Giải phẫu và chức năng của dạ dày

Dạ dày là một cơ quan của hệ tiêu hóa. Nó là phần phình to của ống tiêu hóa, nối liền giữa thực quản và ruột non. Hình dạng của dạ dày có dạng đặc trưng. Bên phải của dạ dày được gọi là bờ cong lớn và bên trái là bờ cong nhỏ. Phần xa nhất và hẹp nhất của dạ dày được gọi là môn vị, thức ăn được trộn với dịch vị của dạ dày, sau đó đi qua môn vị vào ruột non.

Giải phẫu của dạ dày

Thành dạ dày gồm 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, có tác dụng nhào trộn và nghiễm thức ăn rất hiệu quả. Theo nguồn: vectorstock.com Thành dạ dày gồm 3 lớp cơ: cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo, có tác dụng nhào trộn và nghiễm thức ăn rất hiệu quả. Theo nguồn: vectorstock.com Thành dạ dày có cấu trúc tương tự như các thành phần khác của ống tiêu hóa, ngoài ra nó có thêm một lớp cơ chéo nằm giữa 2 lớp cơ vòng và dọc, giúp thực hiện quá trình co bóp và nghiền thức ăn. Khi dạ dày trống rỗng co bóp, niêm mạc và lớp dưới niêm mạc của nó được xếp thành những nếp gấp riêng biệt gọi là nếp dạ dày. Khi dạ dày chứa đầy thức ăn, các nếp dạ dày được kéo phẳng ra. 

Bề mặt niêm mạc dạ dày có các hốc nối thông với các tuyến dạ dày, thành các tuyến có các tế bào chế tiết. Theo nguồn: dreamstime.comBề mặt niêm mạc dạ dày có các hốc nối thông với các tuyến dạ dày, thành các tuyến có các tế bào chế tiết. Theo nguồn: dreamstime.comNếu kiểm tra niêm mạc của dạ dày bằng nội soi dạ dày, có thể quan sát thấy niêm mạc được bao phủ bởi nhiều hốc nhỏ. Đây là những lỗ mở của hốc dạ dày kéo dài vào trong niêm mạc, có hình ống thẳng và phân nhánh, tạo thành các tuyến dạ dày. 

Các loại tế bào biểu mô chế tiết

Có bốn tế bào biểu mô chế tiết bao phủ bề mặt dạ dày và kéo dài xuống các hốc và tuyến dạ dày:

  • Tế bàonhầy: tiết ra chất nhầy có tính kiềm, bảo vệ biểu mô dạ dày chống lại sự ăn mòn của axit.
  • Tế bào thành: tiết ra axit clohydric.
  • Tế bào chính: tiết ra pepsin, một loại men phân giải protein.
  • Tế bào G: tiết ra hormone gastrin.

Sự phân bố của các tế bào này khác nhau giữa các vùng của dạ dày. Cụ thể là, tế bào thành có nhiều trong hầu hết các vùng của dạ dày, nhưng hầu như không có ở môn vị. Các tế bào ở bề mặt và các tế bào ở cổ hốc tuyến dạ dày có dạng bọt - đây là các tế bào nhầy. Các loại tế bào khác nằm xa hơn trong hốc tuyến.

Động lực co bóp của dạ dày 

Sự co thắt của hệ cơ trơn giúp dạ dày thực hiện hai chức năng cơ bản. Đầu tiên, nó giúp dạ dày nghiền nát và trộn thức ăn, hóa lỏng để tạo thành hỗn hợp được gọi là "nhũ trấp". Thứ hai, nó đẩy hỗn hợp nhũ trấp đi qua ống môn vị, vào ruột non, quá trình này làm rỗng dạ dày. Dạ dày được chia thành hai vùng dựa trên nhu động: một vùng giống như ngăn chứa lớn, hoạt động như đàn phong cầm tạo áp lực liên tục vào lòng dạ dày và phần còn lại hoạt động như máy xay luôn nhào trộn thức ăn.

