Bệnh Zona thần kinh kéo dài trong bao lâu và chúng ta cần biết những gì về căn bệnh này?

Các biểu hiện của bệnh zona thần kinh bao gồm các tổn thương mảng đỏ, nốt mụn nước gây cảm giác ngứa, nóng châm chích và đau cho một vùng da cụ thể.

Video: Zona thần kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nguyên nhân gây bệnh là do vi-rút varicella-zoster, vi-rút này cũng chính là nguyên nhân gây ra bệnh thủy đậu. Nếu bạn đã từng mắc thủy đậu trong quá khứ, các con vi-rút này sẽ “ngủ đông” trong cơ thể bạn ngay cả sau khi bạn đã khỏi bệnh, sau đó chúng có thể hoạt động trở lại và gây bệnh zona thần kinh. Vẫn chưa biết do nguyên nhân nào mà vi-rút này có thể trở lại dạng hoạt động. 

Khoảng 1/3 người trưởng thành mắc bệnh zona thần kinh. Diễn biến của bệnh sẽ kéo dài từ 2 tới 6 tuần bao gồm cả thời gian bệnh phát triển và thời gian lành các tổn thương.

Bệnh zona thần kinh và các giai đoạn của bệnh

Ở giai đoạn sớm của bệnh, các biểu hiện tổn thương trên da vẫn chưa xuất hiện. Lúc này bạn sẽ cảm thấy ở một vài vùng da ở một phía của cơ thể sẽ xuất hiện cảm giác khó chịu, châm chích hoặc đau nhói. Những vùng có thể xuất hiện triệu chứng này bao gồm:

  • Vùng eo
  • Lưng
  • Đùi
  • Ngực
  • Vùng mặt
  • Tai
  • Vùng mắt

Sau khi mắc bệnh, ngoài những triệu chứng cảm giác kể trên, những khu vực này có thể trở nên nhạy cảm hơn khi chạm vào. Hoặc đi kèm với những cảm giác khác như: 

  • Tê bì
  • Ngứa
  • Nóng rát 

Thông thường, trong vòng 5 ngày kể từ khi có các triệu chứng trên, những mảng tổn thương đỏ trên da sẽ xuất hiện tại chính những vị trí. Cùng lúc đó, những nốt mụn nước nhỏ  cũng bắt đầu hình thành. Trong quá trình này, chúng nó thể bị vỡ hoặc chảy dịch ra ngoài. Từ một tới hai tuần tiếp theo, các mụn nước đã vỡ sẽ dần đóng vảy và dần lành khi những mảng vảy tự bong ra.

Giai đoạn đóng vảy và dần lành của các tổn thương. Nguồn ảnh: healthline.com

Trong một số trường hợp, các triệu chứng tổn thương trên da kể trên có thể đi kèm với một số các triệu chứng tương tự như cúm, ví dụ như:

  • Sốt
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Cảm thấy khó chịu trong người 

Có những phương pháp nào để chăm sóc và điều trị bệnh zona thần kinh?

Ngày khi các mảng đỏ tổn thương trên da được hình thành, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ càng nhanh càng tốt. Các bác sĩ sẽ kê thuốc kháng vi-rút nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và loại trừ vi-rút. 

Một số loại thuốc kháng vi-rút bao gồm:

  • Famciclovỉr (Famvir)
  • Valacyclovir (Valtrex)
  • Acyclovir (Zovirax)

Bệnh Zona thần kinh kéo dài trong bao lâu và chúng ta cần biết những gì về căn bệnh này? - Ảnh 2

Zovirax dạng bôi là thuốc kháng vi-rút điều trị bênhj zona thần kinh, giúp giảm đau và mau lành vết thương do bệnh gây ra.

Nguồn ảnh: medicinevn.com

Ngoài ra bác sĩ có thể khuyên dùng một số loại thuốc không cần kê đơn và có thể mua tại các nhà thuốc. Những loại thuốc này có tác dụng điều trị triệu chứng, ví dụ như làm giảm bớt các cơn đau hoặc các cảm giác khó chịu do bệnh gây ra. 

Đối với những cơn đau và các triệu chứng khác ở mức độ trung bình, bạn có thể sử dụng:

  • Thuốc kháng viêm, ví dụ như ibuprofen (Advil) để giảm đau và giảm sưng.

