Bệnh zona thần kinh: Nguy cơ biến chứng bạn chưa biết

Bệnh zona thần kinh là một nhiễm trùng phổ biến, gây đau nhiều và tạo ra các tổn thương đặc trưng trên da là các mụn nước tập trung lại thành dải, các mảng rát đỏ.

Video Sức khỏe của bạn: Những biến chứng của bệnh Zona thần kinh

Tuy nhiên, có những trường hợp bệnh zona thần kinh không chỉ làm ảnh hưởng tới da mà nó còn tác động lên các cơ quan khác trong cơ thể. Tình trạng này chính là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh zona thần kinh hoặc còn là bệnh zona thần kinh hệ thống. 

Biến chứng của zona thần kinh tại các cơ quan trong cơ thể thường biểu hiện những triệu chứng đặc trưng và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan. Bài dưới đây sẽ cung cấp thêm thông tin về các yếu tố nguy cơ đặc biệt, cũng như các triệu chứng có thể xảy ra khi vi-rút gây ảnh hưởng tới phạm vi rộng hơn chứ không chỉ trên da. 

Những triệu chứng của biến chứng zona thần kinh ở các cơ quan là gì? 

Biến chứng zona thần kinh ở các cơ quan cũng có những triệu chứng đặc trưng của bệnh zona kinh thần kinh, bao gồm:

  • Đau cơ
  • Ớn lạnh
  • Run và có cảm giác châm chích
  • Ngứa, có cảm giác bỏng rát, nhất là khi những mảng đỏ bắt đầu xuất hiện.

Các vị trí xuất hiện tổn thương bắt đầu bị ngứa. Nguồn: drugtopics.com

Các vị trí xuất hiện tổn thương bắt đầu bị ngứa. Nguồn: drugtopics.com

  • Đau
  • Nổi hạch, đây là một dấu hiệu biểu hiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể đang chiến đấu với vi-rút.

Ngoài ra, các triệu chứng của biến chứng zona thần kinh trên các cơ quan còn phụ thuộc vào cơ quan nào trong cơ thể bị ảnh hưởng nhiều nhất. Những cơ quan trong cơ thể có thể bị bệnh zona thần kinh tấn công là: mắt, hệ thần kinh, phổi, gan và não. Các triệu chứng có thể là: các cơn đau dai dẳng kéo dài, sốt, ho, đau vùng bụng, đau đầu. Biến chứng zona thần kinh ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể là một biến chứng nghiêm trọng yêu cầu can thiệp y tế ngay lập tức khi có dấu hiệu. 

Nguyên nhân gây ra biến chứng zona thần kinh ở các cơ quan.

Vi-rút Varicella zoster là vi-rút gây ra bệnh zona thần kinh. Đây cũng chính là loại vi-rút đã gây ra bệnh thuỷ đậu hay gặp ở trẻ nhỏ.

Các nốt thuỷ đậu ở trẻ nhỏ. Nguồn ảnh: bbc.com

Các nốt thuỷ đậu ở trẻ nhỏ. Nguồn ảnh: bbc.com

Sau khi gây bệnh thuỷ đậu trên người và khi được chữa khỏi bệnh, thì vi-rút này vẫn tiếp tục tồn tại trong tế bào thần kinh của người đó dưới trạng thái không hoạt động. Sau đó một thời gian, con vi-rút này có thể trở lại dạng hoạt động và gây bệnh zona thần kinh. Bệnh zona thần kinh thường biểu hiện trên da của bệnh nhân, nằm dọc theo đường đi của chính dây thần kinh mà chúng đã “ngủ đông” trước đây. Nếu tình trạng bệnh trở lên nặng hơn thì zona thần kinh không chỉ gây ra các ảnh hưởng trên da mà còn cả trên các cơ quan khác trên cơ thể gọi là zona thần kinh hệ thống hoặc là biến chứng bệnh zona thần kinh ở các cơ quan trong cơ thể. 

Những yếu tố nguy cơ dẫn tới biến chứng zona thần kinh ở các cơ quan.

Nhiều yếu tố nguy cơ gây ra biến chứng này trùng với các yếu tố nguy cơ gây bệnh zona thần kinh biểu hiện chỉ trên da. Ví dụ như: 

Hệ miễn dịch suy yếu. Những người mắc HIV/AIDS, bệnh nhân ghép tạng, hoặc bệnh nhân mắc các bệnh tự miễn như lupus, viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh zona thần kinh.

Những người có hệ miễn dịch suy yếu là những đối tượng nguy cơ cao của bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: penmedicine.org

Những người có hệ miễn dịch suy yếu là những đối tượng nguy cơ cao của bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: penmedicine.org

Những người đang điều trị ung thư. Ung thư đi kèm với hoá trị, xạ trị là những yếu tố góp phần làm yếu đi hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ cơ thể bị xâm nhiễm bởi herpes zoster.

