Phản ứng C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl
1. Phương trình C2H5Cl ra C2H5OH
C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl
2. Điều kiện để phản ứng C2H5Cl ra C2H5OH
Nhiệt độ
3. Cách thực hiện phản ứng Etyl clorua ra ancol etylic
Thủy phân dẫn xuất halogen C2H5Cl trong dung dịch kiềm.
4. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
4.1. Bản chất của C2H5Cl (Etyl clorua)
C2H5Cl là dẫn xuất halogen của hidrocacbon nên tham gia được phản ứng thế nguyên tử halogen bằng nhóm -OH, đây là một trong những tính chất quan trọng của dẫn xuất halogen.
4.2. Bản chất của NaOH (Natri hidroxit)
NaOH là một bazo mạnh tác dụng được với C2H5Cl.
5. Các phương pháp điều chế rượu Etylic
Có 2 phương pháp điều chế ancol etylic:
Phương pháp 1: Kết hợp tinh bột hoặc đường với rượu etylic.
Cho tinh bột hoặc đường glucozo rượu Etylic
C6H12O6 2CO2+ 2C2H5OH
Phương pháp 2: Cho etylen cộng hợp với nước có axit làm xúc tác
CH2 = CH2 + H2O → C2H5OH
Chú ý: Những hợp chất hữu cơ, phân tử có nhóm OH, có công thức phân tử chung là CnH2n+1OH gọi là ancol no đơn chức hay ankanol cũng có tính chất tương tự rượu etylic.
6. Câu hỏi bài tập
Câu 1. Trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng phương pháp nào sau đây để điều chế ancol etylic?
A. Thủy phân dẫn xuất halogen C2H5Cl trong dung dịch kiềm.
B. Hiđrat hóa eten.
C. Đem glucozơ lên men ancol.
D. Cho CH3CHO tác dụng H2 có Ni, đun nóng
Lời giải:
Đáp án: A
Trong phòng thí nghiệm ancol etylic được điều chố bàng phương pháp thủy phân dẫn xuất halogen C2H5Cl trong dung dịch kiềm:
Phương trình phản ứng hóa học
C2H5Cl + NaOH → C2H5OH + NaCl
Câu 2. Độ rượu là
A. số mol rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
C. số ml rượu etylic có trong 1000ml hỗn hợp rượu với nước.
B. số l rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
D. số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
Lời giải:
Đáp án: D
Độ rượu là số ml rượu etylic có trong 100ml hỗn hợp rượu với nước.
Câu 3. Rượu etylic cháy trong không khí, hiện tượng quan sát được là
A. ngọn lửa màu xanh, không tỏa nhiệt
B. ngọn lửa màu xanh, tỏa nhiều nhiệt
C. ngọn lửa màu vàng, tỏa nhiều nhiệt
D. ngọn lửa màu đỏ, tỏa nhiều nhiệt
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 4. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Rượu 45o khi sôi có nhiệt độ không thay đổi.
