Ngủ ngáy: Nguyên nhân, cách nhận biết và điều trị

Ngáy là âm thanh khàn khàn tạo ra khi luồng không khí hít vào khi ngủ đi qua cổ họng làm cho các mô đang giãn trong cổ họng rung lên. Gần như tất cả mọi người đều từng ngủ ngáy , nhưng một vài người lại ngủ ngáy mạn tính. Đôi khi nó cũng có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe có vấn đề nghiêm trọng. Ngoài ra, ngủ ngáy có thể gây phiền toái cho bạn đời của bạn.

Video Ngáy và những dấu hiệu bệnh nguy hiểm

Thay đổi lối sống, chẳng hạn như giảm cân, ngủ nghiêng  hoặc tránh uống rượu sát giờ đi ngủ có thể giúp ngừng ngáy.

Ngoài ra, có các thiết bị y tế và các loại phẫu thuật có thể làm giảm chứng ngáy ngủ. Tuy nhiên, những cách này không phù hợp hoặc không thực sự cần thiết cho những người ngủ ngáy

Triệu chứng ngủ ngáy

Ngủ ngáy ở trẻ em. Nguồn First ParentNgủ ngáy ở trẻ em. Nguồn First ParentNgáy thường liên quan đến chứng rối loạn giấc ngủ được gọi là chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA). Không phải tất cả những người ngủ ngáy đều bị OSA, nhưng nếu ngáy ngủ kèm theo bất kỳ triệu chứng nào dưới đây thì bạn nên đi khám bác sĩ để kiểm tra OSA:

  • Ngừng thở khi ngủ
  • Ngủ ngày quá nhiều
  • Khó tập trung
  • Đau đầu vào buổi sáng
  • Đau họng khi thức giấc
  • Ngủ không ngon giấc
  • Thở hổn hển hoặc nghẹt thở vào ban đêm
  • Huyết áp cao
  • Đau ngực vào ban đêm
  • Tiếng ngáy của bạn quá lớn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn đời
  • Ở trẻ em, khả năng chú ý kém, có vấn đề về hành vi hoặc thành tích kém ở trường

OSA thường được đặc trưng bởi tiếng ngáy to sau đó là khoảng thời gian im lặng khi ngừng thở hoặc gần như ngừng thở. Cuối cùng, khoảng ngừng thở này có thể làm bạn thức dậy với một tiếng khịt mũi lớn hoặc thở hổn hển.

Bạn có thể ngủ lại dễ dàng do giấc ngủ bị gián đoạn mặc dù kiểu dừng thở này có thể lặp lại nhiều lần trong đêm.

Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn thường trải qua giai đoạn thở chậm lại hoặc ngừng hẳn ít nhất năm lần trong mỗi giờ ngủ. 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên vì chúng có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Nếu con bạn ngáy, hãy hỏi bác sĩ nhi khoa về việc đó vì trẻ em cũng có thể bị OSA. Các vấn đề về mũi và họng, chẳng hạn như amidan to bất thường và béo phì thường có thể thu hẹp đường thở của trẻ, có thể dẫn đến việc con bạn phát triển OSA. 

Nguyên nhân ngủ ngáy

Cấu trúc miệng. Nguồn GP.comCấu trúc miệng. Nguồn GP.com

Ngáy có thể do một số yếu tố, chẳng hạn như cấu trúc miệng và xoang, lạm dụng rượu, dị ứng, cảm lạnh và thừa cân.

Khi bạn ngủ gật và chuyển từ giấc ngủ nhẹ sang giấc ngủ sâu, các cơ ở vòm miệng (vòm miệng mềm), cơ lưỡi và cổ họng sẽ bắt đầu giãn. Các mô trong cổ họng có thể giãn ra đủ khiến chúng chặn một phần đường thở của bạn và rung lên gây ra tiếng ngáy.

Đường thở của bạn càng bị thu hẹp, luồng không khí càng bị nén hơn. Điều này làm tăng độ rung của mô, khiến bạn ngáy to hơn.

