Vị trí, cấu tạo và chức năng của dạ dày

Dạ dày là một cơ quan thuộc hệ tiêu hóa, có nhiệm vụ chứa và tiêu hóa thức ăn. Giải phẫu của nó khá phức tạp, bao gồm bốn phần và hai bờ cong, nhận nguồn cấp máu chủ yếu từ động mạch thân tạng. Dạ dày được chi phối bởi các dây thần kinh phế vị và đám rối thân tạng.

Nhờ có dạ dày mà con người có khả năng ăn mòn kim loại và có thể ăn những gì mình muốn. Điều này xảy ra được là do tính axit mạnh của axit clohydric và tính chất giãn nở của cơ quan này.

Thông tin cơ bản về dạ dày

Mối liên quan với các cơ quan lân cận

Phía trước: cơ hoành, gan (thùy trái) và thành trước bụng.

Phía sau: hậu cung mạc nối, tụy, thận và tuyến thượng thận trái, lách và động mạch lách.

Phía trên: thực quản và cơ hoành.

Phía dưới: ngang mạc treo kết tràng ngang.

Phân chia thành các phần

Tâm vị, đáy vị, thân vị, phần môn vị.

Chức năng

Tiêu hoá, hấp thụ thức ăn, bài tiết hoóc môn.

Mô học gồm các lớp

Niêm mạc, dưới niêm mạc, lớp cơ và thanh mạc.

Mạch máu dạ dày

Động mạch vị, động mạch vị mạc nối, động mạch vị ngắn, động mạch vị sau, động mạch vị tá tràng.

Thần kinh của dạ dày

Thần kinh phó giao cảm: dây thần kinh phế vị (X).

Thần kinh giao cảm: đám rối thân tạng (T5-T12 ).

Hệ bạch huyết

Hệ thống các hạch bạch huyết dạ dày, vị ngắn, vị tá tràng, môn vị đổ vào các hạch thân tạng → hạch bạch huyết ruột → bể nhũ chấp→ ống ngực.

 Bệnh có thể gặp

Thoát vị dạ dày qua khe thực quản.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu mọi khía cạnh của dạ dày được đề cập ở trên, bao gồm cả vị trí chính xác của dạ dày trong ổ bụng. 

Giải phẫu

Vị trí

Dạ dày là phần phình to nhất của ống tiêu hóa, nằm giữa thực quản và tá tràng. Chính xác hơn, dạ dày kéo dài từ khu vực giữa tâm vị đến lỗ môn vị của đường tiêu hóa. Nó được phủ lên và liên kết với các cơ quan khác bởi phúc mạc. Mạc nối nhỏ nối dạ dày với gan và sau đó phủ xung quanh dạ dày. Mạc nối lớn đi xuống từ dạ dày, treo lơ lửng như một tấm màn. Phúc mạc khá phức tạp đòi hỏi phải hiểu đúng và đầy đủ, vì vậy hãy xem các nguồn thông tin sau đây để tránh hiểu sai.

Dạ dày nằm bên trong ổ bụng ở một khu vực nhỏ gọi là giường của dạ dày, dạ dày nằm trên đó khi cơ thể ở tư thế nằm ngửa. Vị trí dạ dày nằm tương ứng với các vùng: vùng thượng vị, rốn và vùng hạ sườn trái. Dạ dày cũng có các mối liên quan giải phẫu với một số cấu trúc lân cận.

Liên quan các tạng lân cận của dạ dày

Phía trước

Cơ hoành, gan (thùy trái) và thành bụng.

Phía sau

Hậu cung mạc nối, tuỵ, thận trái và tuyến thượng thận trái, lách và động mạch lách.

Phía trên

Thực quản và cơ hoành.

Phía dưới

Mạc treo kết tràng ngang.

Cấu tạo gồm các phần

Dạ dày bao gồm: bốn phần chính của dạ dày là tâm vị, đáy vị, thân vị và môn vị. Như tên của nó, tâm vị bao quanh lỗ tâm vị - là lỗ giữa thực quản và dạ dày, đây là nơi đầu tiên mà thức ăn được ăn vào đi qua. Đáy vị nằm vị trí phía trên của dạ dày, nằm ở vị trí cao hơn so với mặt phẳng ngang qua lỗ tâm vị. 

