Bàn chân: Cấu trúc giải phẫu và các vấn đề thường gặp

Cơ, gân và dây chằng chạy dọc theo bề mặt của bàn chân, cho phép thực hiện các chuyển động phức tạp cần thiết cho vận động và giữ thăng bằng. Gân Achilles kết nối gót chân với cơ bắp chân và rất cần thiết cho các hoạt động chạy, nhảy và đứng trên các ngón chân.

Video: Bảo vệ sức khỏe cho đôi bàn chân

Bàn chân là một cấu trúc linh hoạt tạo bởi xương, khớp, cơ và mô mềm cho phép chúng ta đứng thẳng và thực hiện các hoạt động như đi bộ, chạy và nhảy. Bàn chân được chia thành 3 phần:

  • Bàn chân trước chứa 5 ngón chân (ngón cái có 2 xương đốt ngón, các ngón còn lại có 3 xương đốt ngón) và 5 xương đốt bàn chân.
  • Bàn chân giữa là một tập hợp xương giống như kim tự tháp tạo thành vòm bàn chân. Chúng bao gồm 3 xương hình chêm, xương ghe và xương hộp.
  • Bàn chân sau tạo thành gót chân và mắt cá chân. Xương sên nâng đỡ các xương chân (xương chày và xương mác), tạo thành mắt cá chân. Xương gót chân là xương lớn nhất ở bàn chân.

Cơ, gân và dây chằng chạy dọc theo bề mặt của bàn chân, cho phép thực hiện các chuyển động phức tạp cần thiết cho vận động và giữ thăng bằng. Gân Achilles kết nối gót chân với cơ bắp chân và rất cần thiết cho các hoạt động chạy, nhảy và đứng trên các ngón chân.

Các vấn đề thường gặp ở bàn chân

  • Viêm cân gan chân: Viêm dây chằng cân gan chân dọc theo mặt dưới của bàn chân. Các triệu chứng thường gặp là đau ở gót chân và vòm chân, đau nhất nhất là vào buổi sáng.
  • Thoái hóa khớp bàn chân: Tuổi tác và sự hao mòn khiến lớp sụn ở bàn chân bị hao mòn. Đau, sưng và biến dạng ở bàn chân là các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp.
  • Bệnh gút: Các tinh thể lắng đọng trong các khớp, gây viêm đau và sưng tấy dữ dội. Ngón chân cái thường bị ảnh hưởng bởi bệnh gút.
  • Bệnh nấm da chân: Tình trạng nhiễm nấm ở bàn chân, khiến da chân bị khô, bong tróc, đỏ và kích ứng. Rửa chân hàng ngày và giữ cho bàn chân khô ráo có thể ngăn ngừa nấm da chân.
  • Viêm khớp dạng thấp: Một dạng viêm khớp tự miễn dịch gây viêm và tổn thương khớp. Các khớp ở bàn chân, mắt cá chân và ngón chân có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm khớp dạng thấp.
  • Biến dạng ngón chân cái: Xương nổi rõ ở gốc ngón chân cái có thể khiến ngón chân cái quay vào trong. Biến dạng ngón chân cái có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng thường do di truyền hoặc do đi giày không vừa vặn. 
  • Tổn thương gân Achilles: Đau ở phía sau gót chân có thể gợi ý một vấn đề ở gân Achilles. Chấn thương có thể xảy ra đột ngột hoặc đau dai dẳng hàng ngày (viêm gân). 
  • Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường: Những người bị tiểu đường rất dễ bị nhiễm trùng bàn chân, có thể trầm trọng hơn so với biểu hiện của chúng. Những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân của họ hàng ngày để tìm bất kỳ chấn thương hoặc dấu hiệu phát triển của nhiễm trùng như đỏ, ấm, sưng và đau. 

Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường (Nguồn ảnh sciencedirect.com)Nhiễm trùng bàn chân do tiểu đường (Nguồn ảnh sciencedirect.com)

  • Phù bàn chân: Bàn chân bị sưng phù một chút có thể là bình thường do đứng lâu và thường gặp ở những người bị giãn tĩnh mạch. Phù chân cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề về tim, thận hoặc gan.
  • Vết chai: Sự tích tụ của lớp da cứng trên khu vực thường xuyên bị ma sát hoặc áp lực lên bàn chân. Vết chai thường phát triển ở vùng lồi của bàn chân hoặc gót chân và có thể gây khó chịu hoặc đau đớn.
  • Gai gót chân: Sự phát triển bất thường của xương ở gót chân, có thể gây đau dữ dội khi đi hoặc đứng. Những người bị viêm cân gan chân, bàn chân bẹt hoặc vòm cao có nhiều khả năng bị gai gót chân.
  • Móng chân mọc ngược: Một hoặc cả hai bên móng chân có thể mọc vào vào trong da. Móng chân mọc ngược có thể gây đau đớn hoặc dẫn đến nhiễm trùng. 
  • Bàn chân bẹt: Vòm bàn chân bẹt trong khi đứng hoặc đi bộ, có khả năng gây ra các vấn đề về chân khác. Bàn chân bẹt có thể được sửa chữa bằng đế giày chỉnh hình nếu cần thiết.
  • Nấm móng chân: Nấm gây đổi màu hoặc làm mủn móng. Nhiễm nấm móng có thể khó điều trị.
  • Ngón chân hình búa (ngón chân vồ): Khớp ở giữa ngón chân có thể không thể duỗi thẳng, khiến ngón chân hướng xuống dưới. Kích ứng và các vấn đề khác ở chân có thể phát triển nếu không có giày dép đặc biệt để phù hợp với ngón chân hình búa.
  • Đau xương đốt bàn chân: Đau và viêm ở bóng bàn chân (vùng gan chân giáp các ngón chân). Hoạt động gắng sức hoặc đi giày không vừa vặn là những nguyên nhân thường gặp.
  • Vuốt bàn chân: Sự co lại bất thường của các khớp ngón chân, gây ra hiện tượng giống móng vuốt. Móng vuốt có thể gây đau và thường phải thay giày dép.
  • Gãy xương: Xương đốt bàn chân là loại xương thường xuyên bị gãy nhất ở bàn chân, do chấn thương hoặc sử dụng quá mức. Đau, sưng, đỏ và bầm tím có thể là dấu hiệu của gãy xương.
  • Mụn cơm: Một bệnh nhiễm vi rút ở lòng bàn chân có thể hình thành vết chai với đốm đen ở trung tâm. Mụn cơm có thể gây đau đớn và khó điều trị.
  • U thần kinh Morton: U phát triển từ mô thần kinh, thường nằm giữa ngón chân thứ ba và thứ tư. U thần kinh có thể gây đau, tê và bỏng rát và thường cải thiện khi thay giày dép.