Các tình trạng sau đây có thể ảnh hưởng đến đường thở và gây ra ngáy:

  • Giải phẫu miệng của bạn: Có vòm họng dày và thấp có thể thu hẹp đường thở của bạn. Những người thừa cân có thể có thêm các mô ở phía sau cổ họng khiến đường thở của họ bị thu hẹp. Tương tự, nếu lưỡi gà bị kéo dài ra hơn bình thường, luồng không khí có thể bị cản trở và độ rung tăng lên.
  • Lạm dụng rượu: Ngáy cũng có thể do uống quá nhiều rượu trước khi đi ngủ. Rượu làm giãn cơ cổ họng và giảm khả năng phản ứng tự nhiên của bạn chống lại tắc nghẽn đường thở.
  • Các vấn đề về mũi: Ngạt mũi mạn tính hoặc lệch vách ngăn giữa hai lỗ mũi có thể góp phần gây ra chứng ngủ ngáy.
  • Thiếu ngủ: Ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến cổ họng càng ngày càng giãn.
  • Tư thế ngủ: Ngáy thường xảy ra thường xuyên nhất và to nhất khi nằm ngửa khi ngủ vì tác động của trọng lực lên cổ họng làm thu hẹp đường thở. 

Các yếu tố ảnh hưởng

Các yếu tố có thể góp phần gây ra chứng ngủ ngáy bao gồm:

  • Giới tính: Đàn ông có nhiều khả năng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ hơn phụ nữ.
  • Thừa cân: Những người thừa cân hoặc béo phì có nhiều khả năng ngủ ngáy và mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn hơn.
  • Đường thở hẹp: Một số người có thể có vòm miệng mềm dài hơn bình thường, amidan lớn hoặc u tuyến, có thể thu hẹp đường thở và gây ra ngáy.
  • Lạm dụng rượu: Rượu làm giãn cơ cổ họng, làm tăng nguy cơ ngủ ngáy.
  • Bất thường về mũi: chẳng hạn như lệch vách ngăn, hoặc mũi của bạn bị tắc nghẽn mạn tính thì nguy cơ mắc chứng ngủ ngáy của bạn sẽ cao hơn.
  • Có tiền sử gia đình mắc chứng ngủ ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Di truyền là một yếu tố nguy cơ tiềm ẩn đối với OSA. 

Biến chứng

Ngủ ngáy thường chỉ gây khó chịu, làm gián đoạn giấc ngủ của bạn đời bên cạnh nhưng nếu ngủ ngáy liên quan đến OSA, bạn có nguy cơ mắc các biến chứng khác nghiêm trọng hơn như:

  • Ngủ ngày
  • Thường xuyên chán chường hoặc tức giận
  • Khó tập trung
  • Có nhiều nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, các bệnh về tim mạch và đột quỵ
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về hành vi, chẳng hạn như hung hăng hoặc các vấn đề trong học tập ở trẻ em.
  • Tăng nguy cơ tai nạn giao thông do thiếu ngủ.

Chẩn đoán ngủ ngáy

Để chẩn đoán tình trạng của bạn, bác sĩ đánh giá dựa trên các triệu chứng, tiền sử bệnh cũng như kết hợp thăm khám lâm sàng.

Bác sĩ có thể hỏi cần thêm thông tin từ bạn đời của bạn về thời điểm và cách bạn ngáy để giúp đánh giá mức độ nghiêm trọng của vấn đề. Nếu con bạn ngủ ngáy, bạn sẽ được hỏi thêm về mức độ nghiêm trọng của con bạn ngủ ngáy.

Chẩn đoán hình ảnh

Bác sĩ có thể yêu cầu thêm các cận lâm sàng như chụp phim X-quang, chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ. Các phim này giúp bác sĩ phát hiện các vấn đề ở cấu trúc đường thở của bạn chẳng hạn như vách ngăn bị lệch.

Nghiên cứu giấc ngủ

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chứng ngủ ngáy và các triệu chứng liên quan, bác sĩ có thể tiến hành một nghiên cứu giấc ngủ. Các nghiên cứu về giấc ngủ đôi khi có thể được thực hiện tại nhà.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe mà bạn có thể cần phải ở lại qua đêm tại trung tâm nghiên cứu giấc ngủ để tiến hành phân tích sâu về nhịp thở khi ngủ bằng cách đo đa ký giấc ngủ.