Giải phẫu của dạ dày (nhìn từ trước)

Tiếp theo, thân vị là phần lớn nhất của dạ dày. Cuối cùng là môn vị đại diện cho phần cuối của dạ dày, có nhiệm vụ chuyển các chất trong dạ dày vào tá tràng. Môn vị được chia thành hai khu vực rõ ràng là môn vị nối với dạ dày và môn vị nối với tá tràng. Các chất trong ống môn vị đi vào tá tràng qua lỗ môn vị, sự đóng mở của chúng được điều khiển bởi cơ thắt môn vị - một loại cơ trơn và có hình tròn.

Dạ dày có hình chữ J đặc trưng được tạo ra bởi hai bờ có độ cong không bằng nhau. Bờ cong lồi và dài hơn nằm ở bên trái của dạ dày được gọi là bờ cong lớn, nó bắt đầu từ rãnh tâm vị - hình thành từ giữa ranh giới thực quản và đáy vị. Ngược lại, bờ cong lõm ngắn hơn nằm ở bên phải dạ dày là bờ cong nhỏ. Phía cuối cùng có một rãnh nhỏ gọi là khuyết góc dạ dày, đánh dấu đường giao nhau giữa phần thân và môn vị của dạ dày.

Ghi nhớ

Có cách nào dễ dàng để ghi nhớ các bộ phận của dạ dày không? Tất nhiên là có! Chỉ cần nhớ cụm từ “Cows Find Bulls Passionate”, viết tắt của:

  • Cardium: tâm vị
  • Fundus: đáy vị
  • Body: thân vị
  • Pylorus: môn vị

Chức năng

Chức năng chính của dạ dày liên quan đến quá trình tiêu hóa của cơ thể. Thức ăn được đưa vào dạ dày từ thực quản qua lỗ tâm vị, nhào trộn với dịch vị do dạ dày tiết ra. Các cơn co bóp dạ dày lặp đi lặp lại để phá vỡ thức ăn thành các mảnh nhỏ hơn và trộn chúng với dịch vị. Các enzym và axit clohydric ( pH 1-2 ) trong dịch dạ dày sẽ phân hủy thức ăn nhiều hơn, tạo thành một chất lỏng bán phần gọi là dưỡng chấp. Chất này đi vào tá tràng qua lỗ môn vị nhờ nhu động dạ dày. Dạ dày có thể căng ra khá nhiều và tích tụ từ 2 đến 3 lít thức ăn.

Ngoài quá trình tiêu hóa, dạ dày cũng tham gia vào quá trình hấp thụ ở một mức độ nhỏ. Cụ thể, nó có thể hấp thụ nước, caffein và một tỷ lệ nhỏ ethanol. Dạ dày cũng đóng vai trò kiểm soát sự bài tiết và nhu động trong đường tiêu hóa bằng cách giải phóng một số hoóc môn như gastrin, cholecystokinin, secrettin và peptide ức chế dạ dày.

Cấu trúc mô học 

Dạ dày gồm có 4 lớp: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớpthanh mạc (Nguồn ảnh: Wikimedia) Dạ dày gồm có 4 lớp: Lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớpthanh mạc (Nguồn ảnh: Wikimedia)  

Chúng ta đã được thấy cấu trúc bên ngoài của dạ dày. Hãy đi sâu hơn để xem bên trong và cấu trúc vi mô của nó. Dạ dày bao gồm bốn lớp mô học từ trong ra ngoài lần lượt là: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ và lớp thanh mạc. 

Khi dạ dày rỗng hoặc chứa một lượng rất nhỏ thức ăn, nó sẽ ở trạng thái co lại. Niêm mạc có nhiều khía, nhăn nheo, bao gồm các đường gờ được gọi là nếp gấp dạ dày. Trong quá trình căng giãn các nếp gấp của dạ dày biến mất. Dọc theo bờ cong nhỏ có một rãnh liên tục xuất hiện tạm thời được gọi là ống dạ dày, hình thành giữa các nếp gấp của dạ dày. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông nước bọt và chất lỏng trong quá trình nuốt.

