Mổ ruột thừa: Các phương pháp, rủi ro và phục hồi sau phẫu thuật

Mổ ruột thừa hay còn gọi là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa là một cuộc phẫu thuật cấp cứu, phổ biến được thực hiện để điều trị viêm ruột thừa.

Ruột thừa có hình dạng như một cái túi nhỏ nối với ruột già và nằm ở phía dưới bên phải của bụng (còn gọi là hố chậu phải). Chức năng chính xác của ruột thừa chưa được biết rõ. Nhiều người cho rằng, ruột thừa có khả năng giúp hồi phục cơ thể sau tiêu chảy, nhiễm trùng ruột non và ruột già. Điều này nghe có vẻ như là một chức năng quan trọng. Tuy nhiên trên thực tế, cơ thể vẫn có thể hoạt động bình thường mà không cần ruột thừa.

Khi ruột thừa bị viêm và sưng, vi khuẩn nhanh chóng sinh sôi, phát triển bên trong nó và dẫn đến hình thành mủ. Sự tích tụ vi khuẩn và mủ này có thể gây ra cơn đau quanh rốn, sau đó lan xuống hố chậy phải. Đi bộ hoặc ho khiến cơn đau tăng lên. Một số biểu hiện khác của bệnh, bao gồm: buồn nôn, nôn và tiêu chảy. 

Điều quan trọng là phải tìm cách điều trị ngay nếu bạn đang có các triệu chứng của viêm ruột thừa. Vì việc điều trị muộn có thể gây ra biễn chứng vỡ ruột thừa và giải phóng vi khuẩn và các chất có hại khác vào ổ bụng. Đây là tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và dẫn đến thời gian nằm viện lâu hơn.

Mổ ruột thừa là phương pháp tối ưu nhất để điều trị viêm ruột thừa. Hầu hết mọi người đều hồi phục nhanh chóng và không có biến chứng. Nhưng hãy nhớ rắng, bạn cần được cắt bỏ ruột thừa ngay lập tức, trước khi ruột thừa bị vỡ để đạt được kết quả điều trị tốt nhất 

Vai trò của mổ ruột thừa

Video Điều trị viêm ruột thừa thế nào

Mổ ruột thừa giúp cắt bỏ ruột thừa khi bạn bị viêm ruột thừa. Nguyên nhân của bệnh lý này có thể do lỗ mở của ruột thừa vào manh tràng bị tắc nghẽn bởi vi khuẩn và phân, khiến ruột thừa sưng và viêm.

Cách điều trị viêm ruột thừa đơn giản và nhanh chóng nhất là cắt bỏ ruột thừa. Trong trường hợp bệnh không được điều trị đúng và kịp thời, ruột thừa có nguy cơ vỡ, khiến vi khuẩn và các hạt phân theo lỗ thủng lan vào ổ bụng. Điều này có nguy cơ dẫn đến một tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng gọi là viêm phúc mạc. Bạn cũng có thể bị áp xe nếu ruột thừa bị vỡ. Cả hai đều là những tình huống nguy hiểm đe dọa tính mạng cần phải phẫu thuật ngay lập tức. 

Các triệu chứng của viêm ruột thừa bao gồm:

  • Đau dạ dày đột ngột bắt đầu ở vị trí gần rốn và lan xuống phía dưới bên phải của bụng
  • Chướng bụng
  • Co cứng bụng
  • Táo bón hoặc tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Mất căm giác ăn ngon
  • Sốt nhẹ
Đau bụng ở phía dưới bên phải của bụng hay gặp trong viêm ruột thừa. Nguồn ảnh: health.clevelandclinic.org.

Mặc dù cơn đau do viêm ruột thừa thường xảy ra ở phía dưới bên phải của bụng, nhưng phụ nữ mang thai có thể bị đau ở phía trên bên phải của bụng. Điều này là do ruột thừa bị tử cung đẩy lên cao khi mang thai. 

Đến phòng cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nghĩ rằng mình bị viêm ruột thừa. Việc phẫu thuật cắt ruột thừa kịp thời giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh. 

