Bệnh zona thần kinh không xuất hiện các mảng đỏ đặc trưng

Bệnh zona thần kinh mà không xuất hiện các tổn thương là các mảng đỏ, mụn nước đặc trưng trên da được gọi là tình trạng “zoster sine herpete” hay còn là ZSH. Đây không phải là một tình trạng phổ biến và khá khó để chẩn đoán vì không có các tổn thương đặc trưng xuất hiện.

Video Bệnh Zona thần kinh là gì? Hiểu rõ chỉ với 5 phút

Vi-rút gây bệnh thủy đậu chính là nguyên nhân gây ra tất cả các dạng khác nhau của bệnh zona thần kinh. Tên loại vi-rút này là varicella-zoster (VZV). Nếu bạn đã từng mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ, kể cả khi đã khỏi bệnh, các vi-rút này vẫn sẽ “ngủ đông” trong các tế bào thần kinh của bạn.  Các nốt mụn của bệnh thủy đậu. Kể cả sau khi khỏi bệnh thủy đậu, các vi-rút vẫn sẽ tồn tại dưới dạng “ngủ đông” trong cơ thể. Nguồn ảnh: healthychildren.org

Các nốt mụn của bệnh thủy đậu. Kể cả sau khi khỏi bệnh thủy đậu, các vi-rút vẫn sẽ tồn tại dưới dạng “ngủ đông” trong cơ thể. Nguồn ảnh: healthychildren.org

Hiện tại vẫn chưa có giải thích chính xác cho nguyên nhân khiến cho các vi-rút này trở lại dạng tái hoạt động hay tại sao nó lại tái hoạt động ở người này mà không xảy ra ở người khác. 

Khi VZV tái hoạt động, nó sẽ gây bệnh zona thần kinh hay “herpes zoster”. Đọc những phân tích dưới đây để tìm hiểu thêm về tình trạng này và những điều cần biết về tình trạng zona thần kinh không xuất hiện mảng đỏ và mụn nước. 

Những triệu chứng của tình trạng ZSH

Về cơ bản, các triệu chứng của ZSH giống với các triệu chứng của bệnh zona thần kinh, chỉ có một điểm khác biệt đó là không xuất hiện các tổn thương mảng đỏ và mụn nước trên da.  

Tổn thương đặc trưng của bệnh zona thần kinh nhưng không xuất hiện ở ZSH. Nguồn ảnh: healthline.com

Tổn thương đặc trưng của bệnh zona thần kinh nhưng không xuất hiện ở ZSH. Nguồn ảnh: healthline.com 

Các triệu chứng này thường chỉ xuất hiện ở một phía của cơ thể và các vị trí thường gặp bao gồm: vùng mặt, cổ, trong mắt và khu vực xung quanh mắt. Các triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan trong cơ thể. Các triệu chứng điển hình là:

  • Cảm giác đau, nóng ở dưới da
  • Ngứa
  • Có cảm giác tê bì
  • Đau đầu 
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác đau nhức toàn cơ thể
  • Cơn đau từ cột sống
  • Nhạy cảm khi chạm vào

Nguyên nhân gây ra ZSH

Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân vì sao vi-rút varicella zoster lại tái hoạt động ở một số người. 

Bệnh zona thần kinh thường xuất hiện ở những người có sức đề kháng kém. Nguyên nhân khiến cho hệ miễn dịch của một người bị suy yếu có thể là:

  • Hóa-xạ trị trong điều trị ung thư
  • HIV/AIDS
  • Sử dụng corticoid steroids liều cao
  • Bệnh nhân ghép tạng
  • Người bị căng thẳng thần kinh kéo dài 

Người bị căng thẳng thần kinh kéo dài cũng có thể bị suy yếu hệ miễn dịch. Nguồn ảnh novanthealth.org

Người bị căng thẳng thần kinh kéo dài cũng có thể bị suy yếu hệ miễn dịch. Nguồn ảnh novanthealth.org  

Bệnh zona thần kinh không phải là bệnh truyền nhiễm. Một người sẽ không mắc bệnh zona thần kinh khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh này mà họ sẽ mắc bệnh thủy đậu nếu trước đó họ chưa mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm phòng vắc-xin. Việc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt mụn nước của người mắc bệnh zona thần kinh có thể khiến bạn bị “lây nhiễm” vi-rút varicella-zoster. 

Nếu bạn mắc bệnh zona thần kinh nhưng không xuất hiện các mảng đỏ, mụn nước trên da (ZHS) thì bạn không có khả năng lây nhiễm vi-rút varicella cho người khác. Tuy nhiên, người mắc bệnh vẫn nên tránh tiếp xúc với những người chưa mắc bệnh thủy đậu bao giờ hoặc phụ nữ có thai cho tới khi các triệu chứng biến mất hoàn toàn. 

Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với người mắc bệnh zona thần kinh Nguồn ảnh: webmd.com

Phụ nữ có thai không nên tiếp xúc với người mắc bệnh zona thần kinh Nguồn ảnh: webmd.com 

Những người có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh

Bạn chỉ có thể mắc bệnh zona thần kinh nếu trong quá khứ bạn từng mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh ở một số đối tượng sẽ cao hơn người khác, ví dụ như:

  • Người trên 50 tuổi
  • Người có sức đề kháng yếu
  • Người bị căng thẳng thần kinh hậu chấn thương hay hậu phẫu thuật

Chẩn đoán ZHS như thế nào?

ZHS là một tình trạng không phổ biến, nhưng so với giai đoạn trước đây thì hiện tại nó đã gặp nhiều hơn do tính chất khó chẩn đoán của nó. ZHS khó được chẩn đoán nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. 

Các bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm máu, dịch não tủy hoặc nước bọt để xác định sự có mặt của kháng thể VZV trong cơ thể bạn. Kết quả xét nghiệm sẽ cung cấp cho các bác sĩ thêm cơ sở để chẩn đoán. Tuy nhiên các cơ sở này vẫn chưa đủ để chẩn đoán xác định. 

Trong nhiều trường hợp phải xét nghiệm dịch não tủy để xác định sự có mặt của vi-rút trong cơ thể. Nguồn ảnh: thermofisher.com

Trong nhiều trường hợp phải xét nghiệm dịch não tủy để xác định sự có mặt của vi-rút trong cơ thể. Nguồn ảnh: thermofisher.com 

Các bác sĩ sẽ khai thác thêm tình trạng bệnh sử của bệnh nhân hoặc các tình trạng như có phẫu thuật gần đây hay không hoặc có đang bị căng thẳng thần kinh kéo dài hay không? 

Cách chăm sóc và điều trị ZHS

Khi các đã xác định có vi-rút VZV trong cơ thể bạn, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng vi-rút như acyclovir (Valtrex, Zovirax).  

Ngoài ra, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau. 

Những chỉ định khác sẽ phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. 

Kết luận

Bệnh zona thần kinh có xuất hiện mảng đỏ, mụn nước thường sẽ biến mất sau 2 tới 6 tuần. Nếu bạn mắc tình trạng này, các triệu chứng của bạn sẽ biến mất trong cùng một khoảng thời gian. Ở một số trường hợp, các cơn đau có thể vẫn sẽ tồn tại sau khi các tổn thương mảng đỏ, mụn nước trên da đã biến mất. Tình trạng này được gọi là đau dây thần kinh hậu zona (PHN). 

Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc ZHS thường có nguy cơ dẫn tới PHN cao hơn người mắc bệnh zona thần kinh có các tổn thương mảng đỏ, mụn nước. Nếu bạn có một hệ miễn dịch yếu và mắc tình trạng ZHS, thì bạn có khả năng sẽ tái mắc bệnh zona thần kinh.  

Nhìn chung, những người đã tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh sẽ có các triệu chứng của bệnh nhẹ hơn và có ít nguy cơ bệnh dẫn tới biến chứng đau dây thần kinh hậu zona. Vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh được khuyến cáo tiêm cho người trên 50.

Người già trên 50 cần cân nhắc tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: silvercentury.org

Người già trên 50 cần cân nhắc tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh. Nguồn ảnh: silvercentury.org 

Bạn có thể làm gì khi nghi ngờ mình có khả năng mắc bệnh zona thần kinh?

Nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh zona thần kinh thì bạn cần phải liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn mắc bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng vi-rút cho bạn, những thuốc này có khả năng giảm nhẹ mức độ của các cơn đau và rút ngắn thời gian của mắc bệnh.   

       Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hoặc các biến chứng nghiêm trọng. Nguồn ảnh: thedoctorweighsin.com

Liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt có khả năng làm giảm nguy cơ bệnh diễn tiến nặng hoặc các biến chứng nghiêm trọng. Nguồn ảnh: thedoctorweighsin.com 

Người trên 50 tuổi nên tiêm vắc-xin phòng bệnh. Vắc-xin Shingrix có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh nhưng không hoàn toàn 100%. Nó đồng thời cũng có tác dụng làm nhẹ các triệu chứng có thể mắc phải và thời gian mắc bệnh. Tuy được khuyến cáo sử dụng cho người trên 50 tuổi nhưng những người có hệ miễn dịch yếu thì không nên sử dụng. 

Hiện nay, càng nhiều nghiên cứu được thực hiện với ZHS – tình trạng bệnh zona thần kinh không xuất hiện các tổn thương trên da thì khả năng chẩn đoán loại bệnh này sẽ trở nên dễ dàng hơn. Và càng có nhiều người tiêm vắc-xin phòng bệnh này thì số lượng ca bệnh cũng sẽ giảm. 

Xem thêm :

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!