Khi đo đa ký giấc ngủ, bạn sẽ kết nối với nhiều cảm biến và được theo dõi qua đêm. Trong quá trình nghiên cứu giấc ngủ, nhiều thông tin sẽ được ghi lại như:

  • Sóng não
  • Mức oxy trong máu
  • Nhịp tim
  • Nhịp thở
  • Các giai đoạn ngủ
  • Chuyển động của mắt và chân

Điều trị ngủ ngáy

Xem chi tiết: 15 biện pháp chữa trị chứng ngủ ngáy hiệu quả

Để điều trị chứng ngủ ngáy trước tiên bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn thay đổi một vài lối sống như:

  • Giảm cân
  • Tránh uống rượu gần giờ đi ngủ
  • Điều trị nghẹt mũi
  • Tránh thiếu ngủ
  • Tránh nằm ngửa khi ngủ

Đối với chứng ngáy kèm theo ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, bác sĩ có thể đề nghị thêm:

  • Thiết bị chống ngáy ngủ là một dạng hàm tháo lắp, đưa hàm dưới ra phía trước để giữ cho đường thở được thông thoáng.

Nếu bạn chọn sử dụng thiết bị này bạn sẽ cần gặp nha sĩ để điều chỉnh thiết bị sao cho vừa vặn nhất. Bạn cũng sẽ cần gặp các bác sĩ về giấc ngủ để đảm bảo rằng thiết bị chống ngáy ngủ của mình đang hoạt động như dự kiến. Việc thăm khám nha khoa ít nhất mỗi sáu tháng trong năm đầu tiên, và sau đó là thăm khám hàng năm để kiểm tra độ phù hợp và đánh giá sức khỏe răng miệng của bạn.

Tiết nhiều nước bọt, khô miệng, đau hàm và khó chịu ở mặt là những tác dụng phụ có thể xảy ra khi đeo các thiết bị này.

  • Áp lực đường thở dương liên tục (CPAP). Phương pháp này bao gồm việc đeo mặt nạ che mũi hoặc miệng khi ngủ. Mặt nạ hướng không khí áp suất cao từ một máy bơm nhỏ cạnh giường đến đường thở của bạn đển nó luôn mở trong khi ngủ.

Phương pháp này loại bỏ chứng ngáy ngủ triệt để và thường được sử dụng để điều trị chứng ngủ ngáy khi kết hợp với ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA).

Mặc dù là phương pháp đáng tin cậy và hiệu quả nhất để điều trị OSA nhưng một số người cảm thấy khó chịu hoặc khó khăn khi điều chỉnh với tiếng ồn hoặc cảm giác của máy.

Áp lực thở dương liên tục CPAPÁp lực thở dương liên tục CPAP

 

  • Phẫu thuật đường thở trên. Có một số thủ thuật nhằm mở đường thở trên và ngăn chặn đáng kể tình trạng tắc đường thở trong khi ngủ bằng nhiều kĩ thuật khác nhau.

Ví dụ, trong một kĩ thuật gọi là phẫu thuật tạo hình tạo hình lưỡi gà- vòm miệng, bạn được gây mê toàn thân và bác sĩ phẫu thuật sẽ thắt và cắt các mô thừa từ cổ họng của bạn - một cách để nâng cơ cổ họng của bạn. Một thủ thuật khác được gọi là nâng hàm trên, liên quan đến việc di chuyển hàm trên và hàm dưới về phía trước, giúp mở đường thở. Cắt bỏ mô bằng tần số vô tuyến sử dụng sóng vô tuyến cường độ thấp để thu nhỏ mô ở vòm miệng mềm, lưỡi hoặc mũi.

Một kỹ thuật phẫu thuật mới hơn được gọi là kích thích dây thần kinh hạ vị sử dụng một kích thích tác động lên dây thần kinh điều khiển chuyển động về phía trước của lưỡi để lưỡi không chặn đường thở khi bạn hít thở.

Hiệu quả của các phẫu thuật này không giống nhau và đáp ứng khó có thể dự đoán.

