Mỏi cơ là gì?
Khi bắt đầu tập luyện hoặc khi thực hiện các nhiệm vụ, bạn sẽ cảm thấy cơ bắp mạnh mẽ và đàn hồi. Tuy nhiên, theo thời gian và sau khi lặp lại các động tác, bạn sẽ cảm thấy cơ bị mỏi và yếu hơn. Tình trạng đó được định nghĩa là mỏi cơ.
Mỏi cơ là một triệu chứng làm giảm khả năng hoạt động của cơ theo thời gian. Nó có thể liên quan đến tình trạng kiệt sức, thường xảy ra sau các hoạt động hoặc tập luyện gắng sức. Khi bạn cảm thấy mệt mỏi, lực chuyển động của cơ sẽ giảm xuống, khiến bạn cảm thấy cơ bị yếu hơn.
Video: Phương pháp điều trị đau mỏi cơ hiệu quả.
Tập luyện là nguyên nhân phổ biến gây mỏi cơ, nhưng triệu chứng này cũng có thể là kết quả của các tình trạng sức khỏe khác.
Nguyên nhân gây mỏi cơ
Tập luyện và hoạt động thể chất khác là nguyên nhân phổ biến gây mỏi cơ. Ngoài ra một số tình trạng bệnh lý khác cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng mỏi cơ, bao gồm:
- Bệnh Addison
- Tuổi tác
- Nhiễm trùng vi khuẩn kỵ khí
- Thiếu máu
- Tình trạng lo lắng
- Ngộ độc
- Bại não
- Hóa trị liệu
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính (chronic fatigue syndrome - CFS)
- Mất nước
- Trầm cảm
- Đau cơ xơ hóa
- Viêm gan C
- HIV
- Suy giáp
- Bệnh cúm
- Ít vận động
- Tăng sản xuất axit lactic
- Đang sử dụng thuốc
- Thiếu chất khoảng
- Loạn dưỡng cơ
- Bệnh nhược cơ
- Viêm cơ
- Giảm trương lực cơ do tình trạng bệnh lý
- Đang trong thời kỳ mang thai
- Thiếu ngủ
- Đột quỵ
- Bệnh lao
Các triệu chứng của mỏi cơ
Hiện tượng mỏi cơ có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Dấu hiệu ban đầu của tình trạng này là yếu cơ. Các triệu chứng khác liên quan đến mỏi cơ bao gồm
Nếu bạn bắt đầu gặp khó khăn khi thực hiện các công việc hàng ngày hoặc nếu các triệu chứng của bạn trở nên tồi tệ hơn, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu của một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Điều trị mỏi cơ
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân chính khiến bạn bị mỏi cơ và các triệu chứng kèm theo. Nếu bạn đang bị mỏi cơ mà không liên quan đến việc tập luyện, hãy gọi cho bác sĩ của bạn. Bác sĩ sẽ đánh giá tiền sử bệnh và các triệu chứng để chẩn đoán bệnh.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng mỏi cơ sẽ được cải thiện khi nghỉ ngơi và phục hồi. Uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh cũng có thể làm bạn nhanh hồi phục hơn, bảo vệ cơ bắp chống lại sự mệt mỏi và suy nhược; đồng thời đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng để thúc đẩy chức năng cơ khỏe mạnh.
Cách điều trị mỏi cơ.
Uống đủ nước và có một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ bảo vệ cơ bắp chống lại sự mệt mỏi – Nguồn ảnh: alamy.comHãy đảm bảo rằng bạn sẽ Khởi động trước và thả lỏng sau khi hoạt động gắng sức. Khởi động giúp bạn làm giãn cơ bắp và được bảo vệ khỏi các chấn thương. Nếu tình trạng mỏi cơ của bạn vẫn còn, có thể giảm cảm giác khó chịu và giảm viêm bằng các liệu pháp chườm nóng và chườm lạnh.
Đối với các trường hợp mỏi cơ khác, bạn có thể cần đến chăm sóc y tế. Bác sỹ có thể kê đơn thuốc chống viêm hoặc thuốc chống trầm cảm, tuỳ thuộc vào chẩn đoán bệnh của bạn. Nếu tình trạng mỏi cơ nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị vật lý trị liệu để tăng khả năng vận động và tăng tốc độ phục hồi của bạn. Hãy hảo luận với bác sỹ của bạn về các lựa chọn trước khi tiến hành điều trị.
Tổng kết
Sự mỏi cơ làm giảm sức co khi thực hiện các hoạt động. Triệu chứng mỏi cơ thường không có gì đáng lo ngại, trừ khi tình trạng này không thuyên giảm sau khi bạn nghỉ ngơi.
Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, mỏi cơ có thể là dấu hiệu của những rối loạn nghiêm trọng hơn. Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến làm việc quá sức và tăng nguy cơ chấn thương. Nếu tình trạng mỏi cơ kết hợp với các triệu chứng bất thường khác hoặc nếu tình trạng của bạn không cải thiện sau một vài ngày, hãy lên lịch thăm khám với bác sĩ, không nên tự chẩn đoán.
Xem thêm :