Nguy cơ của việc cắt bỏ ruột thừa

Cắt ruột thừa là một thủ thuật khá đơn giản và phổ biến. Tuy nhiên, có một số rủi ro liên quan đến phẫu thuật, bao gồm:

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng
  • Tổn thương các cơ quan lân cận
  • Tắc ruột

Điều quan trọng cần lưu ý là nguy cơ của việc cắt bỏ ruột thừa ít nghiêm trọng hơn rất nhiều so với những nguy cơ liên quan đến viêm ruột thừa không được điều trị gây ra. Việc cắt ruột thừa cần được thực hiện sớm nhất có thể để ngăn chặn biến chứng áp xe và viêm phúc mạc. 

Cần chuẩn bị những gì cho một cuộc phẫu thuật mổ ruột thừa?

Bạn sẽ cần tránh ăn uống ít nhất tám giờ trước khi phẫu thuật cắt ruột thừa. Điều quan trọng là bạn phải nói với bác sĩ về bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn nào bạn đang dùng. Bác sĩ sẽ cho bạn biết chúng nên được sử dụng như thế nào trước và sau khi làm thủ thuật. 

Bạn cũng nên nói với bác sĩ nếu bạn

  • Đang mang thai hoặc nghi ngờ mình có thai
  • Bị dị ứng với latex hoặc một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc gây mê
  • Có tiền sử rối loạn đông máu

Bạn cũng nên sắp xếp để một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè đưa bạn về nhà sau khi phẫu thuật. Phẫu thuật cắt ruột thừa thường được thực hiện bằng cách gây mê toàn thân, điều này có thể khiến bạn buồn ngủ và không thể lái xe trong vài giờ sau khi phẫu thuật.

Khi bạn đến bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh và tiến hành khám lâm sàng. Trong quá trình khám, bác sĩ sẽ nhẹ nhàng ấn vào bụng để xác định chính xác nguồn gốc của cơn đau. 

Nếu cần thết, bác sĩ cần phải chỉ định thêm xét nghiệm máu và xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, đặc biệt trường hợp viêm ruột thừa giai đoạn sớm. Tuy nhiên, những xét nghiệm này có thể không được thực hiện nếu bác sĩ cho rằng cần phải mổ ruột thừa cấp cứu. 

Trước khi phẫu thuật cắt ruột thừa, bạn được đặt đường truyền tĩnh mạch để có thể truyền dịch và thuốc. Bạn sẽ được gây mê toàn thân (có nghĩa là bạn sẽ ngủ trong khi phẫu thuật). Trong một số tình huống, bạn chỉ cần gây tê vùng vì vậy mặc dù bạn tỉnh táo trong khi phẫu thuật nhưng bạn vẫn không cảm thấy đau. 

Mổ ruột thừa được thực hiện như thế nào?

Có hai cách phẫu thuật mổ ruột thừa: phẫu thuật mổ mở và nội soi. Bác sĩ lựa chọn phương án mổ như thế nào tùy thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mức độ nghiêm trọng của bệnh và tiền sử bệnh của bạn.

Phẫu thuật mổ mở

Trong quá trình phẫu thuật mổ mỡ, bác sĩ phẫu thuật sẽ rạch một đường ở phía dưới bên phải bụng, tiếp đó là cắt bỏ ruột thừa và đóng vết mổ bằng chỉ khâu. Quy trình này cho phép bác sĩ làm sạch ổ bụng dễ dàng và triệt để nhất. 

Vì vậy, phương pháp phẫu thuật mổ mở được ưu tiên lựa chọn nếu ruột thừa đã bị vỡ và tình trạng nhiễm trùng đã lan sang các cơ quan khác hoặc những người có tiến sử phẫu thuật vùng bụng trước đây.

