Nấc cụt: Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ và biện pháp khắc phục

Nấc cụt là sự co thắt không kiểm soát được, lặp đi lặp lại của cơ hoành. Cơ hoành là cơ ngay dưới phổi và phân chia ranh giới giữa ngực và bụng.

Cơ hoành điều hòa nhịp thở. Khi cơ hoành co lại, phổi được nhận oxy. Khi cơ hoành của bạn giãn ra, phổi sẽ giải phóng carbon dioxide. 

Cơ hoành co thắt không theo nhịp gây ra hiện tượng nấc cụt. Từng cơn co thắt cơ hoành làm cho thanh quản và dây thanh âm đóng lại đột ngột. Điều này dẫn đến một luồng không khí đột ngột vào phổi. Cơ thể của bạn phản ứng bằng tiếng thở hổn hển hoặc tiếng kêu, tạo ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt. 

Singultus là thuật ngữ y học chỉ chứng nấc cụt. 

Khởi phát nấc cụt

Không có cách nào để lường trước được những lần bị nấc cụt. Với mỗi cơn co thắt của cơ hoành, thường có cảm giác hơi thắt chặt ở ngực hoặc cổ họng trước khi tạo ra âm thanh nấc cụt. 

Hầu hết các trường hợp nấc cụt đều khởi đầu và kết thúc đột ngột mà không có lý do rõ ràng. Các cơn nấc thường chỉ kéo dài vài phút.

Nấc kéo dài hơn 48 giờ được coi là nấc dai dẳng. Nấc cụt kéo dài hơn hai tháng được coi là khó điều trị. 

Nguyên nhân của nấc cụt

Xem chi tiết: Nấc cụt mạn tính (nấc cụt kéo dài): Nguyên nhân và biện pháp điều trị

Nhiều nguyên nhân gây ra nấc cụt đã được xác định. Tuy nhiên, không có danh sách chính xác về các yếu tố kích hoạt. Nấc cụt thường đến và đi mà không có lý do rõ ràng. 

Các nguyên nhân phổ biến có thể gây ra cơn nấc cụt ngắn bao gồm: 

  • Ăn quá nhiều
  • Ăn đồ cay
  • Uống rượu
  • Uống đồ uống có ga (như soda)
  • Ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh
  • Thay đổi nhiệt độ không khí đột ngột
  • Nuốt không khí trong khi nhai kẹo cao su
  • Phấn khích hoặc căng thẳng 
  • Aerophagia (tình trạng nuốt quá nhiều không khí)

Nấc kéo dài hơn 48 giờ được phân loại theo tác nhân gây kích hoạt cơn. 

Phần lớn các trường hợp nấc cụt dai dẳng là do tổn thương hoặc kích thích dây thần kinh phế vi hoặc dây thần kinh hoành. Các dây thần kinh phế vị và thần kinh hoành chi phối vận động của cơ hoành. Những dây thần kinh này có thể bị ảnh hưởng bởi: 

  • Kích thích màng nhĩ (do dị vật gây ra)
  • Kích ứng hoặc đau họng
  • Bướu cổ (phì đại tuyến giáp)
  • Trào ngược dạ dày thực quản (axit dạ dày trào ngược lên thực quản -  ống vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày)
  • Khối u hoặc ung thư thực quản 

Các nguyên nhân khác của nấc cụt có thể liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương (CNS). CNS bao gồm não và tủy sống. Nếu thần kinh trung ương bị tổn thương, cơ thể bạn có thể mất khả năng kiểm soát cơn nấc. 

Tổn thương thần kinh trung ương có thể dẫn đến nấc cụt dai dẳng bao gồm: 

  • Đột quỵ
  • Đa xơ cứng (một bệnh mạn tính, thoái hóa dây thần kinh)
  • Khối u
  • Viêm màng não và viêm não 
  • Chấn thương sọ não hoặc tổn thương não
  • Não úng thủy (tích tụ quá nhiều dịch não tuỷ trong não)
  • Giang mai thần kinh và các bệnh nhiễm trùng ở não khác 

Nấc cụt kéo dài hơn cũng có thể do: 

  • Lạm dụng rượu
  • Hút thuốc lá
  • Phản ứng gây mê sau phẫu thuật
  • Một số loại thuốc, bao gồm barbiturat, steroid và thuốc an thần
  • Bệnh đái tháo đường
  • Rối loạn điện giải
  • Suy thận
  • Dị dạng động tĩnh mạch não
  • Điều trị ung thư và hóa trị
  • Bệnh Parkinson (bệnh thoái hóa não)

Đôi khi, một thủ thuật y tế có thể vô tình khiến bạn bị nấc cụt kéo dài. Các thủ thuật này được sử dụng để điều trị hoặc chẩn đoán các bệnh, bao gồm: 

  • Sử dụng ống thông để tiếp cận cơ tim
  • Đặt stent mở thực quản
  • Nội soi phế quản (để quan sát bên trong phổi)
  • Mở khí quản (mở một vết rạch ở cổ để thở trong trường hợp bị tắc nghẽn đường thở).