Lối sống và các biện pháp chữa trị ngủ ngáy tại nhà

Để chữa trị hoặc làm dịu tiếng ngáy, hãy thử các mẹo sau:

  • Hãy giảm cân nếu bạn thấy mình thừa cân: Những người thừa cân có thể quá phát mô trong cổ họng góp phần gây ra chứng ngủ ngáy. Giảm cân có thể giúp giảm ngủ ngáy.
  • Ngủ nghiêng: Nằm ngửa khiến lưỡi của bạn thụt lùi vào cổ họng, thu hẹp đường thở và cản trở một phần luồng không khí. Hãy thử ngủ nghiêng. Còn nếu bạn thấy mình vẫn ngủ nằm ngửa, hãy thử khâu một quả bóng tennis vào mặt sau của áo pyjama.
  • Nâng cao đầu giường của bạn: Nâng cao đầu giường khoảng 10cm có thể giúp dịu tiếng ngáy.
  • Miếng dán mũi hoặc dụng cụ làm giãn bên ngoài mũi: Dải keo dán trên sống mũi giúp nhiều người tăng thể tích đường thở, tăng cường hô hấp. Dụng cụ làm giãn mũi là một dải keo cứng kẹp ở vách mũi và đặt trong lỗ mũi. Tuy nhiên, miếng dán mũi và dụng cụ làm giãn mũi bên ngoài không hiệu quả đối với những người bị OSA.
  • Điều trị nghẹt hoặc tắc nghẽn mũi: Bị dị ứng hoặc lệch vách ngăn có thể hạn chế luồng không khí qua mũi. Điều này buộc bạn phải thở bằng miệng, làm tăng khả năng ngủ ngáy.

Trao đổi với bác sĩ về thuốc xịt steroid bán theo đơn nếu bạn bị nghẹt mũi mạn tính. Để sửa các khiếm khuyết cấu trúc trong đường thở, chẳng hạn như vách ngăn bị lệch, bạn có thể cần phải phẫu thuật.

  • Hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu và thuốc an thần: Tránh sử dụng đồ uống có cồn ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ và cho bác sĩ biết về chứng ngủ ngáy của bạn trước khi dùng thuốc an thần. Thuốc an thần và rượu làm suy giảm hệ thống thần kinh trung ương của bạn, gây ra sự thư giãn quá mức của các cơ, bao gồm cả các mô cơ trong cổ họng của bạn.
  • Bỏ hút thuốc: Bỏ thuốc lá có thể làm giảm chứng ngủ ngáy, ngoài ra còn có nhiều lợi ích sức khỏe khác.
  • Ngủ đủ giấc: Người lớn nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Số giờ ngủ khuyến cáo cho trẻ em khác nhau tùy theo độ tuổi. Trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo nên ngủ 10 đến 13 tiếng một ngày. Trẻ em trong độ tuổi đi học cần 9 đến 12 tiếng ngủ mỗi ngày và thanh thiếu niên nên có 8 đến 10 tiếng.

Thuốc thay thế

Vì ngáy là một vấn đề thường gặp nên có rất nhiều sản phẩm có sẵn, chẳng hạn như thuốc xịt mũi hoặc liệu pháp giả dược. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm chưa chứng minh hiệu quả trong các thử nghiệm lâm sàng.

Đối phó và hỗ trợ

Nếu bạn đời của bạn là người ngủ ngáy, đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy bực bội và mệt mỏi. Dưới đây là vài gợi ý để làm dịu tiếng ngủ ngáy nếu không hiệu quả hãy yêu cầu bạn đời đến gặp bác sĩ.

Sử dụng nút bịt tai hoặc tạo tiếng ồn xung quanh, chẳng hạn như máy tạo tiếng ồn hoặc đặt quạt gần giường có thể giúp giảm bớt tiếng ồn khi ngáy để bạn dễ ngủ hơn.

Chuẩn bị trước khi đến khám bác sĩ

Đến khám bác sĩ. Nguồn Fl Medi.Đến khám bác sĩ. Nguồn Fl Medi.

Hầu hết các trường hợp thì bạn có thể đến khám bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ đa khoa. Tuy nhiên, sau đó bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên điều trị chứng rối loạn giấc ngủ.

Bởi vì các buổi khám có thể diễn ra ngắn và thường có rất nhiều điều để nói, nên bạn nên chuẩn bị kỹ càng. Dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn sẵn sàng trước buổi khám và những gì có thể mong đợi từ bác sĩ.

