Nên làm gì khi mệt mỏi do bệnh đái tháo đường típ 2

Nhìn lại 9 năm trước kể từ khi tôi được chẩn đoán bị đái tháo đường type 2 – T2D, cuộc sống của tôi không hề suôn sẻ.

Video: Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị đái tháo đường type 2.

Khi tôi được chẩn đoán, HbA1c của tôi đã ở mức cao - trên 13%! Trong 18 tháng sau đó, HbA1c của tôi giảm xuống gần một nửa nhờ sử dụng thuốc, thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục. Vào thời điểm đó, tôi đã tin rằng cuộc sống với bệnh đái tháo đường type 2 có thể kiểm soát được.

Nhưng mọi thứ luôn chuyển động. Tôi ngày càng già đi, thay đổi công việc, bệnh tật và những đứa con đi học đại học đã ảnh hưởng đến cách tôi quản lý cuộc sống với bệnh đái tháo đường.

Tôi không có đủ thời gian trong ngày cũng như không có đủ sức lực để giải quyết hết những việc cần làm. Đôi khi tôi kiểm soát bản thân tốt hơn những người khác. Nhưng vì một số lí do, tôi đã không đạt được kết quả điều trị tốt mặc dù tôi đã uống thuốc theo đúng chỉ định và thực hiện các thói quen lành mạnh

Sau một thời gian, rất dễ cảm thấy chán nản và thất vọng, thậm chí là kiệt sức.

Không thể kiểm soát mọi thứ

Điều đầu tiên tôi nhận là cuộc sống với T2D vô cùng phức tạp và không phải mọi thứ liên quan đến T2D đều nằm trong tầm kiểm soát của tôi. Lượng đường huyết (BG), mức năng lượng hoặc tâm trạng của tôi có thể thay đổi vào bất kỳ ngày nào. Mặc dù tôi thực hiện tuân thủ cùng một thói quen chăm sóc bản thân, dùng thuốc và lịch làm việc, kết quả nhận được có thể khác nhau từ ngày này sang ngày khác.

Mức độ BG là thước đo hàng ngày giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức BG. Trang diaTribe đã công bố danh sách 42 yếu tố ảnh hưởng đến BG. Các yếu tố phổ biến như: lượng carbohydrate được hấp thụ, chất lượng giấc ngủ hoặc dị ứng. Thậm chí cháy nắng cũng có thể làm cho chỉ số đường máu tăng hoặc giảm.

Với những yếu tố dễ thay đổi trên, đã có rất nhiều lần tôi nản lòng, thất vọng hoặc cảm thấy kiệt sức.

Kiểm soát suy nghĩ và hành động

Việc có thể kiểm soát suy nghĩ và hành động của bản thân đã cứu tôi ra khỏi “vũng lầy” thất vọng. Cụ thể đó là cách tôi suy nghĩ và giải quyết  những vấn đề tích cực và tiêu cực.

Đối với tôi, việc quản lí “trò chơi” tinh thần quan trọng như việc uống thuốc và thực hiện những thói quen lành mạnh. Tập trung chú ý đến suy nghĩ đặt tôi vào thế chủ động trong việc kiểm soát bản thân. Từ đó, tôi tự tin hơn vào kết quả mỗi khi lựa chọn hoặc ra quyết định .

Khi tôi cảm thấy chán nản, thất vọng hoặc thậm chí kiệt sức, có 4 điều có thể giúp tôi định hướng lại bản thân. Bạn có thể thử chúng và theo dõi hiệu quả của chúng.

Bốn điều nên thử khi mệt mỏi với bệnh đái tháo đường típ 2

Tử tế với chính mình

Không đổ lỗi, không xấu hổ. Tự phê bình bản thân sẽ không giúp ích được gì - tất cả những gì nhận được là khiến bạn rơi sâu hơn vào tuyệt vọng.

Hướng đến sự cải thiện, không phải sự hoàn hảo. Sự hoàn hảo sẽ không tồn tại dù bạn có bị bệnh đái tháo đường hay không.