Yếu tố nguy cơ gây nấc cụt

Nấc cụt hay sảy ra ở nam giới hơn. Nguồn ảnh: PinterestNấc cụt hay sảy ra ở nam giới hơn. Nguồn ảnh: Pinterest

Nấc cụt có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Chúng thậm chí có thể xảy ra khi thai nhi vẫn còn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng khiến bạn bị nấc cụt:

  • Giới tính nam
  • Trạng thái cảm xúc mãnh liệt, từ lo lắng đến phấn khích
  • Tiền sử gây mê toàn thân (bạn được đưa vào giấc ngủ trong khi phẫu thuật)
  • Tiền sử phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật bụng 

Điều trị nấc cụt

Xem chi tiết: Làm thế nào để hết nấc cụt: 26 biện pháp bạn có thể thử

Hầu hết các cơn nấc cụt không phải là tình huống cấp cứu hay bất cứ tình trạng nào đáng lo ngại. Tuy nhiên, một đợt nấc kéo dài có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị nấc cụt kéo dài hơn hai ngày. Họ có thể xác định mức độ nghiêm trọng của nấc cụt có liên quan tới sức khỏe tổng thể và các bệnh nền khác của bạn không. 

Có rất nhiều lựa chọn để điều trị nấc cụt. Thông thường, nấc cụt trong thời gian ngắn sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, cảm giác khó chịu có thể khiến bạn không thể chờ đợi đến khi những cơn nấc cụt kết thúc nếu chúng kéo dài hơn vài phút. 

Mặc dù không có phương pháp nào trong số này được chứng minh là có thể ngăn chặn cơn nấc cụt, nhưng bạn có thể thử các phương pháp điều trị nấc cụt sau đây tại nhà: 

  • Thở vào túi giấy.
  • Ăn một thìa đường.
  • Nín thở.
  • Uống một cốc nước lạnh.
  • Thè lưỡi ra ngoài.
  • Dùng thìa nâng lưỡi gà lên. Lưỡi gà là một mảnh mô lơ lửng phía trên cổ họng của bạn.
  • Cố gắng thở hổn hển hoặc ợ hơi có chủ đích.
  • Gập đầu gối vào sát ngực và giữ nguyên tư thế này.
  • Thử nghiệm pháp Valsalva bằng cách ngậm miệng và mũi của bạn và cố thở ra.
  • Thư giãn và hít thở một cách chậm rãi, có kiểm soát. 

Nếu bạn vẫn bị nấc sau 48 giờ, hãy trao đổi với bác sĩ. Bác sĩ có thể cố gắng rửa dạ dày (bơm hơi vào dạ dày) hoặc ép xoang động mạch cảnh ở cổ. 

Nếu nguyên nhân gây ra nấc cụt của bạn không rõ ràng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm để phát hiện bệnh hoặc tình trạng tiềm ẩn khác.

Các xét nghiệm sau đây có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân gây ra nấc cụt dai dẳng hoặc khó điều trị: 

  • Xét nghiệm máu để tìm các dấu hiệu nhiễm trùng, đái tháo đường hoặc bệnh thận
  • Xét nghiệm chức năng gan
  • Quan sát hình ảnh cơ hoành bằng chụp X-quang ngực, chụp CT hoặc MRI
  • Siêu âm tim để đánh giá chức năng tim
  • Nội soi, sử dụng một ống nhỏ gắn camera ở đầu ống để kiểm tra thực quản, khí quản, dạ dày và ruột
  • Nội soi phế quản, sử dụng một ống nhỏ gắn camera ở đầu ống để kiểm tra phổi và đường thở  

Điều trị nguyên nhân gây nấc cụt sẽ giúp bạn hết nấc. Nếu nấc cụt dai dẳng không có nguyên nhân rõ ràng, một số loại thuốc chống nấc cụt có thể được kê đơn. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm: 

  • Chlorpromazine và Haloperidol (thuốc chống loạn thần)
  • Benzodiazepines (thuốc an thần)
  • Benadryl (thuốc kháng histamine)
  • Metoclopramide (Thuốc gây buồn nôn)
  • Baclofen (thuốc giãn cơ)
  • Nifedipine (thuốc huyết áp)
  • Thuốc chống co giật như gabapentin 

Ngoài ra còn có các thủ thuật xâm lấn có thể được chỉ định để điều trị nấc cụt nghiêm trọng, bao gồm: 

  • Đặt nội khí quản (luồn một ống qua mũi vào dạ dày)
  • Tiêm thuốc mê để chẹn dây thần kinh hoành
  • Phẫu thuật cấy máy tạo nhịp cơ hoành - một thiết bị chạy bằng pin giúp kích thích cơ hoành và điều hòa nhịp thở 