B. Trong 100 gam rượu 45o, có 45 gam rượu và 55 gam
C. Natri có khả năng đẩy được tất cả các nguyên tử hiđro ra khỏi phân tử rượu etylic.
D. Trong rượu etylic, natri chỉ đẩy được nguyên tử hiđro trong nhóm -OH.
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 5. Đun nóng axit axetic với rượu etylic có axit sunfuric làm xúc tác thì người ta thu được một chất lỏng không màu, mùi thơm, không tan trong nước và nổi trên mặt nước. Sản phẩm đó là
A. đimetyl ete
B. etyl axetat
C. rượu etylic
D. metan
Lời giải:
Đáp án: B
Phương trình hóa học: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 + H2O
=> sản phẩm thu được là: etyl axetat
Câu 6. Cho 18 gam một ancol (X) thuộc dãy đồng đẳng của ancol etylic tác dụng với natri dư thu được 3.36 dm3 khí H2 (đktc). Công thức phân tử của (X) là:
A. CH4O
B. C2H6O
C. C3H8O
D. C4H10O
Lời giải:
Đáp án: C
Đổi: 3,36 dm³ = 3,36 lít
Số mol của hiđro là: nH2 = 3,36/ 22,4 = 0,15 (mol)
Ancol có công thức tổng quát: CnH2n+1OH
Phương trình phản ứng:
CnH2n+1OH + Na → CnH2n+1ONa + 1/2H2
0,3 0,15
Số mol ancol tham gia phản ứng:
nancol = 0,3 (mol)
Ta có: M = 18/0,3 = 60
Ancol:CnH2n+1OH = 14.n + 1 + 16 + 1 = 60
⇔ n = 4
Vậy Ancol đó là C3H7OH
Câu 7. Rượu etylic tác dụng được với Na vì
A. trong phân tử Rượu etylic có nguyên tử hiđro và nguyên tử oxi
B. trong phân tử Rượu etylic có nhóm – OH
C. trong phân tử Rượu etylic có nguyên tử oxi
D. trong phân tử Rượu etylic có nguyên tử cacbon, hiđro và nguyên tử oxi
Lời giải:
Đáp án: B
Rượu etylic tác dụng được với Na vì trong phân tử Rượu etylic có nhóm – OH
Câu 8. Phương pháp điều chế rượu etylic từ chất nào sau đây là phương pháp sinh hoá :
A. anđehitaxetic
B. etylclorua
C. etylen
D. Tinh bột
Lời giải:
Đáp án: D
Phản ứng lên men tinh bột để điều chế ancol etylic sử dụng men rượu (vi sinh vật) nên được gọi là phương pháp sinh hóa
Phương trình phản ứng điều chế ancol etylic
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 (Glucozo)
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2
Câu 9. Dãy gồm các chất tác dụng với etanol là
A. CuO, Na, dung dịch HCl, O2, H2SO4
B. H2, Na, dung dịch NaOH, O2, H2SO4
C. Na, dung dịch HCl, O2, Cu, NaOH,CH3COOH
D. NaOH, Na, dung dịch HCl, C2H5OH
Lời giải:
Đáp án: A
C2H5OH + CuO → Cu + CH3CHO + H2O
2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2
C2H5OH + HCl → C2H5Cl + H2O
C2H5OH + 3O2 → 2CO2 + 3H2O
C2H5OH + 6H2SO4 → 2CO2+ 6SO2 + 9H2O
Câu 10. Nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon là do
A. Vì ancol không có liên kết hiđro, axit có liên kết hiđro
B. Vì liên kết hiđro của axit bền hơn của ancol
C. Vì khối lượng phân tử của axit lớn hơn
D. Vì axit có hai nguyên tử oxi
Lời giải:
Đáp án: B
Nhiệt độ sôi của axit thường cao hơn ancol có cùng số nguyên tử cacbon là do liên kết hiđro của axit bền hơn của ancol.
Câu 11. Thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi các chất dưới đây là: CH3COOH (1); C2H5OH (2); HCOOCH3 (3); CH3CHO (4)
A. 4, 3, 2,1
B. 3, 4, 2,1
C. 4, 3, 1, 2
D. 3, 4, 1, 2
Lời giải:
Đáp án: A
Axit có nhiệt độ sôi lớn nhất vì tạo liên kết Hiđro bền
Anđehit và xeton có nhiệt độ sôi nhỏ vì không có liên kết Hiđro
Khối lượng HCOOCH3 > CH3CHO => Nhiệt độ sôi lớn hơn
=> thứ tự nhiệt độ sôi: CH3CHO < HCOOCH3 < C2H5OH < CH3COOH
Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không phải của rượu etylic?
A. Là nguyên liệu để sản xuất chất dẻo
B. Dùng làm dung môi hữu cơ
C. Dùng làm nhiên liệu
D. Dùng để sản xuất một số chất hữu cơ ví dụ axit axetic
Lời giải:
Đáp án: A
Câu 13. Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất nào sau đây?
A. Làm đổi màu quỳ tím và phenophtalein
B. Bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước
C. Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước
D. Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
Lời giải:
Đáp án: B
Dung dịch NaOH và dung dịch KOH không có tính chất : bị nhiệt phân hủy khi đun nóng tạo thành oxit bazơ và nước.
Vì NaOH và KOH đều là bazơ tan.
Câu 14. Dung dịch NaOH phản ứng với tất cả các chất trong dãy:
A. Fe(OH)3, BaCl2, CuO, HNO3
B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3
D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2
Lời giải:
Đáp án: B
Dung dịch NaOH phản ứng với : H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
Phương trình hóa học:
2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
2NaOH + FeCl2 → Fe(OH)2 + 2NaCl
Loại A vì CuO không phản ứng
Loại C vì KNO3 không phản ứng
Loại D vì MgO không phản ứng
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O | NaOH ra Na2SO4
NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O | Cl2 ra NaCl | Cl2 ra NaClO | NaOH ra NaCl | NaOH ra NaClO
NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O | NaOH ra CH3COONa | CH3COOH ra CH3COONa
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2 | Al ra NaAlO2