Những giai đoạn của chuyển dạ?
Giai đoạn đầu tiên khởi phát bằng các cơn co thắt tiếp diễn kéo dài cho đến khi tử cung sản phụ giãn ra hoàn toàn. Khi đường kính thiết diện phía trong xấp xỉ 10 cm (4 inch), nghĩa là cổ tử cung đã mở hoàn toàn và sẵn sàng cho việc sinh con.
Giai đoạn thứ hai là giai đoạn tích cực, tử cung xuất hiện những làn sóng nhu động đẩy thai nhi về phía ống sinh. Giai đoạn này bắt đầu khi cổ tử cung giãn nở hoàn toàn và kết thúc với sự ra đời của em bé.
Giai đoạn thứ ba hay giai đoạn nhau thai, khởi đầu với sự ra đời của em bé và kết thúc khi sổ nhau hoàn toàn.
Phần lớn phụ nữ mang thai đều chuyển dạ suôn sẻ. Tuy nhiên, chỉ cần một trong ba giai đoạn trên xuất hiện bất thường, dù là nhỏ nhất cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả cuộc đẻ.
Chuyển dạ bất thường là gì?
Chuyển dạ bất thường hay rối loạn chức năng, là quá trình chuyển dạ hoặc sinh đẻ gặp nhiều khó khăn. Khi sự di chuyển của thai nhi trong ống sinh bị chậm lại nó được gọi là chuyển dạ kéo dài. Khi mọi thai nhi hoàn toàn ngừng chuyển động thì được gọi là ngừng chuyển dạ.
Một vài ví dụ về mô hình chuyển dạ bất thường có thể giúp bạn hiểu cách chẩn đoán tình trạng bệnh:
“Ngừng giãn nở cổ tử cung” là hiện tượng khi chuyển dạ, cổ tử cung giãn rộng kích thước 6 cm và duy trì như vậy trong hai lần thăm khám cách nhau 2 giờ. Điều này có nghĩa là cổ tử cung không còn giãn ra trong suốt hai giờ, có thể kết luận quá trình chuyển dạ đã ngừng lại
Một trường hợp khác có thể kể tới là “bắt thai”, khi đó đầu của thai nhi giữ nguyên vị trí trong ống sinh trong trong hai lần thăm khám cách nhau 1 giờ. Chứng tỏ rằng, em bé đã không di chuyển xa hơn xuống ống sinh trong vòng một giờ. Hiện tượng này thường được chẩn đoán trong giai đoạn thứ 2 của chuyển dạ, sau khi cổ tử cung đã xóa mở hoàn toàn.
Sau khi đánh giá khả năng sinh con qua đường âm đạo của người mẹ đồng thời chỉ định không mổ lấy thai, bác sĩ phụ sản có thể sử dụng Oxytoxin (Pitocin) để hỗ trợ quá trình đẻ thường. Đây là loại thuốc có tác dụng kích thích sự co bóp tử cung, thúc đẩy quá trình chuyển dạ. Những cơn co thắt này giúp cổ tử cung giãn nở tốt hơn đồng thời đẩy em bé ra ngoài. Thuốc được sử dụng qua đường tiêm tĩnh mạch chậm và liều lượng phụ thuộc vào từng sản phụ.
Phân loại chuyển dạ bất thường.
Các dạng chuyển dạ bất thường sau đây có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong cả ba giai đoạn chuyển dạ:
Giảm co bóp tử cung
Quá trình chuyển dạ có thể khởi đầu suôn sẻ nhưng sẽ trì trệ hoặc dừng hẳn nếu tử cung không co bóp đủ. Hiện tượng bất thường này thường được gọi là đờ tử cung hoặc giảm co bóp tử cung. Các loại thuốc làm giảm cường độ hoặc tần suất của các cơn co thắt có thể là nguyên nhân chính gây ra bất thường này. Giảm co bóp tử cung thường gặp nhất ở những phụ nữ lần đầu tiên sinh con, có thể điều trị tình trạng này bằng oxytocin để tăng cường độ những cơn co bóp. Tuy nhiên, bác sĩ cần đánh giá một cách cẩn thận trước khi chỉ định cho sản phu dùng oxytoxi
Mất cân xứng khung chậu
Nếu quá trình chuyển dạ vẫn diễn ra chậm chạp hay thậm chí bị đình trệ ngay cả khi bác sĩ cho sản phụ uống oxytocin, nguyên nhân có thể do đầu của bé quá lớn để lọt qua khung chậu người mẹ. Tình trạng này được gọi là “Mất cân xứng xương chậu” (Cephalopelvic disproportion – CPD).
