Chuyển dạ khó khăn: Các vấn đề về ống sinh

Khi sinh bằng đường âm đạo, em bé sẽ đi qua cổ tử cung và khung chậu đã giãn nở của sản phụ để chào đời.

Ống sinh là gì?

Hầu hết sẽ diễn ra suôn sẻ nhưng vẫn có một số trường hợp gặp khó khănn khi thai nhi di chuyển qua vị trí này. Các vấn đề liên quan tới ống sinh có thể gây khó khăn cho những sản phụ sinh thường. Nhận biết sớm những vấn đề này có thể giúp bạn sinh con an toàn.

Làm thế nào để thai nhi di chuyển qua ống sinh?

Trong quá trình chuyển dạ, đầu em bé sẽ nghiêng xuống về phía xương chậu của người mẹ và đẩy vào ống sinh. Quá trình này được gọi là ngôi đầu và nó kích thích cổ tử cung mở rộng. Lý tưởng nhất khi mặt em bé sẽ quay về phía lưng của mẹ vì tư thế này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình di chuyển em bé qua ống sinh.

Tuy nhiên, nhiều em bé xoay chuyển hướng khác nhau trong bụng mẹ dẫn tới các tư thế ngôi bất thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn khi sinh con bằng đường âm đạo

  • Ngôi mặt: cổ của em bé sẽ bị kéo dài quá mức ở tư thế này.
  • Ngôi mông: mông là bộ phận đầu tiên xuất hiện ngoài âm đạo.
  • Ngôi vai: em bé nằm uốn cong theo khung chậu của mẹ

Bác sĩ có thể thử thay đổi tư thế của em bé để giúp quá trình sinh nở đạt hiệu quả tối ưu. Nếu thành công, đầu của bé sẽ được xoay về hướng ống sinh. Sau khi đầu thai nhi đã thuận lợi ra khỏi, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng xoay vai bé sao cho tư thế nghiêng theo kích thước dọc của âm đạo. Khi đạt được đúng tư thế, phần bụng, xương chậu và chân của bé sẽ dễ dàng đi qua. Lúc này, em bé đã sẵn sàng để hít thở trực tiếp O2 từ một thế giới mới lạ.

Nếu không thể thay đổi tư thế thai nhi, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé trong những tường hợp ngôi khó.

Ngôi ngược là tư thế gây khó khăn nhất khi đẻ thường, thường chỉ định mổ lấy thai. Nguồn: lamchame.vn

Ngôi ngược là tư thế gây khó khăn nhất khi đẻ thường, thường chỉ định mổ lấy thai. Nguồn: lamchame.vn

Các triệu chứng liên quan tới bất thường ống sinh?

Nếu quá trình sinh nở diễn ra không thuận lợi, việc lưu quá lâu trong ống sinh có thể gây các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi như biến dạng sọ do cơn co tử cung. Các bất thường liên quan tới ống sinh có thể kéo dài quá trình chuyển dạ gây nên quá trình chuyển dạ không tiến triển. Chuyển dạ được gọi là kéo dài khi quá trình này kéo dài hơn 20 giờ đối với người sinh con so và hơn 14 giờ đối với phụ nữ sinh con rạ.

Y tá và bác sĩ sẽ theo dõi mọi dấu hiệu của bé qua ống sinh trong suốt quá trình chuyển dạ, bao gồm theo dõi tim thai và đánh giá các cơn co thắt tử cung. Bác sĩ có thể đề xuất tiến hành các biện pháp can thiệp như mổ lấy thai hoặc dùng thuốc kích thích chuyển dạ khi nhận thấy nhịp tim của bé không ổn định.

Nguyên nhân dẫn tới các vấn đề về ống sinh là gì?

Nguyên nhân của các vấn đề về ống sinh có thể bao gồm:

  • Khó sinh do kẹt vai: xảy ra khi vai của em bé không thể đi qua ống sinh trong khi đầu đã chui qua. Tình trạng này rất khó tiên lượng vì không phải tất cả trẻ sơ sinh nặng cân đều gặp vấn đề này.
  • Kích thước thai nhi quá lớn: Một số em bé chỉ đơn thuần là quá lớn để có thể chui qua ống sinh của mẹ.