Ibuprofen có tác dụng giảm đau, kháng viêm. Nguồn ảnh: advil.com

  • Thuốc kháng histamine, ví dụ như diphenhydramine (Benadryl) để giảm ngứa

Bệnh Zona thần kinh kéo dài trong bao lâu và chúng ta cần biết những gì về căn bệnh này? - Ảnh 4

Benadryl là thuốc chống dị ứng, làm giảm các triệu chứng ngứa. Nguồn ảnh: vinmec.com

  • Thuốc tê hoặc miếng dán ví dụ như lidocaine (Lidoderm) hoặc Casapicin (Capzasin) để giảm đau. 

Nếu các cơn đau của bạn nghiêm trọng hơn, các bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn. Hoặc có thể chỉ định sử dụng corticosteroids hay gây tê cục bộ.  

Ở một số trường hợp, các bác sĩ sẽ kê thêm thuốc chống trầm cảm liều thấp để giúp người bệnh đối phó với cơn đau. Một số loại thuốc chống trầm cảm có tác dụng làm giảm các cơn đau do bệnh zona thần kinh gây ra như:

  • Amitriptyline
  • Imipramine 

Ngoài ra có thể sử dụng tới các loại thuốc chống co giật. Những loại thuốc này đã được chứng minh có tác dụng làm giảm các cơn đau thần kinh trong bệnh zona thần kinh, mặc dù công dụng chính của chúng là dùng trong các trường hợp động kinh. Hai loại thuốc chống động kinh thường được kê đơn là Gabapentin (Neurotin) và Pregabalin (Lyrica).

Các bác sĩ cả thê kê kết hợp nhiều loại thuốc nhằm điều trị các triệu chứng do bệnh gây ra và làm giảm bớt khó chịu cho người bệnh. Nguồn ảnh: healthgrades.com 

Mặc dù các tổn thương trên da của bệnh zona thần kinh có thể gây ngứa, nhưng bạn không nên gãi chúng. Vì điều đó có thể dẫn tới các tình trạng nhiễm trùng, nhiễm khuẩn vào các tổn thương, điều này có thể làm tình trạng bệnh của bạn nặng hơn và có nguy cơ cao hơn dẫn tới các triệu chứng mới hoặc biến chứng. 

Các ảnh hưởng lâu dài của bệnh zona thần kinh

Biến chứng phổ biến của bệnh zona thần kinh là tình trạng đau dây thần kinh hậu zona hay còn gọi là PHN. Biểu hiện của tình trạng này đó là các cơn đau ở vị trí tổn thương kéo dài kể cả khi các thương tổn trên da đã lành. Điều này là do các dây thần kinh tại khu vực đó đã bị ảnh hưởng và tổn thương. 

PHN là một biến chứng khó điều trị và có thể kéo dài tới vài tháng cho tới vài năm. Khoảng 13% trong số những người trên 60 tuổi mắc bệnh zona thần kinh có biến chứng PHN này. 

Yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng dẫn tới biến chứng PHN là:

  • Người trên 50 tuổi
  • Người có sức đề kháng kém
  • Tình trạng mắc bệnh zona thần kinh nặng và vùng da tổn thương lan ra thành mảng rộng. 

Nếu có nhiều yếu tố nguy cơ cùng xuất hiện ở một bệnh nhân thì nguy cơ của họ còn cao hơn nữa. Ví dụ như nếu bệnh nhân là một phụ nữ trên 50 tuổi có tình trạng bệnh zona thần kinh được đánh giá là nặng thì người này có tới 50% khả năng sẽ gặp biến chứng PHN.

Bên cạnh các cơn đau, PHN còn khiến cơ thể bạn trở nên nhạy cảm hơn khi bị chạm vào hoặc khi môi trường xung quanh thay đổi nhiệt độ, thậm chí cả khi có cơn gió thổi qua. Ngoài ra biến chứng này có thể đi kèm với các tình trạng khác như: trầm cảm, lo âu hoặc mất ngủ. 

Những biến chứng khác bao gồm: 

  • Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn các khu vực tổn thương trên da, thường là do vi khuẩn Staphylococus Aureus. 
  • Các vấn đề về thị giác nếu các tổn thương phát triển ở gần hoặc xung quanh khu vực mắt. 