Niêm mạc được lót bởi biểu mô trụ đơn và phủ bởi một lớp nhầy bảo vệ có tính kiềm. Lớp biểu mô có bề mặt lõm xuống lớp đệm, được gọi là phễu dạ dày, sâu hơn vào các lớp bên dưới gọi là tuyến dạ dày. Tùy thuộc vào từng phần của dạ dày mà tuyến này bao gồm các loại tế bào khác nhau. Tế bào cổ tuyến tiết chất nhầy tạo ra lớp nhầy, trong khi tế bào viền tiết ra axit clohydric. Tế bào chính giải phóng pepsinogen - một tiền chất không hoạt động và biến đổi thành enzyme pepsin hoạt động được trong môi trường pH thấp. Đổi lại, các tế bào thần kinh nội tiết giải phóng các hoóc môn khác nhau đã được đề cập trước đó.

Lớp tiếp theo là lớp dưới niêm mạc, gồm các mô liên kết lỏng lẻo chứa mạch máu và thần kinh.

Lớp thứ ba được gọi là lớp cơ, bao gồm ba lớp cơ trơn. Từ bên trong ra bên ngoài lần lượt là lớp cơ chéo ở trong, cơ vòng ở giữa và cơ dọc ở bên ngoài. Lớp cơ chéo phủ toàn bộ dạ dày và hoạt động cùng với các lớp khác để tạo ra sự co bóp của dạ dày trong quá trình tiêu hóa. Lớp cơ vòng ở giữa nằm đồng tâm với trục dài của dạ dày và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cơ thắt môn vị. Lớp cơ dọc ngoài nằm dọc theo hai bờ cong của dạ dày. 

Lớp cuối cùng là thanh mạc gồm phúc mạc tạng phủ bề mặt dạ dày.

Ghi nhớ 

Bạn dễ dàng nhớ các lớp dạ dày bằng cách sử dụng phương pháp ghi nhớ. “M.S.M.S”, viết tắt của:

  • Mucosa: lớp niêm mạc.
  • Submucosa: lớp dưới niêm mạc.
  • Muscularis externa: lớp cơ.
  • Serosa: lớp thanh mạc.

Mạch máu

Dạ dày được cấp máu từ hai hệ thống mạch máu dọc theo các bờ cong và một số nhánh trực tiếp.Nguồn ảnh: Atlas of human anatomy- Frank.H.Netter MD Dạ dày được cấp máu từ hai hệ thống mạch máu dọc theo các bờ cong và một số nhánh trực tiếp.Nguồn ảnh: Atlas of human anatomy- Frank.H.Netter MD 

Nguồn cung cấp máu của dạ dày bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, được cung cấp từ hai hệ thống mạch máu dọc theo các bờ cong và một số nhánh trực tiếp. Động mạch vị phải và động mạch vị trái (bắt nguồn từ động mạch gan chung và động mạch thân tạng) tạo thành vòng mạch bờ cong nhỏ cấp máu cho dạ dày. Động mạch vị mạc nối phải phát sinh từ động mạch vị tá tràng nối với động mạch vị mạc nối trái (bắt nguồn từ động mạch lách) tạo thành vòng mạch bờ cong vị lớn cấp máu cho dạ dày.

Động mạch lách cũng tách ra các động mạch vị ngắn cung cấp trực tiếp cho đáy và phần trên của dạ dày. Môn vị nhận máu từ động mạch vị tá tràng bắt nguồn từ động mạch gan chung. Các tĩnh mạch dạ dày đi kèm và liên quan chặt chẽ với động mạch cùng tên. Cuối cùng chúng đổ vào ba mạch lớn là tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch lách và tĩnh mạch mạc treo tràng trên. 

