Làm thế nào để hết nấc cụt: 26 biện pháp bạn có thể thử

Hầu như tất cả mọi người đều đã từng bị nấc cụt. Mặc dù nấc cụt thường tự biến mất trong vòng vài phút, nhưng chúng có thể gây khó chịu và cản trở việc ăn uống và nói chuyện.

Nhiều người đã nghĩ ra một danh sách vô tận các biện pháp để thoát khỏi nấc, từ hít thở vào túi giấy đến ăn một thìa đường. Nhưng những biện pháp khắc phục nào thực sự hiệu quả? 

Không có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các biện pháp chữa nấc cụt khác nhau. Tuy nhiên, nhiều phương pháp được lưu truyền như giai thoại qua hàng thế kỷ. Ngoài ra, một số biện pháp điều trị phổ biến nhất là kích thích dây thần kinh phế vị hoặc dây thần kinh hoành – chi phối cho cơ hoành của bạn. 

Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu về những biện pháp phổ biến và hiệu quả nhất để thoát khỏi chứng nấc cụt. 

Nguyên nhân gây nấc cụt

Nấc cụt xảy ra khi cơ hoành của bạn bắt đầu co thắt một cách không chủ ý. Cơ hoành là một cơ lớn giúp bạn hít vào và thở ra. Khi nó co thắt, bạn hít vào đột ngột và dây thanh âm đóng lại, gây ra âm thanh đặc trưng như tiếng nấc. 

Trong hầu hết các trường hợp, nấc cụt đến và đi một cách nhanh chóng. Các yếu tố lối sống có thể gây kích hoạt cơn nấc cụt bao gồm: 

  • Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
  • Đồ uống có ga
  • Thức ăn cay
  • Căng thẳng hoặc cảm xúc
  • kích động 
  • Uống rượu
  • Thay đổi đột ngột nhiệt độ 

Các giải pháp giúp dừng cơn nấc cụt 

Những lời khuyên này dành cho những cơn nấc cụt ngắn. Nếu bạn bị nấc mạn tính kéo dài hơn 48 giờ, hãy nói chuyện với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh tiềm ẩn cần được điều trị. 

Kỹ thuật và tư thế thở  

Thực hiện nghiệm pháp Valsava để cắt cơn nấc cụt. (Nguồn ảnh: health.clevelandclinic)Thực hiện nghiệm pháp Valsava để cắt cơn nấc cụt. (Nguồn ảnh: health.clevelandclinic)

Đôi khi, một thay đổi đơn giản trong cách thở hoặc tư thế thở có thể làm cơ hoành của bạn được thư giãn. 

1. Thở chậm. Hít vào đếm năm và thở ra đếm năm. 

2. Nín thở. Hít vào một lượng không khí lớn và giữ trong khoảng 10 đến 20 giây, sau đó thở ra từ từ. Lặp lại. 

3. Thở vào túi giấy. Đặt một túi giấy lên miệng và mũi của bạn. Từ từ hít vào và thở ra, làm xẹp và phồng túi. Đừng bao giờ sử dụng túi nhựa. 

4. Ôm đầu gối. Ngồi xuống một nơi thoải mái. Ôm đầu gối của bạn vào ngực và giữ nguyên trong hai phút. 

5. Nén ngực. Nghiêng hoặc cúi người về phía trước để nén ngực, gây áp lực lên cơ hoành.

6. Nghiêm pháp Valsalva. Để thực hiện động tác này, cố gắng thở ra trong khi bóp chặt mũi và ngậm chặt miệng. 

Tác động lực 

Tác động lực vào những vùng cơ thể đặc biệt nhạy cảm với áp lực. Dùng tay tạo áp lực lên những điểm này có thể giúp thư giãn cơ hoành hoặc kích thích dây thần kinh phế vị hoặc thần kinh hoành. 

7. Kéo lưỡi. Kéo lưỡi kích thích các dây thần kinh và cơ trong cổ họng. Kéo nhẹ nhàng đầu lưỡi của bạn về phía trước một hoặc hai lần. 

8. Ép vào cơ hoành. Cơ hoành ngăn cách bụng với phổi. Dùng tay tạo áp lực lên vùng ngay dưới xương ức. 

9. Bóp chặt mũi khi nuốt nước

10. Siết lòng bàn tay. Dùng ngón tay cái để tạo áp lực lên lòng bàn tay của tay kia. 

11. Xoa động mạch cảnh. Vị trí động mạch cảnh ở cả hai bên cổ, khi bạn chạm vào đó sẽ thấy mạch đập. Nằm xuống, quay đầu sang trái và xoa động mạch cảnh ở bên phải theo chuyển động tròn trong 5 đến 10 giây.  