Bạn có thể làm gì

  • Viết ra bất kỳ triệu chứng nào bạn đang gặp phải kể cả các triệu chứng không liên quan đến lý do bạn đến khám. Yêu cầu người ngủ cùng cũng viết ra những gì họ nghe thấy hoặc nhận thấy vào ban đêm khi bạn đang ngủ.

Hoặc tốt hơn, hãy yêu cầu người ngủ cùng đi với bạn đến buổi hẹn để họ có thể trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng của bạn.

  • Lập danh sách tất cả các loại thuốc, cũng như bất kỳ loại vitamin hoặc chất bổ sung nào bạn đang dùng.
  • Viết ra các câu hỏi để hỏi bác sĩ của bạn.

Thời gian của bạn với bác sĩ có thể bị hạn chế, vì vậy việc chuẩn bị một danh sách các câu hỏi có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian bên nhau. Đối với chứng ngủ ngáy, một số câu hỏi cơ bản cần hỏi bác sĩ bao gồm:

  • Điều gì khiến tôi ngáy khi ngủ?
  • Tiếng ngáy của tôi có phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như chứng ngừng thở do tắc nghẽn OSA không?
  • Tôi cần những loại xét nghiệm nào?
  • Điều gì xảy ra trong khi kiểm tra giấc ngủ?
  • Có những phương pháp điều trị nào cho chứng ngủ ngáy, và bác sĩ đề xuất phương pháp nào?
  • Những loại tác dụng phụ nào mà tôi có thể gặp phải khi điều trị?
  • Có lựa chọn thay thế nào cho cách điều trị chính mà bác sĩ đang đề xuất không?
  • Có bất kỳ bước nào tôi có thể tự thực hiện để giúp giảm chứng ngáy của tôi không?
  • Tôi có các bệnh lý khác. Làm thế nào tôi có thể kiểm soát tốt nhất các bệnh lý này cùng nhau?
  • Có bất kỳ quyển báo hoặc tài liệu in nào khác mà tôi có thể mang theo về nhà không? Tôi nên ghé thăm những trang web nào?

Ngoài những câu hỏi bạn đã chuẩn bị để hỏi bác sĩ, đừng ngần ngại đặt thêm câu hỏi trong cuộc hẹn.

Mong đợi những gì từ bác sĩ của bạn

Bác sĩ có thể sẽ hỏi bạn một số câu hỏi, sẵn sàng các câu trả lời để có nhiều thời gian hơn để tập trung vào những vấn đề bạn quan tâm. Bác sĩ có thể hỏi:

  • Lần đầu tiên bạn bắt đầu ngủ ngáy là khi nào?
  • Bạn có ngáy hàng đêm hay chỉ thỉnh thoảng lại ngáy?
  • Bạn có thường thức giấc vào ban đêm không?
  • Bạn có làm gì để cải thiện tình trạng ngủ ngáy của mình không?
  • Theo bạn thì điều gì dường như làm trầm trọng thêm tình trạng ngủ ngáy của mình?
  • Việc bạn ngủ ngáy có phụ thuộc vào tư thế cụ thể nào khi ngủ không?
  • Tiếng ngáy của bạn lớn đến mức nào? Nó có làm phiền bạn cùng giường không? Có thể nghe thấy đươc bên ngoài phòng ngủ?
  • Người bạn cùng giường có bao giờ nói với bạn rằng bạn bị ngừng thở hoặc thở không đều trong khi ngủ không?
  • Bạn có khịt mũi, bị sặc hoặc thở hổn hển khi thức giấc không?
  • Bạn đang gặp phải những triệu chứng ban ngày nào, chẳng hạn như buồn ngủ?

Bạn có thể làm gì trong thời gian chờ đến lịch hẹn khám bác sĩ

Trong khi thời gian đợi đến lịch hẹn, đây là một số mẹo bạn có thể thử:

  • Không uống rượu hoặc uống thuốc an thần trước khi đi ngủ.
  • Thử các miếng dán mũi không kê đơn.
  • Ngủ nghiêng, thay vì nằm ngửa.
  • Nếu vấn đề do nghẹt mũi, hãy thử dùng thuốc thông mũi không kê đơn trong một hoặc hai ngày.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!