Phần gần của dạ dày (phần trên của thân dạ dày), có các cơn co thắt liên tục, tần số thấp, chịu trách nhiệm tạo ra áp suất cơ bản trong dạ dày. Quan trọng là, những cơn co thắt này cũng tạo ra một sự chênh lệch áp suất từ dạ dày đến ruột non và do đó giúp làm rỗng dạ dày. Điều thú vị là khi ăn nhiều thức ăn gây ra chướng bụng, nhưng sự co bóp của phần gần của dạ dày sẽ bị ức chế, làm phần này phình ra và tạo thành một khoang chứa lớn mà không làm tăng áp suất dạ dày một cách đáng kể - hiện tượng này được gọi là "giãn thích nghi".

Dạ dày phần xa, bao gồm phần dưới và hang vị dạ dày, ở đây có nhiều đợt co bóp mạnh theo nhu động, tăng dần biên độ khi truyền đến môn vị. Những cơn co thắt mạnh mẽ này làm cho dạ dày hoạt động giống như một chiếc “máy xay” rất hiệu quả. Tần suất co bóp khoảng 3 lần mỗi phút ở người và 5 đến 6 lần mỗi phút ở chó. Để điều hòa nhu động này, có một bộ máy điều hòa trong cơ trơn của bờ cong lớn, tạo ra các đợt sóng nhịp nhàng của nhu động. Như mong đợi, tình trạng chướng bụng sẽ kích thích mạnh các nhu động, đẩy nhanh quá trình hóa lỏng và do đó, làm rỗng dạ dày. Tiếp theo đến môn vị là một thành phần của phần thấp dạ dày. Khi nhũ trấp được đưa đến môn vị, các nhu động ở đây sẽ ép chúng lại và chia nhỏ rồi đẩy từng đợt đến ruột non.

Hoạt động ở cả phần gần và phần xa của dạ dày được kiểm soát bởi một tập hợp các tín hiệu thần kinh và hormon rất phức tạp. Theo cơ chế thần kinh, hoạt động của dạ dày do hệ thống thần kinh ruột - phó giao cảm (chủ yếu là thần kinh phế vị) và hệ giao cảm chi phối. Theo cơ chế thể dịch, nhiều hormon có ảnh hưởng đến nhu động của dạ dày như: gastrin và cholecystokinin hoạt động giúp giãn phần gần của dạ dày và cải thiện sức co bóp ở phần xa. Do vậy, nhu động của dạ dày là kết quả của việc phối hợp nhịp nhàng các tín hiệu ức chế và kích thích.

Các chất lỏng dễ dàng đi qua môn vị theo từng đợt, nhưng chất rắn phải được giảm đến đường kính nhỏ hơn 1-2mm trước khi đi qua van lỗ môn vị. Các chất rắn lớn hơn được nhu động đẩy về phía môn vị, nhưng sau đó bị đẩy ngược trở lại khi chúng không đi qua được môn vị - điều này tiếp tục cho đến khi chúng giảm kích thước đủ để qua được môn vị.

Bạn có thắc mắc "Điều gì sẽ xảy ra với chất rắn khó tiêu - ví dụ như đá hoặc một đồng xu? Liệu nó có nằm mãi trong dạ dày không?" Nếu chất rắn khó tiêu này đủ lớn, chúng thực sự không thể đi vào ruột non và sẽ ở lại trong dạ dày trong thời gian dài, gây tắc nghẽn dạ dày, hoặc phải tống chúng ra ngoài bằng cách nôn. Tuy nhiên, nhiều chất rắn khó tiêu không đi qua môn vị ngay sau bữa ăn, mà nó đi vào ruột non trong khoảng thời gian giữa các bữa ăn. Điều này là do một cơ chế gọi là phức hợp vận chuyển, cơ chế này tạo ra các nhu động xuất phát từ dạ dày, lan đến ruột để thực hiện chức năng vệ sinh làm sạch đường tiêu hóa theo định kỳ. 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!