Bệnh nhân ung thư đang điều trị cũng là những đối tượng dễ bị bệnh zona thần kinh tấn công. Nguồn ảnh: cancercenter.com

Bệnh nhân ung thư đang điều trị cũng là những đối tượng dễ bị bệnh zona thần kinh tấn công. Nguồn ảnh: cancercenter.com 

Người trên 60 tuổi. Bệnh zona thần kinh có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, bệnh vẫn phổ biến hơn ở những người cao tuổi, một nửa số ca bệnh zona thần kinh được ghi nhận ở người trên 60 tuổi. 

Sử dụng một số loại thuốc. Những loại thuốc hỗ trợ cơ thể chống đào thải các tạng được ghép, hay thuốc điều trị các bệnh tự miễn cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh. Một số ví dụ như là thuốc Cyclosporine (Sandimmune) và Tacrolimus (Prograf). Sử dụng steroids kéo dài cũng làm tăng nguy cơ. Những loại thuốc này làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cho cơ thể bạn trở thành một mục tiêu dễ bị nhiễm trùng. 

Không tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu bạn không rõ mình đã từng mắc thuỷ đậu hay chưa thì bạn nên tiêm vắc-xin phòng zona thần kinh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 99% những người trên 40 tuổi đã từng mắc thuỷ đậu. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật, không có giới hạn độ tuổi được tiêm loại vắc-xin này. 

Bệnh zona thần kinh có lây hay không?

Bệnh zona thần kinh sẽ lây cho những người chưa từng mắc bệnh thuỷ đậu trước đây. Nhưng bạn sẽ không mắc bệnh zona thần kinh khi tiếp xúc với người mắc bệnh này bởi vì cơ chế của bệnh là sự tái hoạt động của vi-rút gây bệnh thuỷ đậu sau thời gian “ngủ đông”. Nhưng nếu bạn đang mắc bệnh zona thần kinh, thì bạn hoàn toàn có khả năng gây bệnh thuỷ đậu cho người khác nếu họ chưa mắc thuỷ đậu trước đây. Giai đoạn lây lan sẽ kéo dài cho tới khi không có nốt mụn nước mới nào xuất hiện và tất cả các nốt mụn nước đã khô và đóng vảy. 

Giữ vệ sinh và tuân thủ điều trị để hanjc hế nguy cơ lây vi-rút cho người khác. Nguồn ảnh: cdc.gov

Giữ vệ sinh và tuân thủ điều trị để hanjc hế nguy cơ lây vi-rút cho người khác. Nguồn ảnh: cdc.gov

Người đang mắc bệnh zona thần kinh cần phải vệ sinh sạch sẽ, tuân thủ điều trị đầy đủ như uống thuốc được kê và đảm bảo che chắn những vết mụn nước trên da khi phải tiếp xúc với người khác để hạn chế nguy cơ lây lan.

Những biến chứng của bệnh zona thần kinh là gì?

Biến chứng ở mắt

Khoảng 10-25% ca bệnh zona thần kinh có xuất hiện các tổn thương dây thần kinh trên mặt. Một nhánh của dạng tổn thương này là tổn thương ở mắt. Tình trạng nhiễm trùng tại mắt có thể dẫn tới tổn thương trong mắt và giác mạc, cũng như khu vực xung quanh mắt. Bệnh nhân zona thần kinh có biến chứng tại mắt cần được tư vấn bởi bác sĩ mắt càng sớm càng tốt. Quá trình điều trị thường bao gồm thuốc nhỏ mắt và cần phải theo dõi tái khám thường xuyên để tránh tình trạng ảnh hưởng hoặc mất thị giác vĩnh viễn. 

Đau dây thần kinh hậu zona (PHN) 

Đau dây thần kinh hậu Zona (postherpetic neuralgia-PHN) là một biến chứng thường gặp của bệnh zona thần kinh. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có tới 5-20% số bệnh nhân mắc zona thần kinh có biến chứng PHN. 

Khi đang mắc zona thần kinh, dây thần kinh mà từng là địa điểm “ngủ đông” của vi-rút Viracella zoster bị nhiễm trùng. Điều này gây ra những bất thường trong dẫn truyền xung thần kinh, đây chính là nguyên nhân gây ra đau đớn cho người bệnh. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp mà khi sự nhiễm trùng đã được chữa trị hoàn toàn nhưng các cơn đau vẫn còn tiếp diễn. Điều này chính là PHN - Đau dây thần kinh hậu zona. Nó có thể dẫn tới những cơn đau khu trú kéo dài, đi kèm với cảm giác châm chích khó chịu hàng tháng trời, kể cả khi những tổn thương trên da đã lành. Những triệu chứng khác có thể bao gồm: những cơn đau không ổn định (có lúc đau, có lúc hết đau) và tăng tính nhạy cảm. Trong các trường hợp nặng hơn, những triệu chứng có thể kéo dài tới hàng năm. Bên cạnh việc tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh thì việc điều trị sớm cũng giúp làm giảm nguy cơ dẫn tới những biến chứng này. 