Bạn mong muốn được tốt hơn, và bạn có thể quản lí cuộc sống với đái tháo đường type 2 tốt hơn bằng những bước nhỏ.

Trung thực với chính mình

Chỉ bằng cách thừa nhận những gì đang thực sự diễn ra, bạn mới có thể tạo ra một sự thay đổi hiệu quả.

Muốn quyết định thay đổi một điều gì đó, trước tiên phải giải quyết những vấn đề đang thực sự  xảy ra hoặc không xảy ra trong cuộc sống của bạn.

Mọi hành trình đều có nơi xuất phát. Đôi khi điểm xuất phát không phải là nơi chúng ta thực sự muốn, mà là nơi chúng ta đang ở. Đó mới là điều đúng đắn.

Thay đổi mọi thứ     Nấu ăn cùng gia đình là một việc làm vô cùng có ý nghĩa và khiến bạn hạnh phúc yêu đời hơn. Nguồn ảnh: Harvard Health     Nấu ăn cùng gia đình là một việc làm vô cùng có ý nghĩa và khiến bạn hạnh phúc yêu đời hơn. Nguồn ảnh: Harvard Health

Hãy thử những điều mới. Nếu thói quen chăm sóc sức khỏe không phù hợp với bạn, hãy thay đổi. Nếu bạn cảm thấy thể chất hoặc tinh thần không khỏe mạnh, hãy thay đổi.

Đôi khi tất cả những gì bạn cần là một chút gì đó mới mẻ để mỗi ngày trở nên tươi mới. Nấu ăn theo một công thức mới. Ra ngoài đi dạo. Mua chiếc túi mới đẹp đẽ để đựng đồ dùng hỗ trợ bệnh đái tháo đường.

Đôi khi cần có sự thay đổi lớn hơn. Cụ thể: đặt lịch hẹn với bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như bác sĩ nội tiết hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Xem xét cân nhắc một loại thuốc mới. Không sử dụng khoai tây chiên trong chế độ ăn.

Thay đổi những điều không phù hợp   sao cho việc thay đổi có ý nghĩa đối với bạn.

Yêu cầu giúp đỡNói chuyện cùng những người thân thiết sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, vui vẻ và có động lực tiếp tục chiến đấu với bệnh tật. Nguồn ảnh: iStockNói chuyện cùng những người thân thiết sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng, vui vẻ và có động lực tiếp tục chiến đấu với bệnh tật. Nguồn ảnh: iStock

Cuộc sống có thể trở nên quá sức đối với những người bị đái tháo đường. Nhận giúp đỡ từ những người khác có thể giúp người bệnh giảm tải sự quá sức này.

Hiểu biết về cuộc sống của bệnh nhân bị đái tháo đường là một quá trình phức tạp và liên tục. Tham khảo ý kiến một “chuyên gia” về lĩnh vực này có thể giúp bạn học cách tiếp cận tốt hơn và giải quyết vấn đề khi có thách thức.

Sự hỗ trợ đó có thể đến từ bất kỳ ai mà bạn cảm thấy thoải mái khi nói chuyện - một người bạn, người thân trong gia đình, bác sĩ hoặc một chuyên gia y tế khác. Bạn cũng có thể liên hệ với những người khác đang sống chung với bệnh đái tháo đường. Bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến một nhóm hỗ trợ vấn đề của bạn trong cộng đồng.

Có một cộng đồng những người bị bệnh đái tháo đường hoạt động trực tuyến tích cực, được gọi là #DOC, hoặc cộng đồng trực tuyến về bệnh đái tháo đường. Bạn có thể tìm thấy các diễn đàn thảo luận, cuộc trò chuyện trên Twitter và nhóm Facebook trực tuyến. Một trong những lợi thế của việc khai thác #DOC là nó hoạt động 24/7 cho dù bạn ở đâu.

Hơn tất cả, hãy nhớ rằng cuộc sống với T2D là một chặng đường dài. Chắc chắn sẽ có những mảnh vá thô ráp - nhưng tất cả rồi sẽ ổn. Bạn có quyền lựa chọn và thay đổi mọi thứ.

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!