Phản ứng: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
1. Phương trình hóa học giữa phenol và NaOH
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
2. Điều kiện phản ứng
- Điều kiện thường.
3. Cách thực hiện phản ứng
- Nhỏ 2ml NaOH đặc vào ống nghiệm chứa 1 ít phenol.
4. Hiện tượng phản ứng
- Phenol hầu như không tan trong nước lạnh nhưng tan trong dung dịch NaOH.
5. Mở rộng kiến thức về phenol
5.1. Tính chất hóa học
Phenol có phản ứng thế nguyên tử H của nhóm – OH và có tính chất của vòng benzen.
a. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của nhóm OH
- Tác dụng với kim loại kiềm:
2C6H5OH + 2Na → 2C6H5ONa (Natri phenolat) + H2↑
- Tác dụng với bazơ:
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
⇒ Phenol có tính axit, tính axit của phenol rất yếu; dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím.
Nhận xét: Vòng benzen đã làm tăng khả năng phản ứng của nguyên tử H thuộc nhóm -OH trong phân tử phenol so với ancol.
b. Phản ứng thế nguyên tử hiđro của vòng benzen
- Phản ứng với dung dịch brom:
- Phản ứng với dung dịch HNO3
⇒ Nguyên tử H của vòng benzen trong phân tử phenol dễ bị thay thế hơn nguyên tử H của vòng benzen trong các phân tử hiđrocacbon thơm. Đó là ảnh hưởng của nhóm -OH tới vòng benzen.
5.2. Điều chế
Trong công nghiệp phenol được điều chế từ cumen theo sơ đồ:
Ngoài ra, phenol cũng có thể được điều chế từ benzen theo sơ đồ:
C6H6 → C6H5Br → C6H5ONa → C6H5OH
5.3. Ứng dụng
Phenol là nguyên liệu sản xuất nhựa phenol – fomanđehit; nhựa ure – fomanđehit … Ngoài ra phenol còn được dùng để sản xuất phẩm nhuộm, thuốc nổ, chất diệt nấm mốc, chất diệt cỏ …
- Phenol hầu như không tan trong nước lạnh nhưng tan trong dung dịch NaOH.
6. Bạn có biết
- phản ứng trên chứng tỏ phenol có tính axit.
7. Bài tập liên quan (có đáp án)
Câu 1: NaOH không phản ứng với chất nào sau đây?
A. CH3Br.
B. C6H5OH.
C. C2H5Cl.
D. CH4.
Hướng dẫn giải
CH4 không phản ứng với NaOH.
Đáp án D.
Câu 2: Khối lượng NaOH co trong dung dịch cần dung để phản ứng hoàn toàn với 0,1 mol phenol là
A. 5,6 gam.
B. 0,56 gam.
C. 4 gam.
D. 1,12 gam.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Câu 3: Cho 0,4g NaOH hòa tan vào nước được dung dịch X. Lượng dung dịch X trên phản ứng vừa đủ với lượng phenol có số mol là
A. 0,1 mol.
B. 1 mol.
C. 0,01 mol.
D. 0,2 mol.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Câu 4: Ảnh hưởng của nhóm OH đến nhân benzen được chứng minh bởi phản ứng nào ?
A. Phản ứng của phenol với dung dịch NaOH
B. Phản ứng của phenol với nước Brom
C. Phản ứng của phenol với Na
D. Phản ứng của phenol với anđehit fomic.
Hướng dẫn giải
Ảnh hưởng của nhóm -OH đến nhân benzen : Nhóm -OH đẩy e vào vòng benzen làm cho mật độ điện tích âm tại vị trí o, p tăng, các tác nhân thế mang điện tích dương như Br+, NO2+ dễ tấn công vào o, p.
Chọn phản ứng với dung dịch Br2
Đáp án: B
Câu 5: C6H5Cl . Tên gọi của hợp chất Z là:
A. 1,3,5-tribromphenol
B. 2,4,6-tribromphenol
C. 3,5-dibromphenol
D. phenolbromua
Hướng dẫn giải
C6H5Cl + 2NaOH C6H5ONa (X) + NaCl + H2O
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH (Y) + NaHCO3
Đáp án: B
Câu 6: Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- và ảnh hưởng của gốc C6H5- đến nhóm -OH trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. dung dịch NaOH, dung dịch Br2
B. Na kim loại, dung dịch NaOH
C. nước Br2, dung dịch NaOH
D. dung dịch NaOH, Na kim loại
Hướng dẫn giải
- Nhóm -OH làm phản ứng thế vào nhân thơm dễ dàng hơn:
- Gốc C6H5- làm liên kết O-H phân cực hơn, phenol có tính axit yếu phản ứng được với dung dịch NaOH
C6H5-OH + NaOH → C6H5-ONa + H2O
Đáp án: C
Câu 7: Cho phenol (C6H5OH) lần lượt tác dụng với (CH3CO)2O và các dung dịch NaOH; HCl; Br2; HNO3; CH3COOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:
A. 4
B. 2
C. 1
D. 3
Hướng dẫn giải
Có 4 chất phản ứng với phenol là: (CH3CO)2O; NaOH; HNO3; Br2
PTHH:
(CH3CO)2O + C6H5OH → CH3COOC6H5 + CH3COOH (phản ứng điều chế este của phenol)
NaOH + C6H5OH → C6H5ONa + H2O
Đáp án: A
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
C6H5OH + Br2 → C5H2Br3OH + HBr | C6H5OH ra C5H2Br3OH
C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH + NaHCO3 | C6H5ONa ra C6H5OH | C6H5ONa ra phenol
NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O | NH2CH2COOH ra NH2CH2COONa