Không giống như đờ tử cung, bác sĩ không thể điều khắc phục CPD bằng oxytocin, vì vậy quá trình chuyển dạ vẫn không tiến triển sau khi điều trị. Kết quả là, những phụ nữ mắc những bất thường liên quan tới CPD thường được chỉ định mổ lấy thai. Đẻ mổ được tiến hành bằng một vết rạch xuyên qua thành bụng và tử cung. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, tỉ lệ CPD là rất hiếm, trung bình cứ 250 sản phụ chỉ có một người mắc CPD
Kích thước thai nhi quá lớn - Macrosomia
Đặc điểm của bất thường thai kỳ này là kích thước thai nhi quá lớn so với tiêu chuẩn bình thường. Một đứa trẻ sơ sinh được chẩn đoán có bất thường macrosomia nếu chúng nặng hơn 8 pound 13 ounce tương đương xấp xỉ 4 kilogram, bất kể chúng được sinh non, đủ hay già tháng. Tỷ lệ những em bé sơ sinh được chẩn đoán mắc macrosomia chiếm khoảng 9% trên toàn thế giới
Tình trạng này có thể gây ra những khó khăn trong quá trình sinh nở, thậm chí có thể dẫn đến thương tích. Ngoài ra, những đứa trẻ macrosomia có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề về sức khỏe sau khi sinh. Khi cân nặng của đứa trẻ lớn hơn 9 pound, 15 ounce tương đương xấp xỉ 4.5 kilogram, có thể có những biến chứng nặng nề khi đẻ thường.
Chuyển dạ nhanh
Trung bình, ba giai đoạn chuyển dạ kéo dài khoảng 6 đến 18 giờ. Với chuyển dạ nhanh, các giai đoạn trên tiến triển nhanh hơn nhiều, chỉ kéo dài từ ba đến năm giờ. Một số nguyên nhân dẫn tới chuyển dạ quá nhanh:
- Tử cung co bóp quá mạnh.
- Sự hình thành ống sinh thuận lợi.
- Từng có tiền sử chuyển dạ nhanh.
- Kích thước thai nhi nhỏ hơn trung bình.
Quá trình chuyển dạ nhanh luôn ẩn chứa những rủi ro tiềm ẩn cho sức khỏe và tính mạng của cả mẹ và bé, bao gồm rách âm đạo hoặc cổ tử cung, mất máu nhiều dẫn tới sốc sau sinh. Sự bất thường này cũng có thể khiến em bé dễ bị nhiễm trùng hơn nếu được sinh ra trong một môi trường không đảm bảo như trong ô tô hay phòng tắm.
Khó đẻ do kẹt vai
Chứng “kẹt vai” xảy ra khi đầu của em bé đã được đưa qua âm đạo của mẹ trong khi vai của chúng vẫn bị kẹt bên trong. Không thể xác định cụ thể cho đến khi quá trình chuyển dạ bắt đầu, vì vậy rất khó tiên lượng và ngăn chặn nó.
Bất thường khi sinh này có thể là nguyên nhân của một số chấn thương cho cả sản phụ và thai nhi. Mẹ bầu có thể bị một số biến chứng, bao gồm rách âm đạo, cổ tử cung hoặc trực tràng dẫn tới chảy máu quá nhiều. Em bé có thể bị tổn thương thần kinh và thiếu oxy lên não. Để quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn, bác sĩ thường tạo áp lực lên bụng dưới người mẹ hoặc xoay vai em bé. Vì vậy, những ca đẻ thường có biến chứng chiếm tỉ lệ rất ít.
Vỡ tử cung
Vỡ tử cung là hiện tượng tử cung bị vỡ dọc ra, thường tại vị trí vết mổ trước đó. Tình trạng này khá hiếm gặp, thường chỉ thấy ở những phụ nữ từng phẫu thuật tử cung hoặc sinh con bằng phương pháp mổ lấy thai trước đó.