Hội chứng Ramsay Hunt 

Hội chứng Ramsay Hunt xảy ra khi vi-rút herpes zoster tái hoạt động ở một trong số những dây thần kinh trên vùng đầu mặt phụ trách cho hoạt động của tai. Biến chứng này có thể dẫn tới mất thính giác, liệt mặt và các cơn đau trên mặt. Nó cũng có thể gây ra những cơn đau nhiều ở vùng tai. 

Hội chứng Ramsay Hunt thường chỉ là tạm thời và sẽ hết qua thời gian. Tuy nhiên, các bệnh nhân gặp hội chứng này vẫn nên tìm tới sự tư vấn của bác sĩ khi mắc bệnh zona thần kinh, đặc biệt là khi ảnh hưởng của bệnh lan tới vùng mặt, cổ. 

Biến chứng ở các cơ quan/hệ cơ quan khác.

Ở những trường hợp hiếm gặp, bệnh zona thần kinh có thể ảnh hưởng tới một vài cơ quan khác trong cơ thể. Điều này có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe doạ tới tính mạng con người. Biến chứng tại phổi có thể dẫn tới viêm phổi. Biến chứng tại gan có thể dẫn tới viêm gan. Biến chứng tại não có thể dẫn tới viêm não. Những biến chứng nghiêm trọng kể trên cần phải can thiệp y tế ngay lập tức, điều trị nhanh chóng, thậm chí có thể cần phải điều trị nội trú tại bệnh viện để theo dõi.

Một số biến chứng nghiêm trọng, nhất là biến chứng ở các cơ quan thì có thể phải điều trị nội trú để theo dõi. Nguồn ảnh: khn.org

Một số biến chứng nghiêm trọng, nhất là biến chứng ở các cơ quan thì có thể phải điều trị nội trú để theo dõi. Nguồn ảnh: khn.org

Chẩn đoán bệnh zona thần kinh như thế nào?

Giống như đa số các bệnh khác, bác sĩ sẽ thăm hỏi các triệu chứng từ bệnh nhân. Nếu bạn là bệnh nhân, hãy chắc chắn ghi lại một số thông tin có thể hữu ích cho việc chẩn đoán và điều trị của bác sĩ, như: các triệu chứng đã xuất hiện được bao lâu, mô tả triệu chứng chính xác về số lượng và tính chất…

Các bác sĩ có thể đặt nghi ngờ về trường hợp bệnh zona thần kinh biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể nếu tình trạng bệnh của bạn nhiều hơn so với các tổn thương trên da. Các bác sĩ cũng sẽ kiểm tra mắt và hệ thống dây thần kinh liên quan dựa trên vị trí của các mảng đỏ đặc trưng của bệnh zona thần kinh. Tuy nhiên, nếu các vết đỏ của bạn đau nhiều, đi kèm với các triệu chứng như ho, đau đầu nhiều, đau vùng bụng, thì có thể bạn đang mắc phải các biến chứng nghiêm trọng hơn của zona thần kinh.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm để xác nhận chẩn đoán zona thần kinh:

  • Test kháng thể huỳnh quang trực tiếp
  • Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase
  • Nuôi cấy vi-rút

Cách điều trị và chăm sóc bệnh zona thần kinh biến chứng ở các cơ quan trong cơ thể

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là vi-rút, và trường hợp vi-rút này hoàn toàn có thể sử dụng thuốc kháng vi-rút được bác sĩ kê đơn. Vì vậy việc tới các cơ sở khám, chữa bệnh và nhận tư vấn từ bác sĩ càng sớm càng tốt là điều vô cùng quan trọng. Điều trị sớm có thể làm giảm nguy cơ bệnh diễn biến tới các biến chứng nghiêm trọng như PHN. Khi những biến chứng nghiêm trọng xảy ra, bệnh nhân cần được theo dõi và điều trị nội trú trong bệnh viện.

Những thuốc kháng vi-rút phổ biến dành cho bệnh zona thần kinh:

  • Acyclovir (Zovirax)
  • Valacyclovir (Valtrex)
  • Famciclovir (Famvir)

Có thể sử dụng thêm thuốc chứa steroids phụ thuộc vào vị trí tổn thương của bệnh và tình trạng bệnh có nghiệm trọng hay không. Thuốc kháng viêm như ibuprofen (Advil) và thuốc giảm đau như acetaminophen (Tylenol) hoặc những loại thuốc giảm đau cần kê đơn khác có thể giúp làm dịu các cơn đâu gây ra bởi zona thần kinh.