Thai quá to hoặc đa thai thường được chỉ định đẻ mổ. Nguồn: Conlatatca.vn

Thai quá to hoặc đa thai thường được chỉ định đẻ mổNguồn: Conlatatca.vn

  • Ngôi bất thường: Tư thế tối ưu nhất là ngôi đầu, mặt hướng về lưng người mẹ. Bất kì một tư thế ngôi nào khác đều làm quá trình đẻ thường diễn ra khó khăn hơn.
  • Bất thường khung chậu: Một số phụ nữ có khung xương chậu khiến thai nhi thay đổi tư thế khi đến gần ống sinh hoặc có thể quá hẹp so với kích thước em bé. Vì thế, các bác sĩ sẽ đánh giá khung xương chậu của sản phụ xuyên suốt thai kỳ để đánh giá khả năng đẻ thường của thai phụ đó 
  • U xơ tử cung: U xơ là một dạng u lành tính phát triển trong tử cung có thể làm tắc ống sinh của phụ nữ. Do đó, thường chỉ định để mổ ở những bệnh nhân này.

Nói chuyện với bác sĩ của bạn về bất kỳ mối quan tâm nào đối với thai kỳ của bạn. Bạn cũng nên cho họ biết nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong số này hoặc đã sinh em bé sau khi sinh có vấn đề về ống sinh.

Bác sĩ đánh giá tình trạng ống sinh như thế nào?

Siêu âm là phương pháp cần thiết để đánh giá sản phụ có thể mắc các bất thường liên quan tới ống sinh hay không. Kết quả siêu âm có thể gọi ý đưa ra những định hướng:

  • Khi kích thước thai nhi quá lớn để đi qua ống sinh
  • Tư thế ngôi của em bé
  • Kích thước đầu thai nhi

Tuy nhiên, một số vấn đề liên quan tới ống sinh không thể phát hiện được cho đến khi sản phụ chuyển dạ không tiến triển.

Xử trí những bất thường ống sinh như thế nào?

Đẻ mổ là một phương pháp phổ biến để khắc phục những vấn đề liên quan tới ống sinh. Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ, một phần ba tổng số ca mổ lấy thai được thực hiện vì chuyển dạ không thành công.

Bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn nên thường xuyên thay đổi tư thế kết hợp vận động khi nhận thấy tư thế của bé gây ra vấn đề về ống sinh. Sản phụ có thể nằm nghiêng, đi bộ hoặc ngồi xổm để giúp em bé có vị trí phù hợp.

Biến chứng của bất thường ống sinh là gì?

Thường khi có những bất thường liên qua tới ống sinh, bác sĩ sẽ chỉ định đẻ mổ. Các biến chứng khác có thể xảy ra khi đẻ thường bao gồm:

  • Chứng liệt Erb: Điều này thường xảy ra khi cổ của em bé bị kéo căng quá mức trong khi vai bị kẹt và không thể ra được. Hậu quả là yếu hoặc hạn chế vận động cánh tay một bên, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới liệt.

Hội chứng Erb đặc trưng bởi liệt một phần đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động cả vảm giác cho bả vai, cánh tay, cẳng tay và bàn tay. Nguồn: phcn-online.com

Hội chứng Erb đặc trưng bởi liệt một phần đám rối thần kinh cánh tay chi phối vận động cả vảm giác cho bả vai, cánh tay, cẳng tay và bàn tayNguồn: phcn-online.com

  • Tổn thương thần kinh thanh quản: dây thanh quản của em bé có thể bị tổn thương nếu đầu của chúng bị gập hoặc xoay quá mức trong quá trình sinh. Hậu quả em bé sẽ bị khan tiếng và khó nuốt sau khi sinh, tuy nhiên triệu chứng này có thể tự khỏi sau vài tháng.
  • Gãy xương: Đôi khi chấn thương khi di chuyển qua ống sinh có thể gây gãy hoặc vỡ xương của bé. Thường gãy ở xương đòn hoặc các vị trí khác như vai hoặc chân. Hầu hết những tổn thương này có thể lành lại sau thời gian

Trường hợp tử vong do chấn thương trong quá trình sinh đẻ qua ống sinh bất thường là rất hiếm.

Khuyến cáo cho phụ nứ có vấn đề về ống sinh?

Hãy đảm bảo rằng bạn thường xuyên khám sức khỏe tiền sinh sản và được theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ. Điều này sẽ giúp bạn và bác sĩ của bạn đưa ra những lựa chọn tối ưu nhất cho bé. Đừng quá lo lắng khi phải đẻ mổ vì những bất thường liên quan tới ống sinh vì nó giúp giảm thiểu rủi ro khi đẻ thường.

Xem thêm :


Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!