Khi có dấu hiệu tử cung vỡ, chỉ định mổ lấy thai khẩn cấp là ưu tiên hàng đầu để giảm thiểu tối đa những biến chứng nghiêm trọng cho cả mẹ và con. Những biến chứng bao gồm tổn thương sọ não ở em bé và mất nhiều máu ở mẹ. Trong trường hợp vết rách quá lớn cộng thêm chảy máu ồ ạt khó cầm, cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung để cầm máu cho mẹ. Hầu hết các bác sĩ có thể xử lý các vết rách tử để đảm bảo tính mạng cho sản phụ. Phụ nữ có sẹo mổ cũ ở tử cung hoặc đã từng đẻ mổ nên được chỉ định mổ lấy thai để tránh vỡ tử cung.
Vỡ tử cung là biến chứng rất nguy hiểm, cần chỉ định mổ lấy thai ngay lập tức. Nguồn: youmed.vn
Sa dây rốn
Sa dây rốn là hiên tượng dây rốn trượt ra khỏi cổ tử cung, đi vào âm đạo trước em bé dẫn tới chèn ép dây hay tăng áp lực lên dây rốn. Quá trình này này thường xảy ra trong suốt quá trình chuyển dạ, đặc biệt trong trường hợp vỡ ối sớm.
Khi còn trong bụng mẹ, dây rốn thỉnh thoảng bị ép nhẹ, ngắn hạn và đương nhiên là không ảnh hưởng tới thai kỳ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài bất thường và không có biện pháp can thiệp kịp thời, có thể dẫn tới những hậu quả hết sức nguy hiểm như giảm lưu lượng oxy đến cơ thể bé, làm giảm nhịp tim và huyết áp thai nhi. Kết quả là dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng cho bao gồm tổn thương não và chậm phát triển trí tuệ. Để xử lý trường hợp này, bác sĩ sẽ di chuyển em bé ra khỏi dây rốn hoặc chỉ định mổ lấy thai ngay lập tức khi không thể cải thiện tình hình hoặc bé đã đủ tháng.
Sót nhau (rau) thai
Nhau thai là cơ quan hình thành trong tử cung và bám vào thành tử cung trong suốt quá trình mang thai. Nó nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ rồi cung cấp cho thai đồng thời vận chuyển chất thải trong máu thai vào máu mẹ. Nhau thai sẽ được tống ra ngoài cơ thể mẹ sau khi thai sổ hoàn toàn. Trường hợp nhau vẫn dính trong tử cung mẹ dù thai đã sổ hoàn toàn 30 phút được goi là sót rau.
Sót rau có thể do rau thai vẫn bám chắc vào thành tử cung hoặc đã rồi nhưng mắc vào thành sau cổ tử cung. Nếu không được xử lý kịp thời, nhau thai sót lại có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm bao gồm mất máu và nhiễm trùng nặng.
Hướng xử trí: bác sĩ có thể gỡ rau bằng tay hoặc cho sản phụ uống thuốc kích thích co bóp tử cung nhằm tống nốt phần nhau còn lại ra ngoài
Băng huyết
Băng huyết là hiện tượng chảy máu quá nhiều sau khi sinh, đặc biệt sau khi sổ rau. Thông thường, một sản phụ sẽ mất khoảng 500 ml máu trong suốt quá trình chuyển dạ, lượng máu này sẽ tăng lên gấp đôi hoặc nhiều hơn ở những bệnh nhân băng huyết. Tình trạng này rất hay xảy ra sau khi tiến hành đẻ mổ do một cơ quan bị cắt hoặc phẫu thuật viên không khâu mạch máu đúng cách.
Băng huyết sau sinh là biến chứng rất nguy hiểm đe dọa tính mạng của sản phụ. Mất máu quá nhiều gây tụt huyết áp, dẫn đến sốc giảm khối lượng tuần hoàn nặng và có thể tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Hướng xử trí: Chống sốc, bù lượng máu đã mất bằng cách truyền máu kết hợp khâu cầm máu.
Kết luận
Sinh con là một quá trình rất phức tạp và luôn tiềm ẩn những rủi ro. Chuyển dạ bất thường chiếm một tỉ lệ không cao nhưng có thể ảnh hưởng nhiều tới cả sản phụ lẫn thai nhi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi có bất kì một thắc mắc hay lo lắng nào liên quan tới thai kỳ của bạn.
Xem thêm :