Thần kinh chi phối 

Dạ dày được chi phối bởi dây thần kinh phế vị (X) và đám rối thân tạng (T5-T12). Nguồn ảnh: kenhub.comDạ dày được chi phối bởi dây thần kinh phế vị (X) và đám rối thân tạng (T5-T12). Nguồn ảnh: kenhub.comDạ dày được chi phối bởi hệ thần kinh thực vật (Autonomic nervous system - ANS). Thần kinh phó giao cảm bắt nguồn từ các nhánh trước và nhánh sau của phế vị, xuất phát từ dây thần kinh phế vị trái và phải tương ứng. Nhánh trước phế vị chủ yếu chi phối một phần mặt trước của dạ dày, cũng như môn vị. Nhánh sau lớn hơn chi phối phần còn lại của mặt trước cũng như toàn bộ bề mặt sau. Hệ thần kinh phó giao cảm chịu trách nhiệm gây ra sự bài tiết và nhu động của dạ dày, cũng như làm giãn cơ vòng môn vị trong quá trình làm rỗng dạ dày. Các dây thần kinh phế vị cũng chi phối cảm giác đau, đầy và buồn nôn từ dạ dày.

Ngược lại, hệ giao cảm được chi phối bởi đám rối thân tạng. Các xung thần kinh bắt nguồn từ đốt sống ngực V đến đốt sống ngực XII và truyền đến đám rối thần kinh tạng qua dây thần kinh tạng lớn. Thần kinh giao cảm có nhiệm vụ ức chế nhu động của dạ dày và co thắt cơ vòng môn vị do đó ngăn cản quá trình làm rỗng dạ dày.

Hệ bạch huyết

Sự dẫn lưu bạch huyết của dạ dày có thể thay đổi giữa từng người với nhau nhưng các hạch bạch huyết khu vực đều giống nhau. Một số nhóm hạch:

  • Chuỗi hạch cạnh tâm vị.
  • Chuỗi hạch dạ dày (có chuỗi hạch bên trái và bên phải, tương ứng với các động mạch vị trái và phải).
  • Chuỗi hạch vị ngắn (tương ứng với các động mạch vị ngắn).
  • Chuỗi hạch vị - tá tràng (có các chuỗi hạch bên trái và bên phải theo sau các động mạch cùng tên).
  • Chuỗi hạch môn vị (được tạo thành từ các nhóm trên, dưới và nhóm môn vị).

Các nhóm này đổ vào nhóm hạch thân tạng, thoát qua hệ bạch huyết ruột vào bể nhũ chấp và từ đó chảy vào ống ngực. Cũng có sự dẫn lưu từ dạ dày đến các hạch lách và hạch mạc treo tràng trên.

Thoát vị dạ dày qua khe thực quản

Thoát vị dạ dày qua khe thực quản là sự lồi của một phần của dạ dày vào trung thất qua khe thực quản của cơ hoành. Nó có thể xảy ra với bất kỳ phần nào của dạ dày, nhưng thường gặp nhất là thoát vị cầu nối dạ dày- thực quản (thoát vị trượt), chiếm 95% các trường hợp. Phần đáy của dạ dày, các phần khác hoặc thậm chí toàn bộ dạ dày có thể thoát vị vào trung thất, làm cho bệnh lý khá đa dạng.

Có một số nguyên nhân dẫn đến thoát vị dạ dày qua khe thực quản, chẳng hạn như chấn thương, dị tật bẩm sinh hay phẫu thuật trước đó. Tuy nhiên, có lẽ hay gặp nhất là ở người tuổi cao, dẫn đến nhão cơ hoành và giãn rộng lỗ thực quản, tạo điều kiện cho thoát vị xảy ra.

Bệnh nhân chủ yếu không có triệu chứng nhưng có thể phàn nàn về các triệu chứng không đặc hiệu như ợ chua, buồn nôn, nôn, khó nuốt, khó chịu vùng thượng vị, đầy bụng sau ăn. Do bản chất không có triệu chứng, bệnh chủ yếu được chẩn đoán tình cờ trong quá trình nội soi đường tiêu hoá trên hoặc phương pháp chẩn đoán hình ảnh được thực hiện vì những lý do khác. 

Thoát vị dạ dày qua khe thực quản không có triệu chứng được điều trị bảo tồn, ví dụ như kiểm soát các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tuy nhiên, thoát vị có triệu chứng cần can thiệp phẫu thuật.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!