Biến chứng nếu nấc cụt không được điều trị

Cơn nấc cụt kéo dài vào ban đêm có thể khiến bạn mất ngủ và kiệt sức. Nguồn ảnh: shutterstockCơn nấc cụt kéo dài vào ban đêm có thể khiến bạn mất ngủ và kiệt sức. Nguồn ảnh: shutterstock

Tình trạng nấc cụt kéo dài có thể gây khó chịu và thậm chí có hại cho sức khỏe của bạn. Nếu không được điều trị, nấc cụt kéo dài có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và sinh hoạt của bạn, dẫn đến: 

  • Mất ngủ
  • Kiệt sức
  • Suy dinh dưỡng
  • Giảm cân
  • Mất nước 

Phòng ngừa nấc cụt

Không có phương pháp nào được chứng minh có thể ngăn ngừa chứng nấc cụt. Tuy nhiên, nếu thường xuyên bị nấc, bạn có thể cố gắng giảm tiếp xúc với các tác nhân kích hoạt đã biết. 

Những cách sau đây có thể giúp bạn giảm khả năng bị nấc cụt:

  • Đừng ăn quá nhiều.
  • Tránh đồ uống có ga.
  • Bảo vệ cơ thể bạn khỏi sự thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Đừng uống rượu.
  • Giữ bình tĩnh và cố gắng tránh những phản ứng dữ dội về cảm xúc hoặc thể chất.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Chlorpromazin: thuốc chống loạn thần thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tâm thần (rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt…). Metoclopramid là thuốc có tác dụng an thần, đối kháng dopamin thường được sử dụng trong điều trị chống nôn ói. Baclofen: thuốc giãn cơ, có cấu trúc hóa học tương tự GABA (axít gamma aminobutyric), nên có tác dụng tương tự như GABA trong vai trò điều hòa sự hoạt động của các chất dẫn truyền thần kinh trong não.
Xem thêm
Lè lưỡi – cách chữa nấc cụt đơn giản; Mẹo chữa nấc cụt bằng cách bịt tai; Hít thở thật sâu làm hết nấc cụt...
Xem thêm
Viêm dạ dày/ruột; Rối loạn tiêu hóa; Suy thận; Ung thư phổi
Xem thêm
Cách trị nấc cụt đơn giản nhất: mẹo chữa nấc cụt nhanh chóng và đơn giản đó chính là lè lưỡi Cách chữa nấc cụt bằng đường: nuốt 1 thìa đường cát khô, đồng thời nín thở 1 chút, Mẹo trị nấc cụt hiệu quả với nước: lấy 1 cốc nước lọc rồi uống liên tiếp nhiều ngụm nhỏ. Cách trị nấc cụt cho người lớn đơn giản: trêu đùa 1 câu gì đó khiến cho họ sợ hãi Mẹo chữa nấc bằng cách bịt tai: dùng 2 đầu ngón tay của mình rồi bịt chặt 2 lỗ tai trong khoảng 20 - 30 giây Cách trị nấc cụt bằng túi giấy: tiến hành hít thật sâu và rồi thở vào trong túi giấy Mẹo chữa nấc cụt cho người lớn bằng phương pháp hít vào cực đại
Xem thêm
Cơn nấc cụt thường vô hại và sẽ hết sau đó. Thế nhưng, nếu không có biện pháp can thiệp thì bé rất dễ bị thở dốc, nôn trớ, khó thở.
Xem thêm
Nhịp điệu: Thai nhi khi bị nấc cụt sẽ có biểu hiện là những cú giật nhẹ ở vùng bụng dưới. Thời gian: Thời gian trung bình cho mỗi cơn nấc cụt là khoảng từ 3 đến 15 phút trên một cơn. Thời điểm: Thời điểm nấc có thể xuất hiện vào bất kỳ lúc nào, không kể ngày hay đêm. Mức độ: Ở vào ba tháng giữa thai kỳ, mức độ của thai máy và khi bé bị nấc đều sẽ cảm nhận được nhẹ nhàng như nhau.
Xem thêm
Cho bé bú sữa; Dùng tay bịt lỗ tai hoặc hai cánh mũi của bé; Khóc; Vỗ lưng; Thay đổi tư thế bú của bé
Xem thêm
Nuốt một thìa đường; Ngậm một viên đá; Uống nước; Bịt hai tay; Mật ong; Ép động mạch cảnh
Xem thêm
Cho bé bú sữa hoặc uống nước; Dùng ngón tay bịt lỗ tai; Vỗ lưng cho bé; Thay đổi tư thế bú; Massage lưng cho bé
Xem thêm
Nguyên nhân gây nấc là do sự kích động dây thần kinh cơ hoành - một cơ rộng ngăn cách khoang bụng và ngực. Thông thường nấc do ăn không nhai kỹ và nuốt nhanh vì vậy chỉ cần ăn chậm nhai kỹ, triệu chứng nấc cụt sẽ chấm dứt.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Nấc
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!