Cách chữa nấc cho trẻ sơ sinh và biện pháp phòng ngừa

Có một số cách để điều trị hoặc phòng ngừa chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh. Ví dụ: tạm nghỉ khi đang cho con bú đến khi bé ợ hơi hoặc cho bé ngậm núm vú giả. Điều quan trọng cần nhớ là hầu hết trẻ sơ sinh đều bị nấc cụt trong năm đầu tiên và chúng thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại.

Nấc xảy ra khi cơ hoành của em bé co thắt lại. Điều này buộc không khí thoát ra qua các dây thanh âm khép kín, tạo ra âm thanh nấc cụt. 

Một số người có thể lo ngại rằng nấc cụt gây khó chịu cho trẻ sơ sinh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các nguyên nhân gây ra chứng nấc cụt ở trẻ sơ sinh, cách tốt nhất để phòng ngừa và khi nào nên đến gặp bác sĩ nếu em bé của bạn bị nấc cụt. 

Điều trị hết nấc ở trẻ sơ sinh 

Ngậm núm vú giả có thể giúp trẻ sơ sinh trị nấc cụt. 

Nấc cụt thường không gây hại cho em bé. Mặc dù người lớn có thể cảm thấy khó chịu nhưng nấc cụt có xu hướng ít gây khó chịu hơn cho trẻ sơ sinh. 

Thông thường, bạn nên để cho em bé tự ngừng cơn nấc là tốt nhất. Nếu cơn nấc không dừng lại, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. 

Khi một người lo lắng và không muốn để em bé sơ sinh bị nấc cụt, họ có thể tham khảo các chiến lược hữu ích sau: 

Tạm nghỉ bú để em bé ợ hơi

Khi dạ dày chứa đầy không khí, nó có thể đẩy cơ hoành lên và gây co thắt. Tạm dừng cho trẻ bú để trẻ ợ hơi có thể làm giảm lượng không khí trong dạ dày của trẻ. Điều này có thể phòng ngừa chứng nấc cụt. 

Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, việc tạm ngừng cho trẻ bú bình để bé ợ hơi mỗi khi trẻ tiêu thụ từ 60 đến 90ml sữa là một ý kiến hay. 

Nếu trẻ bú sữa mẹ, tốt hơn hết bạn nên cho trẻ ợ hơi trong khi chuyển đổi giữa các vú. 

Sử dụng núm vú giả

 Ngậm núm vú giả có thể giúp trẻ sơ sinh ngừng cơn nấc cụt. (Nguồn ảnh: medicalnewstoday) Ngậm núm vú giả có thể giúp trẻ sơ sinh ngừng cơn nấc cụt. (Nguồn ảnh: medicalnewstoday)

Ngậm núm vú giả có thể giúp cơ hoành của bé thư giãn và hết nấc. 

Cho bé uống nước thảo mộc   

Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, có một số phương pháp dân gian được lưu truyền để dừng cơn nấc. Tuy nhiên những phương pháp này hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học. 

Nước thảo mộc là hỗn hợp của các loại thảo mộc được sắc cùng nước. Theo truyền thống, nó được sử dụng để điều trị đau bụng và các vấn đề về dạ dày khác.

Các loại thảo mộc thường được sử dụng bao gồm: 

Nếu các vấn đề về dạ dày là nguyên nhân gây ra nấc cụt thì một số người tin rằng nước thảo mộc có thể hữu ích. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học cho phương pháp điều trị này. 

Bởi vì rủi ro thấp, cha mẹ có thể quyết định thử nước hoa quả. Lưu ý rẳng bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi thử phương pháp này cho em bé. 

Xoa lưng cho em bé

Xoa lưng và đung đưa em bé qua lại có thể giúp bé thư giãn. Điều này có thể ngăn chặn sự co thắt cơ hoành gây ra nấc cụt

Không nên làm gì?

Một số cách chữa nấc cụt hoàn toàn bắt nguồn từ dân gian và không có cơ sở khoa học, bao gồm: 

  • Tung em bé lên
  • Kéo lưỡi của trẻ ra ngoài
  • Cho bé uống nước trong tư thế nằm sấp

Đó là một ý tưởng tồi nếu thử những cách này tại nhà cho em bé. Những biện pháp được cho là có thể khiến em bé khó chịu và thậm chí có thể nguy hiểm. Chúng không có khả năng làm ngừng cơn nấc. 

