Phản ứng NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
1. Phương trình Glyxin tác dụng với NaOH
NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
Gly phản ứng với bazo mạnh sinh ra muối và nước do có nhóm -COOH trong phân tử).
2. Điều kiện phản ứng Gly tác dụng NaOH
Nhiệt độ thường
3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
3.1. Bản chất của NH2CH2COOH (Glyxin)
Do có nhóm -COOH nên glyxin tác dụng được với bazo.
3.2. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)
NaOH là một bazo mạnh phản ứng được với gốc -COOH thể hiện tính axit.
4. Tính chất hóa học của Amin
4.1. Tính bazơ
Do nguyên tử N trong phân tử amin còn cặp e chưa sử dụng có khả năng nhận proton.
* So sánh tính bazơ của các amin:
+ Nếu nguyên tử N trong phân tử amin được gắn với gốc đẩy e (gốc no: ankyl) thì tính bazơ của amin mạnh hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.
+ Nếu nguyên tử N trong phân tử amin gắn với các gốc hút e (gốc không no, gốc thơm) thì tính bazơ của amin yếu hơn so với tính bazơ của NH3. Những amin này không làm xanh quỳ tím.
+ Amin có càng nhiều gốc đẩy e thì tính bazơ càng mạnh, amin có càng nhiều gốc hút e thì tính bazơ càng yếu.
⇒ Lực bazơ: CnH2n + 1–NH2 > H–NH2 > C6H5–NH2
- Dung dịch metylamin và nhiều đồng đẳng của nó có khả năng làm xanh giấy quỳ tím hoặc làm hồng phenolphtalein.
– Amin bậc III mà gốc hiđrocacbon R, R’ và R’’ có số C ≥ 2 thì các gốc R, R’ và R’’ cản trở amin nhận proton H+ ⇒ tính bazơ yếu ⇒ dung dịch không làm đổi màu quỳ tím và phenolphtalein.
- Anilin và các amin thơm rất ít tan trong nước. Dung dịch của chúng không làm đổ màu quỳ tím và phenolphtalein.
- Tác dụng với axit: R–NH2 + HCl → R–NH3Cl
Ví dụ:
- Tác dụng dung dịch muối của các kim loại có hiđroxit kết tủa:
Ví dụ: 3CH3NH2 + FeCl3 + 3H2O → Fe(OH)3↓ + 3CH3NH3Cl
- Lưu ý: Khi cho muối của Cu2+, Zn2+, … vào dung dịch amin (dư) → hiđroxit kết tủa → kết tủa tan (tạo phức chất).
4.2. Phản ứng với axit nitrơ HNO2
- Amin bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường cho ancol hoặc phenol và giải phóng nitơ.
C2H5NH2 + HONO → C2H5OH + N2↑ + H2O
- Anilin và các amin thơm bậc một tác dụng với axit nitrơ ở nhiệt độ thấp (0 - 5oC) cho muối điazoni:
4.3. Phản ứng ankyl hóa
Amin bậc một hoặc bậc hai tác dụng với ankyl halogenua (CH3I, …) , nguyên tử H của nhóm amin có thể bị thay thế bởi gốc ankyl:
Ví dụ: C2H5NH2 + CH3I → C2H5NHCH3 + HI
– Phản ứng này dùng để điều chế amin bậc cao từ amin bậc thấp hơn.
4.4. Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin
Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:
Lưu ý: Phản ứng tạo ra kết tủa trắng 2, 4, 6 tribromanilin dùng nhận biết anilin.
4.5. Phản ứng cháy của amin no đơn chức mạch hở
5. Bài tập vận dụng
Câu 1. Xét sơ đồ chuyển hóa: Glyxin + HCl → X; X + NaOH → Y. Y là chất nào sau đây?
A. ClH3NCH2COONa.
B. H2NCH2COONa.
C. ClH3NCH2COOH.
D. H2NCH2COOH.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
X là H2N-CH2-COONa, Y là ClH3N-CH2-COOH
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là chất lỏng.
B. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt,
C. Amino axit thuộc loại họp chất hữu cơ tạp chức.
D. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các p-amino axit.
Lời giải:
Đáp án: C
Câu 3. Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH
A. 0,65 mol
B. 0,3 mol
C. 0,4 mol
D. 0,45 mol
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Coi hỗn hợp phản ứng với NaOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl + NaOH → NaCl + H2O
0,35mol 0,35 mol
H2N-C3H5-(COOH)2 + 2NaOH → H2N-C3H5(COONa)2 + 2H2O
0,15 mol 0,3 mol
Số mol nNaOH = 0,35 + 0,3 = 0,65 mol
Câu 4. Cho 30 gam glyxin tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 38,8 gam
B. 28,0 gam
C. 26,8 gam
D. 24,6 gam
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Phương trình phản ứng xảy ra
NH2CH2COOH + NaOH→ NH2CH2COONa + H2O
0,4 mol → 0,4 mol
=> mNH2CH2COONa = 38,8g
Câu 5. Cho 0,1 mol glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam muối. giá trị của m là
A. 11,3.
B. 9,7.
C. 11,1.
D. 9,5.
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
0,1 → 0,1 (mol)
m muối = 0,1. 97 = 9,7 (g)
Câu 6. Cho các sơ đồ phản ứng:
Glyxin X Y ) (1)
Glyxin Z T (2)
Y và T lần lượt là
A. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa.
B. H2NCH2COONa và ClH3NCH2COOH.
C. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.
D. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
*Sơ đồ (1):
H2NCH2COOH H2NCH2COONa (X) ClH3NCH2COOH (Y)
Phương trình hóa học
H2NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O
H2NCH2COONa + HCl → ClH3NCH2COOH + NaCl
*Sơ đồ (2):
H2NCH2COOH ClH3NCH2COOH (Z) H2NCH2COONa (T)
Phương trình hóa học
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
ClH3NCH2COOH + NaOH → H2NCH2COONa + H2O + NaCl
Câu 7. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Axit glutamic.
B. Glyxin.
C. Alanin.
D. Valin.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
Axit glutamic có 2 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2 nên sẽ làm qùy chuyển sang màu hồng.
Câu 8. Cho 3,0 gam glyxin tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 4,23.
B. 3,73.
C. 4,46.
D. 5,19.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Câu 9. Cho 4,5 gam glyxin tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 6,66.
B. 5,55.
C. 4,85.
D. 5,82.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
nmuối=ngly=0,06mol⇒mm=0,06.97=5,82gam
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O | C6H5OH ra C6H5ONa | Phenol + NaOH
NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O | NaOH ra CH3COONa | CH3COOH ra CH3COONa
CH3COONa ra CH4 l CH3COONa + NaOH → CH4 + Na2CO3