Những việc có thể thực hiện tại nhà để hỗ trợ điều trị bệnh zona thần kinh

Bạn hoàn toàn có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh zona thần kinh tại nhà để giảm bớt khó chịu cũng như đẩy nhanh thời gian khỏi bệnh. Đối với triệu chứng ngứa, có thể cân nhắc sử dụng tấm chườm mát, kem bôi da calamine, hoặc sữa tắm yến mạch.

Nếu bạn mắc bệnh zona thần kinh và đồng thời đang điều trị một bệnh nền mạn tính, thì hãy đảm bảo vẫn theo sát quá trình điều trị của bệnh mạn tính và uống thuốc đầy đủ theo hướng dẫn. 

Nên sử dụng quần áo thoải mái, rộng rãi để các chất liệu vải từ quần áo không gây khó chịu cho những vết tổn thương zona thần kinh ở trên cơ thể, đặc biệt là vùng eo, ngực và sau lưng.

Đồng thời, nên uống nhiều nước và nghỉ ngơi đầy đủ.

Kết luận

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, trong 3 người thì có 1 người bị mắc bệnh zona thần kinh. Trong một số trường hợp cụ thể, tình trạng bệnh có thể biến chuyển nặng, vi-rút có thể gây ra những nhiễm trùng nghiêm trọng, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như biến chứng của bệnh zona thần kinh ở các cơ quan. Tuy trường hợp biến chứng này hiếm khi xảy ra, nhưng phụ thuộc vào cơ quan, bộ phận bị ảnh hưởng mà nó có thể trở thành mối đe doạ tới mạng sống của con người. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh zona thần kinh, bạn nên tới ngay các cơ sở khám, chữa bệnh để được khám, tư vấn và điều trị nếu mắc bệnh. 

Khi bạn đã mắc bệnh, các bác sĩ có thể cung cấp những cách hiệu quả để hạn chế các triệu chứng của bệnh và tác hại do vi-rút gây ra. Họ còn có thể theo dõi diễn biến bệnh tình của bạn để đảm bảo rằng không có bất kỳ biến chứng nghiêm trọng nào có thể xảy ra.

Liệu có thể phòng ngừa bệnh zona thần kinh biến chứng ở các cơ quan hay không?

Bệnh zona thần kinh là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được, với hiệu quả phòng ngừa cao. Cách hiệu quả nhất để phòng căn bệnh này đó là tiêm vắc xin phòng bệnh zona thần kinh hoặc vắc-xin herpes zoster (Zostavax). Vắc xin này có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh xuống 50%. Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo rằng nên tiêm vắc-xin này cho người lớn trên 60 tuổi. Sau tuổi 70, hiệu quả của vắc-xin có thể bị giảm xuống, tuy nhiên nó vẫn có phần nào hiệu quả. Hiệu quả đầy đủ của liều vắc-xin này có thể kéo dài trong vòng 5 năm.

Bên cạnh việc tiêm vắc-xin, vẫn có những cách khác để bạn chủ động phòng tránh bệnh zona thần kinh biến chứng ở các cơ quan:

  • Ngủ đủ giấc
  • Không hút thuốc
  • Theo dõi và tuân thủ điều trị các bệnh hay vấn đề sức khoẻ bạn đang mắc phải.
  • Nếu bạn đang mắc các bệnh làm suy giảm hệ thống miễn dịch thì đảm bảo đi khám bác sĩ đều đặn, thường xuyên và tuân thủ điều trị tốt.
  • Nếu đã được chẩn đoán mắc bệnh zona thần kinh thì bạn cần tuân thủ điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

Câu hỏi và Trả lời: Khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Câu hỏi: Khi nào thì tôi nên gặp bác sĩ nếu tôi mắc bệnh zona thần kinh?

Trả lời: Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ mình mắc bệnh zona thần kinh thì bạn nên đến ngay các cơ sở khám, chữa bệnh để nhận tư vấn từ bác sĩ. Cần can thiệp y tế ngay lập tức nếu các triệu chứng mảng đau, rát, đỏ đi kèm với cơn đau đầu, sốt, ho, hoặc đau vùng bụng. Nếu có các dấu hiệu gợi ý bạn mắc bệnh zona thần kinh biến chứng ở các cơ quan hoặc bệnh zona thần kinh hệ thống thì bạn có thể sẽ được chỉ định xét nghiệm máy, chụp X-Quang, chọc ống sống thắt lưng hoặc chụp cắt lớp để xác định chẩn doán. Sau khi được chẩn đoán mắc bệnh zona thần kinh biến chứng ở cơ quan thì bạn cần được điều trị ngay lập tức và nên theo dõi nội trú trong bệnh viện.

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!