách nhanh chóng nhưng cần thận trọng nếu không muốn kích ứng thêm vùng tổn thương và không muốn vi khuẩn lây lan. Hãy chắc chắn rửa thật kĩ.

Nếu bị nổi mụn dai dẳng hoặc mụn gây đau, hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ đánh giá mụn trứng cá ở các mức sau:

  • Nhẹ
  • Trung bình
  • Vừa đến nặng
  • Nghiêm trọng

Bác sĩ sẽ đề xuất một kế hoạch điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bệnh. Điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc bôi tại chỗ: Thuốc bôi có chứa vitamin A được bán theo toa và không kê đơn. Tretinoin (Retin-A) là lựa chọn kê đơn phổ biến nhất. 
  • Benzoyl peroxide: Nhiều hợp chất benzoyl peroxide cũng có sẵn. Đối với mụn trứng cá trung bình, hãy sử dụng dung dịch chứa  benzoyl peroxide 5%. Bạn không nên sử dụng các dung dịch này cho vết thương hở hoặc màng nhầy niêm mạc mũi hoặc miệng. 
  • Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê một loại thuốc kháng sinh như minocycline (Amzeeq, Minocin) hoặc doxycycline (Doryx, Doryx MPC) để điều trị vi khuẩn liên quan đến mụn trứng cá. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc kháng sinh đối với mụn trứng cá ít phổ biến hơn so với trước đây. Mọi người ngày càng quan tâm về kháng kháng sinh và liệu pháp kháng sinh.
  • Thuốc toàn thân: Thuốc uống có nguồn gốc từ vitamin A như isotretinoin, thường chỉ định cho những trường hợp mụn bọc nặng. Thuốc này có hiệu quả nhưng gây nhiều tác dụng phụ.
Thuốc uống chứa vitamin A hỗ trợ điều trị mụn. Nguồn ảnh: healthlineThuốc uống chứa vitamin A hỗ trợ điều trị mụn. Nguồn ảnh: healthline

Các tổn thương do mụn trứng cá, đặc biệt là mụn trứng cá nặng gây ra có thể gây đau. Điều trị thích hợp và nhanh chóng có thể bắt đầu bằng thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen (Advil) hoặc naproxen (Naprosyn). Bác sĩ cũng có thể kê các loại thuốc khác nếu những thuốc này không hiệu quả

Các phương pháp điều trị mụn khác nhau có thể có những tương tác phức tạp và nghiêm trọng. Ví dụ, một số nghiên cứu cho thấy thuốc kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai nội tiết tố. Khả năng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời cao hơn một số loại thuốc kháng sinh, hợp chất vitamin A và thuốc chống viêm không steroid.

Các tổn thương giống mụn

Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu và mụn ở tai rất dễ bị che khuất trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cũng có thể vết sưng trong hoặc trên tai là dấu hiệu của một bệnh khác.

Các tình trạng có thể có giống như mụn bọc bao gồm:

  • U hạt: Những mảng da đỏ và mềm này thường là do đeo kính.
  • Sẹo lồi. Sẹo lồi là những nốt có màu đỏ hoặc tím, thường đi kèm với các vết trợt nhỏ.

Sẹo lồi ở tai có thể giống mụn. Nguồn ảnh: medicalnewstodaySẹo lồi ở tai có thể giống mụn. Nguồn ảnh: medicalnewstoday

  • Dày sừng tiết bã. Dày sừng tiết bã là một loại tăng sinh da xuất hiện dưới dạng một tổn thương phẳng, màu nâu nhạt.
  • U nang bã nhờn. Là những u nhỏ, phát triển chậm, hình thành bên dưới da. 
  • Ung thư biểu mô tế bào đáy. Các khối u do loại ung thư da này có thể bị nhầm với mụn nhọt dai dẳng.

Hãy đi khám nếu vết sưng hoặc vùng xung quanh bị đau, khó chịu dai dẳng. Những tổn thương không đáp ứng với các phương pháp điều trị mụn thông thường có thể không phải là mụn trứng cá và bạn cũng nên đến gặp bác sĩ.

Trong một nghiên cứu năm 2012 liên quan đến những người Ấn Độ đến gặp bác sĩ với các bệnh da liễu về tai, các chẩn đoán phổ biến nhất là hắc lào, bệnh vẩy nến và bệnh zona.

Mụn trứng cá hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 1% các ca chẩn đoán. Tuy nhiên, tỷ lệ phổ biến của mụn trứng cá có thể khác nhau đối với các chủng tộc khác.

Làm thế nào để ngăn ngừa mụn nhọt trong tai?

Mặc dù có thể không chẩn đoán được mụn trứng cá, nhưng có thể làm giảm nguy cơ mụn bùng phát bằng những cách sau:

  • Giữ cho mặt, cổ và tai sạch. Dầu thừa và bụi bẩn có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Chọn sữa rửa mặt cân bằng độ pH thay vì xà phòng thông thường. 
  • Hãy nhớ rửa nhẹ nhàng và lau khô da thay vì chà xát da. Chà xát cũng có thể gây kích ứng da.
  • Vệ sinh tai và tai nghe thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa mụn trong tương lai.

Xem Thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!