Phương pháp mổ mở cắt ruột thừa thông qua vết rạch phía dưới bên phải bụng. Nguồn ảnh: linkedin.com

Phẫu thuật nội soi

Trong quá trình phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi, bác sĩ phẫu thuật sẽ tiếp cận ruột thừa thông qua một vài vết rạch nhỏ trên bụng. Sau đó, một ống nhỏ, hẹp được gọi là ống canula được đưa vào. Ống thông được sử dụng để làm phồng bụng của bạn bằng khí carbon dioxide. Điều này cho phép bác sĩ nhìn thấy ruột thừa của bạn rõ ràng hơn. 

Khi bụng đã căng phồng, dụng cụ gọi nội soi sẽ được đưa vào qua vết mổ. Ống nội soi là một ống dài, mỏng với ánh sáng cường độ cao và một camera độ phân giải cao ở phía trước. Máy ảnh sẽ hiển thị hình ảnh trên màn hình, cho phép bác sĩ phẫu thuật nhìn thấy bên các cơ quan trong bụng và dễ dàng điều khiến các dụng cụ phẫu thuật trong đó. Khi tìm thấy ruột thừa, nó sẽ được buộc lại bằng chỉ khâu, sau đó cắt bỏ. Các vết mổ nhỏ sau đó được làm sạch, đóng và băng lại 

Phẫu thuật cắt ruột thừa nội soi. Nguồn ảnh:yellowstonesurgerycenter.comPhẫu thuật nội soi thường là lựa chọn tốt nhất cho người lớn tuổi và những người thừa cân. Nó có ít rủi ro hơn thủ thuật cắt ruột thừa mở và thường có thời gian hồi phục ngắn hơn.

Điều gì sẽ xảy ra sau khi cắt bỏ ruột thừa?

Khi cuộc phẫu thuật kết thúc, bạn cần được theo dõi trong vài giờ trước khi xuất viện. Các dấu hiệu quan trọng như nhịp thở và nhịp tim sẽ được theo dõi chặt chẽ. Nhân viên y tế cũng sẽ kiểm tra xem có bất kỳ tác dụng phụ nào liên quan đến việc gây mê hoặc thủ thuật. 

Thời gian xuất viện sẽ phụ thuộc vào: 

  • Tình trạng sức khỏe tổng thể
  • Loại phẫu thuật được thực hiện
  • Phản ứng của cơ thể với cuộc phẫu thuật

Trong một số trường hợp, bạn cần phải ở lại bệnh viện qua đêm. 

Bạn có thể về nhà cùng ngày với ca phẫu thuật nếu bệnh viêm ruột thừa không nghiêm trọng. Một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè sẽ cần chở bạn về nhà nếu bạn được gây mê toàn thân. Tác dụng của gây mê thường mất vài giờ để hết tác dụng, vì vậy sẽ không an toàn nếu bạn lái xe sau thủ thuật.

Trong những ngày sau khi cắt ruột thừa, bạn có thể cảm thấy đau vừa phải ở vết mổ nhưng mọi cơn đau sẽ được cải thiện trong vòng vài ngày. Bác sĩ sẽ kê thuốc để giảm đau và kháng sinh để ngăn ngừa nhiễm trùng sau phẫu thuật. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng bạn cần giữ cho vết mổ sạch sẽ. Bạn cũng nên theo dõi các dấu hiệu nhiễm trùng, bao gồm: 

  • Đỏ và sưng quanh vết mổ
  • Sốt trên khoảng 38,3 độ C
  • Ớn lạnh
  • Nôn 
  • Ăn không ngon
  • Co thắt dạ day
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài hơn hai ngày

Mặc dù có một chút nguy cơ nhiễm trùng, nhưng hầu hết mọi người đều hồi phục sau viêm ruột thừa và phẫu thuật mổ ruột thừa. Thời gian hồi phục hoàn toàn sau thủ thuật mất khoảng bốn đến sáu tuần. Trong thời gian này, bác sĩ thường khuyên bạn nên hạn chế hoạt động thể chất để cơ thể mau lành. Bạn cần tái khám với bác sĩ trong vòng hai đến ba tuần sau khi cắt ruột thừa.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!