Mệt mỏi và trầm cảm có liên quan đến nhau không?

Trầm cảm và hội chứng mệt mỏi mạn tính là hai tình trạng khiến ai đó cảm thấy cực kỳ uể oải, ngay cả khi đã ngủ ngon và đủ giấc. Hai tình trạng này có thể xuất hiện cùng một lúc. Rất dễ nhầm cảm giác mệt mỏi với trầm cảm và ngược lại.

Mối liên hệ giữa trầm cảm và mệt mỏi là gì?

Video: Bạn có đang bị trầm cảm không?

Trầm cảm xảy ra khi một người cảm thấy buồn bã, lo lắng hoặc tuyệt vọng trong một thời gian dài. Những người bị trầm cảm thường gặp vấn đề về giấc ngủ. Họ có thể ngủ quá nhiều hoặc hoàn toàn không ngủ.

Hội chứng mệt mỏi mạn tính là tình trạng một người có cảm giác mệt mỏi liên tục mà không có nguyên nhân cơ bản nào. Đôi khi hội chứng mệt mỏi mạn tính bị chẩn đoán nhầm là trầm cảm.

Sự khác biệt giữa trầm cảm và mệt mỏi là gì?

Sự khác biệt chính giữa hai tình trạng này: hội chứng mệt mỏi mạn tính chủ yếu là một rối loạn thể chất trong khi trầm cảm là một rối loạn sức khỏe tâm thần. Có thể có một số triệu chứng chồng chéo giữa hai tình trạng này.

Các triệu chứng của bệnh trầm cảm bao gồm:

  • Liên tục cảm thấy buồn, lo lắng hoặc trống rỗng
  • Vô vọng, bất lực hoặc cảm thấy vô giá trị
  • Không quan tâm đến sở thích  đã từng yêu thích
  • Ăn quá nhiều hoặc quá ít
  • Khó tập trung và khó đưa ra quyết định

Bệnh trầm cảm cũng có một số triệu chứng liên quan đến thể chất như:

  • Đau đầu
  • Chuột rút
  • Đau dạ dày
  • Một số triệu chứng khác

Họ cũng có thể khó đi vào giấc hoặc rất khó ngủ xuyên đêm dẫn đến kiệt sức.

Những người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính thường có các dấu hiệu cơ thể không liên quan đến trầm cảm. Bao gồm:

  • Đau khớp
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Đau cơ
  • Viêm họng

Hội chứng trầm cảm và mệt mỏi mạn tính cũng có những ảnh hưởng khác nhau đến từng cá nhân và hoạt động của họ. Những người bị trầm cảm thường cảm thấy rất uể oải và không muốn làm bất cứ điều gì, bất kể là nhiệm vụ hay công việc cần sự nỗ lực. Trong khi đó, những người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính thường muốn tham gia vào các hoạt động nhưng lại quá mệt mỏi không có sức làm.

Để chẩn đoán một trong hai tình trạng, bác sĩ sẽ loại trừ các rối loạn khác gây ra các triệu chứng tương tự. Nếu bác sĩ cho rằng bạn bị trầm cảm, họ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia sức khỏe tâm thần để đánh giá.

Một sự liên kết tai hại

Thật không may, những người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể trở nên trầm cảm. Trong khi trầm cảm không gây ra hội chứng mệt mỏi mạn tính, nhưng nó chắc chắn gây gia tăng sự mệt mỏi.

Nhiều người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính bị rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như mất ngủ hoặc ngưng thở khi ngủ. Những tình trạng này thường làm cho triệu chứng mệt mỏi trở nên tồi tệ hơn vì chúng ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon. Khi ai đó mệt mỏi, họ sẽ không có động lực hoặc năng lượng để thực hiện các hoạt động hàng ngày. Ngay cả khi đi bộ đến hộp thư cũng có thể cảm thấy giống như một cuộc chạy marathon. Việc không muốn làm bất cứ điều gì có thể khiến họ có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.

Mệt mỏi cũng có thể dẫn đến trầm cảm. Những người bị trầm cảm thường cảm thấy rất mệt mỏi và không muốn tham gia bất kỳ hoạt động nào.

Chẩn đoán trầm cảm và mệt mỏi

Để chẩn đoán trầm cảm, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và cung cấp một bảng câu hỏi đánh giá chứng trầm cảm. Họ có thể sử dụng các phương pháp khác, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang, để đảm bảo không có hội chứng rối loạn nào khác làm nhiễu kết quả khám.

Trước khi chẩn đoán hội chứng mệt mỏi mạn tính, bác sĩ sẽ tiến hành một số xét nghiệm để loại trừ các tình trạng khác có thể gây ra các triệu chứng tương tự. Chúng có thể bao gồm hội chứng chân không yên, tiểu đường hoặc trầm cảm.

Điều trị trầm cảm và mệt mỏi

Yoga là một phương pháp rất hữu ích để ổn định tinh thần, nâng cao sức khỏe. Nguồn ảnh: NDTVYoga là một phương pháp rất hữu ích để ổn định tinh thần, nâng cao sức khỏe. Nguồn ảnh: NDTV

Sử dụng liệu pháp hoặc tư vấn để điều trị trầm cảm. Trầm cảm cũng được điều trị bằng một số loại thuốc. Bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần và thuốc ổn định tâm trạng.

Dùng thuốc chống trầm cảm đôi khi làm cho các triệu chứng của hội chứng mệt mỏi mạn tính trở nên tồi tệ hơn. Đó là lý do tại sao bác sĩ sàng lọc hội chứng trầm cảm và hội chứng mệt mỏi mạn tính trước khi kê đơn bất kỳ loại thuốc nào.

Một số phương pháp điều trị có ích cho người mắc hội chứng mệt mỏi mạn tính, trầm cảm hoặc cả hai. Cụ thể như:

  • Bài tập thở sâu
  • Mát xa
  • Dãn cơ
  • Thái cực quyền (một loại võ thuật di chuyển chậm)
  • Yoga

Những người bị trầm cảm và hội chứng mệt mỏi mạn tính cũng nên cố gắng có thói quen ngủ tốt. Một số tips giúp ngủ lâu hơn và sâu hơn:

  • Đi ngủ vào cùng một giờ cố định mỗi đêm
  • Tạo môi trường thuận lợi (chẳng hạn như phòng tối, im lặng hoặc thoáng mát)
  • Tránh ngủ trưa dài (giới hạn trong 20 phút)
  • Tránh sử dụng thực phẩm, dồ uống ảnh hưởng đến giấc ngủ (chẳng hạn như caffeine, rượu và thuốc lá)
  • Tránh tập thể dục ít nhất 4 giờ trước khi đi ngủ

Khi nào nên đi khám

Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy bệnh ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn.Nguồn ảnh: DreamstimeHãy đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn thấy bệnh ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của bạn.Nguồn ảnh: Dreamstime

Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đang cảm thấy chật vật với tình trạng mệt mỏi kéo dài hoặc nghĩ rằng bạn bị trầm cảm. Cả hội chứng mệt mỏi mạn tính và trầm cảm đều gây ra những sự thay đổi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống cá nhân và công việc của bạn. Một điều tuyệt vời là cả hai tình trạng trên đều có thể cải thiện nếu được điều trị đúng cách.

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!