5 điều cần biết về LDL- cholesterol “xấu”

Lipoprotein tỷ trọng thấp (Low density lipoprotein - LDL) tạo nên phần lớn cholesterol trong cơ thể con người. Khi dư thừa LDL chúng sẽ tích tụ tại thành mạch và tạo nên các mảng xơ vữa. Theo thời gian, sự tích tụ ngày một nhiều thêm khiến lòng mạch bị thu hẹp lại. Vì thế LDL được gọi là cholesterol tốt. Ngược lại, HDL vận chuyển cholesterol từ tế bào về gan rồi thải chúng ra ngoài nên được gọi là cholesterol tốt.

Video Cholesterol là gì? Sự khác nhau giữa 2 loại cholesterol: HDL và LDL

Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về LDL, nguyên nhân tăng LDL, triệu chứng, các biến chứng có thể xảy ra và cách điều trị.

Nguyên nhân gây tăng LDL

Có nhiều nguyên nhân khiến nồng độ LDL cao hơn bình thường trong đó có những nguyên nhân có thể khắc phục, nhưng cũng có những nguyên nhân không thể khắc phục được.

Gen

Tăng cholesterol máu do gen (Nguồn ảnh: phys.org)Tăng cholesterol máu do gen (Nguồn ảnh: phys.org)Tăng LDL cholesterol có thể được di truyền qua các thế hệ trong gia đình. Điều này xảy ra khi gen liên quan đến chuyển hóa cholesterol bị đột biến. Những người mang gen này sẽ gặp khó khăn trong việc đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể khiến mức LDL cao hơn bình thường.

Trên thế giới, cứ 250 người lại gặp 1 người mắc bệnh tăng cholesterol máu gia đình, trong số đó, khoảng 90% không được chẩn đoán.

Tuổi và giới tính

Tuổi càng cao, khả năng đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể càng giảm và lượng cholesterol tích tụ càng nhiều. 

Giới tính khác nhau, nguy cơ mắc bệnh cũng khác nhau. Nam giới có mức HDL thấp hơn nữ giới, tuy nhiên điều đó chỉ đúng với phụ nữ trước tuổi mãn kinh.

Chế độ ăn 

Chất béo bão hòa làm tăng Cholesterol (Nguồn ảnh: food navigator)Chất béo bão hòa làm tăng Cholesterol (Nguồn ảnh: food navigator)Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, nhiều chất béo chuyển hóa làm tăng LDL cholesterol. Chúng ta nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa như: thịt mỡ và các sản phẩn từ sữa giàu chất béo.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết: 20–35% lượng calo hàng ngày được cung cấp bởi chất béo. Nhưng từ 2 tuổi trở đi, chúng ta nên hạn chế chất béo bão hòa trong khẩu phần ăn, đảm bảo nó cung cấp không quá 10%  nhu cầu năng lượng mỗi ngày. 

Thuốc 

Một số loại thuốc có thể làm tăng LDL hoặc giảm HDL. Bao gồm:

  • Thuốc kháng vi rút
  • Thuốc hóa trị
  • Chẹn beta
  • Thuốc lợi tiểu
  • Các steorid

Lối sống 

Lười vận động làm tăng mỡ máu (Nguồn ảnh: Bill Stainton)Lười vận động làm tăng mỡ máu (Nguồn ảnh: Bill Stainton)Những thói quen hằng ngày có thể ảnh hưởng đến nồng độ LDL, HDL trong máu

  • Lười vận động: các bác sĩ cho biết hoạt động thể chất càng ít thì nồng độ cholesterol tốt trong cơ thể bạn càng thấp.
  • Hút thuốc: Hút thuốc có thể làm tăng cholesterol LDL và làm giảm HDL.
  • Căng thẳng: Căng thẳng kích thích cơ thể sản sinh ra hormon. Điều này khiến cholesterol được sản xuất nhiều hơn.
  • Uống quá nhiều rượu có thể làm tăng cholesterol.

Một số bệnh mạn tính

Một số bệnh khiến lượng LDL trong cơ thể cao hơn bình thường, ví dụ như: đái tháo đường type 2, béo phì. 

Triệu chứng LDL- cholesterol “xấu”

Tăng LDL thường không gây ra triệu chứng lâm sàng rõ ràng, nhưng nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Vì thế nồng độ cholesterol máu cần được kiểm tra định kỳ, đặc biệt là đối với những người có tiền sử cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

Nồng độ cholesterol máu được xác định thông qua ba chỉ số: LDL, HDL và cholesterol toàn phần. Bảng dưới đây cho biết nồng độ các loại cholesterol ở người bình thường:

Loại cholesterol

Nồng độ bình thường

Cholesterol toàn phần

Dưới 200 mg/dL

LDL

Dưới 100 mg/dL

HDL

Trên 60 mg/dL

Triglycerid

Dưới 150 mg/dL

Định lượng cholesterol thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời (Nguồn ảnh: Step One foods) Định lượng cholesterol thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời (Nguồn ảnh: Step One foods) Mọi người nên kiểm tra cholesterol máu định kỳ 4 đến 6 năm một lần. Những người có yếu tố nguy cơ tim mạch nên kiểm tra thường xuyên hơn.