Kiểm tra bàn chân

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể tìm tình trạng sưng, biến dạng, đau, đổi màu hoặc thay đổi da để giúp chẩn đoán vấn đề về bàn chân.
  • Chụp X-quang bàn chân: Phim chụp X-quang bàn chân đơn giản có thể phát hiện gãy xương hoặc tổn thương do viêm khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): MRI sử dụng nam châm công suất cao và máy tính để tạo hình ảnh chi tiết của bàn chân và mắt cá chân.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): CT sử dụng nhiều tia X và máy tính dựng hình ảnh chi tiết của bàn chân và mắt cá chân.

Điều trị bàn chân

  • Chỉnh hình: Miếng lót được mang trong giày có thể cải thiện nhiều vấn đề về chân. Dụng cụ chỉnh hình có thể được làm theo yêu cầu hoặc có kích thước tiêu chuẩn.
  • Vật lý trị liệu: Một loạt các bài tập có thể cải thiện tính linh hoạt, sức mạnh và hỗ trợ bàn chân và mắt cá chân.
  • Phẫu thuật bàn chân: Trong một số trường hợp, gãy xương hoặc các vấn đề khác với bàn chân cần phải phẫu thuật sửa chữa.
  • Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau không kê đơn hoặc theo toa như paracetamol, ibuprofen và naproxen có thể điều trị hầu hết các cơn đau chân.
  • Thuốc kháng sinh: Nhiễm trùng bàn chân do vi khuẩn có thể cần dùng thuốc kháng sinh bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
  • Thuốc trị nấm: Bệnh nấm da chân và các bệnh nhiễm trùng nấm khác ở bàn chân có thể được điều trị bằng thuốc bôi hoặc thuốc uống.
  • Tiêm cortisone: Tiêm steroid như cortisone có thể hữu ích trong việc giảm đau và sưng ở một số vấn đề về chân.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Đứt gân chân là tổn thương nghiêm trọng ảnh hưởng tới chức năng vận động của chân. Người bị đứt gân chân có thể không thể đi lại, đi thành tật thậm chí tàn phế nếu không điều trị.
Xem thêm
Nóng rát bàn chân là dấu hiệu của bệnh: Bệnh tiểu đường, Bệnh lý thần kinh ngoại biên, Lạm dụng rượu bia, Chân của vận động viên,...
Xem thêm
Massage bàn chân không phải một phương pháp thư giãn xa xỉ chỉ có ở các spa. Bạn có thể học cách massage chân tại nhà để tự giải tỏa căng thẳng và bảo vệ sức khỏe chỉ với 10 – 20 phút mỗi ngày.
Xem thêm
Những căn bệnh có thể gây ngứa lòng bàn tay chân về đêm: Do nhiễm nấm, Do bị chèn dây thần kinh cổ hoặc lưng, Thiếu hụt vitamin, Do nổi mề đay mẩn ngứa,...
Xem thêm
Cách điều trị bàn chân bẹt ở người lớn: Đế chỉnh hình bàn chân, Thuốc kê toa, Phẫu thuật
Xem thêm
Các bệnh của lòng bàn chân: Bệnh nấm da ở lòng bàn chân, Mụn cóc, Lòng bàn chân xuất hiện nhiều mạch máu, Lòng bàn chân trắng bệch và bất thường,...
Xem thêm
Tê lòng bàn chân có thể do nhiều nguyên nhân hoặc bệnh lý sau: Nhiễm độc, Rượu, Chấn thương, Đau thần kinh tọa, Thừa cân béo phì,...
Xem thêm
Nóng gan bàn chân là hiện tượng bàn chân bị nóng lên kèm theo những cơn đau nhẹ hoặc nặng tuỳ theo mức độ của người bị. Thông thường, phần gan bàn chân sẽ có cảm giác nóng như bỏng cháy kèm theo đó là cảm giác rát, tê, ngứa hoặc châm chích ở bàn chân, đừng hiều nhầm triệu chứng này có liên quan đến viêm gan B.
Xem thêm
Hầu hết các vết thương từ nhẹ đến trung bình sẽ lành trong vòng 2 đến 4 tuần. Các chấn thương nặng hơn, chẳng hạn như chấn thương cần bó bột hoặc nẹp, sẽ cần thời gian lâu hơn, trung bình là khoảng từ 6 đến 8 tuần.
Xem thêm
Đau gan bàn chân có thể là biểu hiện của các bệnh lý sau: Viêm cân gan chân, Bệnh gút, Đau thần kinh tọa, Hội chứng ống cổ chân,...
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bàn chân
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!