Bệnh zona thần kinh ở mắt là một biến chứng nghiêm trọng có thể gây ra các thương tổn vĩnh viễn. Nguồn ảnh: webmd.com 

  • Mất thính giác, liệt mặt, mất vị giác, nghe thấy tiếng chuông trong tai, rối loạn tiền đình nếu một dây thần sọ bị ảnh hưởng. 
  • Viêm phổi, viêm gan và các loại nhiễm trùng khác nếu các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. 

Khi nào thì nên gặp bác sĩ?

Bạn nên khám bác sĩ ngay khi bạn nghi ngờ mình có các triệu chứng của bệnh zona thần kinh, hoặc ngay khi xuất hiện các mảng đỏ đặc trưng. Chăm sóc và điều trị bệnh sớm sẽ làm giảm nguy cơ bệnh phát triển thành các triệu chứng nặng hơn. Việc điều trị sớm cũng làm giảm nguy cơ mắc PHN sau khi các tổn thương trên da đã lành. 

Nếu các cơn đau vẫn còn tồn tại ngay cả khi các tổn thương mảng đỏ và mụn nước trên da đã hoàn toàn biến mất, thì bạn cũng cần phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các bác sĩ có thể cung cấp cho bạn một số biện pháp giảm đau. Còn nếu các cơn đau này trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn cần tìm các chuyên gia trong lĩnh vực này để được tư vấn. 

Bệnh Zona thần kinh kéo dài trong bao lâu và chúng ta cần biết những gì về căn bệnh này? - Ảnh 7

Cân nhắc tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh cho người già trên 60 tuổi. Nguồn ảnh: gskpro.com 

Nếu bạn chưa tiêm vắc-xin phòng bệnh zona thần kinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định là bạn có cần tiêm hay không. Tuy nhiên, trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ khuyến cáo tất cả người cao tuổi trên 60 tuổi đều cần tiêm vắc-xin vì bệnh zona thần kinh có thể tái xuất hiện. 

Cách để ngăn chặn sự “lây lan”

Bạn không thể bị lây bệnh zona thần kinh và cũng không thể lây bệnh zona thần kinh cho ai. Nhưng bạn có thể gây ra bệnh thủy đậu cho người khác. 

Bệnh Zona thần kinh kéo dài trong bao lâu và chúng ta cần biết những gì về căn bệnh này? - Ảnh 8

Các nốt mụn của bệnh thủy đậu. Kể cả sau khi khỏi bệnh thủy đậu, các vi-rút vẫn sẽ tồn tại dưới dạng “ngủ đông” trong cơ thể. Nguồn ảnh: healthychildren.org 

Sau khi bạn bình phục khỏi bệnh thủy đậu, vi-rút varicella sẽ vẫn tiếp tục tồn tại trong cơ thể bạn dưới trạng thái “ngủ đông”. Khi chúng được “kích hoạt” về trạng thái hoạt động, thì chúng có thể gây cho bạn bệnh zona thần kinh. Những người chưa có sức đề kháng với loại vi-rút này (chưa tiêm vắc-xin hoặc chưa mắc thủy đậu) có thể bị “lây nhiễm” vi-rút từ bạn khi tiếp xúc với bạn ở giai đoạn bệnh dễ lây nhiễm (giai đoạn các nốt mụn nước vỡ ra hoặc rò dịch ra ngoài).  

Bệnh Zona thần kinh kéo dài trong bao lâu và chúng ta cần biết những gì về căn bệnh này? - Ảnh 9

Dịch trong các nốt mụn nước có chưa vi-rút varicella. Những người tiếp xúc trực tiếp với dịch này có thể bị lây nhiễm vi-rút. Nguồn ảnh: whatareshingles.blogspot.com 

Khi các nốt mụn nước khô lại, đóng vảy và dần lành thì vi-rút không có khả năng lây lan nữa. 

Tiếp xúc có thể gây lây nhiễm chúng ta nhắc tới ở đây là các tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt mụn nước. Bạn có thể ngăn chặn sự lây lan của vi-rút varicella-zoster sang người khác bằng những cách sau:

  • Che chắn (lỏng) các tổn thương trên da cẩn thận khi phải tiếp xúc với người khác.
  • Rửa tay thường xuyên

Rửa tay thường xuyên giúp ngăn chặn sự lây truyền vi-rút sang cho người khác. Nguồn ảnh: discovermagazine.com 

  • Tránh tiếp xúc với những người chưa từng mắc thủy đậu trước đây hoặc chưa tiêm phòng vắc-xin. 

Xem thêm : 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!