Nhiễm trùng và chuyển dạ đẻ non

Trẻ sinh non được định nghĩa là trẻ được sinh ra trước tuần thai thứ 37. Trẻ được sinh ra khi tuổi thai từ 37 đến 42 tuần được gọi là trẻ đủ tháng, thông thường là ở tuần thứ 40.

Trẻ sinh non có thể gặp nhiều bệnh lý sau sinh và nhiễm khuẩn là một trong số đó. Nhiều trẻ sơ sinh có thể mắc những khiếm khuyết trí tuệ nếu nhiễm khuẩn không được kiểm soát đúng hoặc trẻ sinh non. 

Nhiễm khuẩn trong thai kỳ

Bất kỳ nhiễm khuẩn nào cũng có thể gây ra ối vỡ non và sinh non. Hơn 12% trẻ sơ sinh tại Mỹ là trẻ sinh non. 40% trong số này mắc các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn.

Nếu sản phụ phơi nhiễm với các tác nhân trong thai kỳ, các tình trạng đe dọa tính mạng cho thai nhi có thể xảy ra. Nhiễm khuẩn trong tử cung có thể từ máu của mẹ qua nhau thai và đến thai nhi. Có nhiều tác nhân gây ra nhiễm khuẩn trong tử cung như rubella, toxoplasma hoặc virus Herpes. Tất cả các nhiễm khuẩn kể trên đều nguy hiểm cho thai nhi. Giang mai sơ sinh cũng là một nhiễm khuẩn thai kỳ.

Các nhiễm khuẩn nặng có thể đi vào tử cung qua âm đạo nếu sản phụ có nhiễm khuẩn âm đạo hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Tác nhân gây bệnh thường là E.coli, liên cầu nhóm B hoặc một số loại khác. Nếu như người lớn nhiễm liên cầu nhóm B có thể hồi phục thì hậu quả gây ra cho thai nhi lại rất nghiêm trọng. Nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm dạo có thể gây ra nhiễm khuẩn túi ối và nước ối. Hậu quả là gây ra vỡ ối non và chuyển dạ sinh non.

Khoảng 10 đến 30% phụ nữ có thai có nhiễm khuẩn âm đạo trong thai kỳ. nó là hậu quả của sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn bình thường ở âm đạo. đây không phải là bệnh lây qua đường tình dục nhưng nó có liên quan đến việc giao hợp qua đường âm đạo. Việc quan hệ tình dục nhiều bạn tình hoặc thay đổi bạn tình hoặc thụt rửa làm tăng nguy cơ của nhiễm khuẩn âm đạo

Theo Hiệp hội Sản phụ Mỹ, nhiễm trùng đường tiểu là hiện tượng viêm của hệ thống tiết niệu. Nhiễm trùng đường tiểu có thể xảy ra ở thận, bàng quang, niệu quản hoặc niệu đạo.

Nguồn: onlymyhealth.comNhiễm trùng đường tiểu. Nguồn: onlymyhealth.com  Phụ nữ có thai có nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu cao hơn, thường mắc từ tuần 6 đến tuần 24 của thai kỳ. Việc tử cung to dần lên khiến cho nước tiểu đi xuống bàng quang bị chặn lại. Điều này dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu.

Triệu chứng của nhiễm trùng

Khi có nhiễm khuẩn âm đạo, sự mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo xay ra. Có thể gặp các triệu chứng sau:ngứa âm đạo

  • Mùi bất thường
  • Chảy dịch âm đạo
  • Cảm giác nóng, bỏng rát khi đi tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu thường gây đau. Các triệu chứng phổ biến bao gồm:

  • Cảm giác buồn tiểu liên tục
  • Cảm giác bỏng rát khi đi tiểu
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc đục
  • Mùi nước tiểu rất nồng
  • Đau khung chậu

Xét nghiệm để chẩn đoán xác định nhiễm trùng nếu có các triệu chứng trên là rất quan trọng. Điều trị nhiễm khuẩn âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trùng đường tiểu làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng khi mang thai và ngăn ngừa sinh non.

Xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn

Nguồn: cafemom.comXét nghiệm chuẩn đoán nhiễm khuẩn. Nguồn cafemom.com

Để xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo, cần thực hiện thăm khám âm đạo để lấy mẫu dịch âm đạo cũng như tế bào trong âm đạo. pH của âm đạo cũng được đánh giá.

Số lượng hồng cầu và bạch cầu trong nước tiểu sẽ được dùng để đánh giá nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bạn thường xuyên nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể yêu cầu chụp CT hoặc MRI để quan sát đường tiết niệu và xem có bất thường hay dị dạng gì không. Trong nhiều trường hợp, để đánh giá niệu đạo và bàng quang, bác sĩ có thể chỉ định thêm nội soi bàng quang.

Điều trị và phòng bệnh

Tiêm phòng vaccine rubella trước khi mang thai hoặc ngay khi mang thai.

Phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc với phân mèo và các loại rác thải

Ở lần khám thai đầu tiên, sản phụ sẽ được sàng lọc nhiều bệnh lý. Xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào âm đạo có tác dụng loại trừ chẩn đoán nhiều bệnh lý.

Sản phụ sẽ được xét nghiệm phát hiện liên cầu nhóm B ở lần khám thai tiếp theo nên đừng bỏ qua các buổi khám thai định kỳ.

Phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm trùng âm đạo cũng như nhiễm trùng đường tiểu cao hơn. Tình trạng trên có thể dễ dàng điều trị bằng kháng sinh. Thuốc bôi tại chỗ và kháng sinh đường uống thường được dùng để điều trị. Tuy nhiên trong vòng 3 đến 12 tháng sau điều trị, bệnh vẫn có nguy cơ tái phát.

Khi được kê thuốc kháng sinh, việc dùng hết liệu trình là điều quan trong kể cả khi các triệu chứng đã biến mất. Bác sĩ sẽ kê những loại kháng sinh an toàn cho phụ nữ có thai. Ngoài ra nếu sản phụ có triệu chứng đau ở vùng bàng quang hoặc đau khi đi tiểu ở mức độ nặng, bác sĩ có thể kê them thuốc giảm đau.

Nhiễm khuẩn thai kỳ có thể dẫn đến các bất thường hoặc các bệnh tật ở trẻ sơ sinh, sinh non và cân nặng thấp khi sinh. Do đó, việc điều trị nhiễm khuẩn càng sớm càng tốt để phòng các biến chứng được khuyến cáo.

Kết luận

 lần khám thai đầu tiên hoặc ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ hãy đi khám để sàng lọc nhiễm khuẩn. Phát hiện và chẩn đoán sớm sẽ giúp điều trị sớm và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn suốt thai kỳ. 

Nhiều trường hợp nhiễm khuẩn không có triệu chứng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được sàng lọc nhiễm khuẩn kể cả khi không có triệu chứng

Kháng sinh dùng để điều trị nhiễm khuẩn âm đạo và nhiễm trùng đường tiết niệu thường an toàn cho phụ nữ có thai. Tuy nhiên, hãy thông báo với bác sĩ điều trị biết rằng bạn đang mang thai. Việc tìm hiểu về các nguy cơ liên quan khi dùng thuốc và các tác dụng không mong muốn rất quan trọng, đặc biệt khi  đang mang thai. Hãy thông báo với bác sỹ về tiền sử dị ứng (thuốc, thức ăn,…)

Xem thêm : 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!