Nguyên nhân gây hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh?

Nấc cụt thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. 

Một nghiên cứu từ năm 2012 cho rằng phản xạ nấc cụt có thể giúp loại bỏ không khí dư thừa trong dạ dày. Tuy nhiên, giới y học vẫn không chắc chắn liệu nấc cụt có đem lại lợi ích hay không. Vậy điều gì đã xảy ra trong cơ thể gây ra chứng nấc cụt? 

Nấc cụt xảy ra khi có thứ gì đó khiến cơ hoành co thắt và dây thanh âm nhanh chóng đóng lại. Không khí bị đẩy ra ngoài qua các dây thanh âm khép kín, tạo ra âm thanh nấc cụt. 

Cơ hoành là một cơ lớn chạy ngang dưới cùng của khung xương sườn. Nó di chuyển lên và xuống khi một người thở. 

Nấc cụt ở trẻ sơ sinh có xu hướng không có lý do rõ ràng, nhưng việc bú mẹ đôi khi có thể khiến cơ hoành co thắt. Chúng có thể xảy ra khi một em bé:

  • Được cho ăn quá nhiều
  • Ăn quá nhanh
  • Nuốt quá nhiều không khí

Những yếu tố này có thể khiến dạ dày của em bé to ra và đẩy vào cơ hoành, gây ra sự co thắt dẫn đến nấc cụt. 

Nếu nấc cụt xảy ra thường xuyên và gây khó chịu, chúng có thể là do nguyên nhân một số bệnh lý, chẳng hạn như trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Điều này xảy ra khi thức ăn đã được tiêu hóa một phần và axit trong dạ dày trào ngược lên qua thực quản (đường ống dẫn thức ăn). Khi những chất lỏng này đi qua cơ hoành, chúng có thể gây kích ứng và gây co thắt. 

Không phải lúc nào các vấn đề về ăn uống hoặc dạ dày cũng có thể gây ra nấc cụt. Cơ hoành có thể co thắt không rõ lý do.

Phòng ngừa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nấc cụt thường không thể ngăn ngừa được, nhưng thực hiện theo các chiến lược dưới đây có thể giúp ích: 

  • Cho em bé ăn trước khi chúng trở nên rất đói, để giữ cho chúng bình tĩnh
  • Cho em bé ăn thường xuyên với lượng nhỏ
  • Cho trẻ ngồi thẳng lưng trong nửa giờ sau mỗi lần bú
  • Chỉnh lại bình sữa để không có không khí ở gần núm vú
  • Đảm bảo rằng miệng của em bé ngậm được toàn bộ núm vú 

Khi nào đến gặp bác sĩ

Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ thường xuyên bị nấc cụt. Nguồn ảnh: medicalnewstodayNên hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ thường xuyên bị nấc cụt. Nguồn ảnh: medicalnewstoday

Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ thường xuyên bị nấc cụt.

Nấc cụt thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. 

Nói chuyện với bác sĩ nếu em bé thường xuyên bị nấc cụt hoặc cơn nấc khiến em bé khó chịu vì điều này có thể là dấu hiệu của tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. 

Trào ngược dạ dày thực quản (GER) có thể gây ra những cơn nấc cụt thường xuyên, khó chịu. Một em bé có thể bị GER nếu chúng: 

  • Khóc thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là khi bú
  • Cong lưng quá mức trong hoặc sau khi cho ăn
  • Trớ sữa nhiều hơn bình thường              

Nếu nghi ngờ rằng em bé có thể bị GER, bạn nên nói chuyện với bác sĩ. Bệnh này rất dễ điều trị.  

Tổng kết

Trẻ sơ sinh nấc cụt thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Hầu hết trẻ sơ sinh đều bị nấc cụt trong năm đầu tiên. Nhiều nguyên nhân có thể liên quan đến việc cho trẻ bú. 

Thực hiện theo các phương pháp cho bú hiệu quả nhất có thể giảm nấc cụt và một số biện pháp tại nhà cũng có thể hữu ích. 

Nếu nấc cụt diễn ra thường xuyên hoặc nếu nó gây ra đau đớn hoặc các triệu chứng khác, hãy nói chuyện với bác sĩ. Bạn cũng nên liên hệ với bác sĩ nếu nấc cụt thường xuyên xảy ra sau khi trẻ tròn một tuổi.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!