Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 8: Khí quyển, sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất
A. Lý Thuyết
I. KHÁI NIỆM
- Khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, luôn chịu ảnh hưởng của Vũ trụ, trước tiên là Mặt Trời.
- Cấu trúc nhiều tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao khí quyển. Tập trung một nửa từ mặt đất đến độ cao khoảng 5 km.
- Thành phần không khí trong khí quyển: nitơ (78%), oxi (21%), cacbonic, hơi nước và các khí khác (1%).
- Khí quyển có vai trò quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và bảo vệ sự sống của Trái Đất.
II. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
- Sự phân bố nhiệt độ trung bình chịu ảnh hưởng của Vũ trụ và Mặt Trời.
- Phân bố phụ thuộc vào góc chiếu của tia sáng mặt trời, đặc điểm bề mặt đệm, địa hình,...
1. Phân bố theo vĩ độ
- Nguyên nhân: do Trái Đất có dạng hình cầu nên góc chiếu của tia sáng mặt trời đến các vĩ độ khác nhau.
- Biểu hiện: càng về gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ nên lượng nhiệt nhận được càng ít. Thời gian chiếu sáng giữa các mùa càng chênh lệch nên biên độ nhiệt năm càng lớn.
2. Phân bố theo lục địa và đại dương
- Nguyên nhân: do lục địa hấp thụ và phản xạ nhiệt nhanh, còn đại dương thì ngược lại.
- Biểu hiện: nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở lục địa. Đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Ở những khu vực gần đại dương, nơi có dòng biển nóng hoặc dòng biển lạnh đi qua nhiệt độ không khí cũng có sự chênh lệch.
3. Phân bố theo địa hình
- Nguyên nhân do càng lên cao không khí càng loãng, không hấp thụ và giữ được nhiều nhiệt.
- Biểu hiện: ở tầng đối lưu nhiệt độ không khí giảm dần theo độ cao, cứ lên cao 100m giảm 0,6oC.
- Phụ thuộc vào độ dốc và hướng phơi của sườn núi: sườn có độ dốc lớn, góc nhập xạ nhỏ nhận được lượng nhiệt ít hơn và ngược lại, sườn núi đón ánh sáng mặt trời có nhiệt độ cao hơn sườn núi khuất ánh sáng mặt trời.
B. Trắc Nghiệm
Câu 1. Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí
A. chí tuyến lục địa và xích đạo.
B. chí tuyến hải dương và xích đạo.
C. chí tuyến và xích đạo.
D. bắc xích đạo và nam xích đạo.
Đáp án đúng là: D
Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của hai khối khí bắc xích đạo và nam xích đạo.
Câu 2. Sự phân bố nhiệt độ trung bình năm trên Trái Đất có đặc điểm
A. cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Nam.
B. cao nhất và thấp nhất đều ở trên lục địa.
C. cao nhất ở hoang mạc, thấp nhất ở cực Bắc.
D. cao nhất ở xích đạo, thấp nhất ở cực Bắc.
Đáp án đúng là: B
Do sự hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt của đất nhanh hơn nước nên đại dương có biên độ nhiệt nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt lớn. Đất hấp thu nhiệt nhanh hơn nhưng tỏa nhiệt cũng nhanh hơn. Nước hấp thụ nhiệt chậm hơn nhưng tỏa nhiệt cũng chậm hơn -> Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa.
Câu 3. Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là
A. nhiệt từ các tầng của khí quyển truyền vào.
B. bức xạ trực tiếp từ Mặt Trời xuống Trái Đất.
C. nhiệt từ trong lòng Trái Đất truyền ra ngoài.
D. nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.
Đáp án đúng là: D
Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt đất được Mặt Trời đốt nóng.
Câu 4. Nhận định nào sau đây không đúng về hơi nước trong khí quyển?
A. Vai trò quan trọng với khí hậu toàn cầu.
B. Chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ, chưa đến 1%.
C. Phân bố không đồng đều trên Trái Đất.
D. Không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Đáp án đúng là: D
Trong khí quyển hơi nước chỉ chiếm tỉ lệ tương đối nhỏ (chưa đến 1%), nhưng phân bố không đều trên Trái Đất và có vai trò quan trọng đối với khí hậu toàn cầu.