Phòng bệnh LDL- cholesterol “xấu”

Trung tâm kiểm soát và Dự phòng bệnh tật Mỹ (The Centers for Disease Control and Prevention  - CDC) cho biết mọi người có thể giảm nồng độ LDL bằng việc thiết lập lối sống khoa học.

Lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe

Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn (Nguồn ảnh: Iran dried fruit)Bổ sung nhiều chất xơ vào chế độ ăn (Nguồn ảnh: Iran dried fruit)Để kiểm soát nồng độ LDL, nên hạn chế ăn các thực phẩm chứa chất béo bão hòa và tránh sử dụng các loại dầu từ thực vật vùng nhiệt đới như dầu cọ, dầu dừa để nấu ăn. Tăng cường tiêu thụ chất xơ để tăng nồng độ HDL, giảm LDL cholesterol.

Dành thời gian cho các hoạt động thể chất 

Thể dục thường xuyên để khỏe mạnh hơn (Nguồn ảnh: Pinterest)Thể dục thường xuyên để khỏe mạnh hơn (Nguồn ảnh: Pinterest)Những người thừa cân, béo phì có nguy cơ bị tăng LDL cao hơn. Do đó mọi người cần duy trì thói quen thể dục thể thao, đặc biệt là những người thừa cân, có BMI lớn.

Trung bình, một người trưởng thành nên dành khoảng  30 phút mỗi ngày, 150 phút mỗi tuần cho các hoạt động thể chất. Bạn có thể tập các bài tập cardio như đi bộ nhanh hoặc chạy. Các bài tập tăng cường cơ bắp như tập tạ cũng giúp bạn duy trì mức cân nặng vừa phải.

Ngừng hút thuốc

Ngừng hút thuốc lá (Nguồn ảnh: drugs)Ngừng hút thuốc lá (Nguồn ảnh: drugs)Hút thuốc lá gây nhiều tác hại đối với sức khỏe. Một trong số đó là làm tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch, đặc biệt ở những người đã có sẵn bệnh nền là tăng cholesterol máu.

Uống rượu ít đi 

Số lượng rượu nên uống một ngày (Nguồn ảnh: Wine folly)Số lượng rượu nên uống một ngày (Nguồn ảnh: Wine folly)Uống quá nhiều rượu làm tăng cholesterol và triglycerid. Các chuyên gia khuyên rằng:  nam giới không nên uống quá hai ly mỗi ngày, còn nữ giới nên uống ít hơn 1 ly một ngày.

Điều trị LDL- cholesterol “xấu”

Tùy vào thể trạng và mức độ tăng cholesterol của mỗi cá nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng những cách điều trị khác nhau. Dưới đây là một số thuốc hay dùng để điều trị rối loạn mỡ máu:

  • Statin: Thuốc này làm chậm quá trình sản xuất cholesterol trong gan. Ngoài ra,còn giúp gan phân hủy cholesterol.
  • Thuốc tạo phức với axit mật: Thuốc làm tăng thải axit mật ra khỏi cơ thể, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu thụ cholesterol, làm giảm cholesterol máu.
  • Niacin: Là dẫn xuất của vitamin B3, làm tăng HDL, giảm LDL.
  • Fibrates:  làm giảm triglycerid.
  • Thuốc ức chế PCSK9: thuốc đặc biệt hiệu quả với những trường hợp tăng cholesterol máu gia đình.

Nguy cơ tiểm ẩn của tăng LDL cholesterol 

LDL gây xơ vữa động mạch (Nguồn ảnh: NIH Medlineplus)LDL gây xơ vữa động mạch (Nguồn ảnh: NIH Medlineplus)

Nồng độ LDL cao có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:

  • Xơ vữa động mạch
  • Bệnh động mạch cảnh
  • Bệnh tim
  • Nhồi máu cơ tim
  • Đột quỵ

Kết luận

LDL vận chuyển cholesterol đến thành mạch, HDL vận chuyển cholesterol từ thành mạch về tế bào gan và đào thải ra ngoài. Vì thế LDL là cholesterol xấu, HDL là cholesterol tốt. Khi nồng độ LDL quá cao rất dễ hình thành các mảng xơ vữa trong lòng mạch máu, đây là nguy cơ dẫn đến bệnh tim mạch.

LDL tăng cao có thể do di truyền hoặc do thói quen sinh hoạt không khoa học. Do đó, thay đổi lối sống là biện pháp rất cần thiết để phòng cũng như điều trị tình trạng LDL cao. Trước tiên là thay đổi trong chế độ ăn: ăn ít chất béo chuyển hóa, ít chất béo báo hòa, và tăng cường chất xơ. Đồng thời, không quên tập thể dục thường xuyên.

Nồng độ LDL quá cao gây ra những biến chứng khó lường như: nhồi máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, đột quỵ. Do đó kiểm tra sức khỏe thường xuyên, định kỳ là việc làm hết sức quan trọng để theo dõi nồng độ các cholesterol trong máu.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!