Ăn hoặc uống

Uống từ từ nước lạnh có thể giúp kích thích dây thần kinh phế vị giúp ngừng nấc cụt. Nguồn ảnh: shutterstockUống từ từ nước lạnh có thể giúp kích thích dây thần kinh phế vị giúp ngừng nấc cụt. Nguồn ảnh: shutterstock

Ăn một số thứ hoặc thay đổi cách uống cũng có thể giúp kích thích dây thần kinh phế vị hoặc dây thần kinh hoành. 

12. Uống nước đá. Uống từ từ nước lạnh có thể giúp kích thích dây thần kinh phế vị. 

13. Uống từ phía đối diện của cốc nước. Để cốc nước ở dưới cằm để uống từ phía đối diện. 

14. Uống từ từ một cốc nước ấm mà không ngừng thở. 

15. Uống nước qua một miếng vải hoặc khăn giấy. Đậy một cốc nước lạnh bằng một miếng vải hoặc khăn giấy và uống. 

16. Ngậm một viên đá. Ngậm viên đá trong vài phút, sau đó nuốt xuống khi nó tan còn kích thước vừa phải. 

17. Súc miệng nước lạnh. Súc miệng nước lạnh trong 30 giây. Lặp lại. 

18. Ăn một thìa mật ong hoặc bơ đậu phộng. Để nó tan trong miệng một chút trước khi nuốt. 

19. Ăn một ít đường. Để một chút đường lên lưỡi của bạn và để yên ở đó trong 5 đến 10 giây, sau đó nuốt.

20. Ngậm chanh. Một số người thêm một chút muối vào lát chanh. Nhớ súc miệng bằng nước để bảo vệ răng khỏi axit citric. 

21. Nhỏ một giọt giấm lên lưỡi.  

Các phương pháp khác thường dành cho người lớn nhưng đã được kiểm chứng 

Bạn có thể không quen với những phương pháp này, nhưng cả hai đều dựa trên cơ sở khoa học. 

22. Đạt cực khoái. Có một nghiên cứu điển hình từ lâu về một người đàn ông bị nấc cụt kéo dài trong bốn ngày. Anh ta lập tức thoát khỏi chúng sau khi có một cơn cực khoái. 

23. Mát-xa trực tràng. Một nghiên cứu trường hợp khác báo cáo rằng một người đàn ông bị nấc cụt liên tục đã tìm thấy sự nhẹ nhõm ngay lập tức sau khi mát-xa trực tràng. Sử dụng găng tay cao su và nhiều chất bôi trơn, đưa một ngón tay vào trực tràng và mát-xa. 

Các biện pháp khác

Dưới đây là một số biện pháp khác mà bạn có thể thử. 

24. Xoa sau gáy. Chà xát vùng da sau cổ có thể kích thích dây thần kinh hoành. 

25. Chọc ngoáy họng bằng tăm bông. Nhẹ nhàng ngoáy họng bằng tăm bông cho đến khi buồn nôn hoặc ho. Phản xạ của bạn có thể kích thích dây thần kinh phế vị. 

26. Đánh lạc hướng bản thân bằng một thứ gì đó hấp dẫn. Nấc cụt thường tự biến mất khi bạn ngừng tập trung vào chúng. Chơi một trò chơi điện tử, giải câu đố ô chữ hoặc thực hiện một số phép tính trong đầu. 

Khi nào đến gặp bác sĩ

Nếu bạn thường xuyên bị nấc cụt hoặc nấc cụt kéo dài hơn hai ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ. Nguồn ảnh: stelizabethNếu bạn thường xuyên bị nấc cụt hoặc nấc cụt kéo dài hơn hai ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ. Nguồn ảnh: stelizabeth

Hầu hết các trường hợp nấc cụt sẽ biến mất trong vòng vài phút hoặc vài giờ. Nếu bạn thường xuyên bị nấc cụt hoặc nấc cụt kéo dài hơn hai ngày, hãy nói chuyện với bác sĩ. Cơn nấc của bạn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý, chẳng hạn như: 

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
  • Đột quỵ
  • Đa xơ cứng 

Ngoài ra, với một số trường hợp nấc cụt dai dẳng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để giúp dừng cơn nấc lại. Các loại thuốc phổ biến cho chứng nấc cụt mạn tính bao gồm: 

  • Baclofen (Gablofen)
  • Chlorpromazine (Thorazine)
  • Metoclopramide (Reglan) 

Phòng ngừa nấc cụt 

Các trường hợp nấc cụt do yếu tố lối sống thường có thể được phòng ngừa bằng cách thay đổi một số thói quen của bạn. Nếu bạn nhận thấy một số yếu tố nhất định gây ra cơn nấc cụt, đây là một số điều bạn nên thử: 

  • Ăn ít hơn cho mỗi khẩu phần
  • Ăn chậm hơn
  • Tránh thức ăn cay
  • Uống ít rượu
  • Tránh đồ uống có ga
  • Thực hành các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu hoặc thiền định để giảm căng thẳng 

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!