Câu 5. Đặc điểm của khối khí chí tuyến là
A. rất nóng.
B. rất lạnh.
C. nóng ẩm.
D. lạnh.
Đáp án đúng là: A
Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.
Câu 6. Số lượng dải hội tụ nhiệt đới trên Trái Đất là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Đáp án đúng là: A
Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió -> Trên Trái Đất có 1 dải hội tụ duy nhất, đó là dải hội tụ nhiệt đới.
Câu 7. Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là
A. áp suất không khí giảm.
B. thời gian chiếu sáng giảm.
C. không khí càng loãng.
D. góc nhập xạ giảm.
Đáp án đúng là: D
Nguyên nhân chính làm cho nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ xích đạo về hai cực là do góc nhập xạ giảm làm cho lượng bức xạ, nhiệt và ánh sáng giảm dần từ xích đọa về vùng cực.
Câu 8. Các khối khí chính trên Trái Đất là
A. Nam cực, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
B. Bắc cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
C. cực, ôn đới, chí tuyến, xích đạo.
D. hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, xích đạo.
Đáp án đúng là: C
Ở lớp không khí gần mặt đất của tầng đối lưu, mỗi bán cầu từ phía cực về Xích đạo được chia thành bốn khối khí chính, có tính chất khác nhau: khối khí cực (A) rất lạnh, khối khí ôn đới (P) lạnh, khối khí chí tuyến (T) rất nóng và khối khí xích đạo (E) nóng ẩm.
Câu 9. Khối khí xích đạo được phân chia thành mấy kiểu?
A. l.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án đúng là: A
Ở khu vực Xích đạo nóng ẩm quanh năm nên khối khí Xích đạo không phân biệt thành kiểu lục địa và kiểu hải dương -> Khối khí xích đạo được phân chia thành 1 kiểu duy nhất.
Câu 10. Khối khí nằm ở hai bên của frông có sự khác biệt cơ bản về
A. độ dày và hướng.
B. tốc độ di chuyển.
C. tính chất vật lí.
D. thành phần ô-xy.
Đáp án đúng là: C
Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP). Giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo khi tiếp xúc với nhau không tạo ra frông thường xuyên và liên tục mà chỉ tạo thành dải hội tụ nhiệt đới do chúng đều nóng và thường xuyên có cùng một chế độ gió.
Câu 11. Dải hội tụ nhiệt đới khác với frông ở đặc điểm nào sau đây?
A. Phạm vi hoạt động hẹp, quanh khu vực xích đạo.
B. Gây nhiễu loạn thời tiết và gây ra mưa nhiều.
C. Di chuyển theo chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.
D. Là nơi gặp nhau của các khối khí khác nhau.
Đáp án đúng là: A
Điểm khác biệt cơ bản lớn nhất giữa dải hội tụ nhiệt đới với frông là về phạm vi hoạt động. Dải hội tụ có phạm vi hoạt động hẹp, chỉ hoạt động ở khu vực quanh xích đạo; còn frông hoạt động rộng, cả vùng ôn đới và cực.
Câu 12. Khu vực nào sau đây có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất?
A. Chí tuyến Bắc.
B. Xích đạo.
C. Vòng cực.
D. Chí tuyến Nam.
Đáp án đúng là: A
Nhiệt lượng bức xạ mặt trời đến bề mặt Trái Đất thay đổi theo góc chiếu của tia bức xạ mặt trời. Do góc chiếu thay đổi theo vĩ độ nên nhiệt độ không khí cũng thay đổi theo vĩ độ nhưng chí tuyến là khu vực có nhiệt độ trung bình năm cao nhất trên Trái Đất do khu vực này diện tích đại dương ít, lục địa lớn.
Câu 13. Trên mỗi bán cầu có mấy frông?
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Đáp án đúng là: D
Frông là bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt về tính chất vật lí. Trên mỗi bán cầu có hai frông căn bản: frông địa cực (FA), frông ôn đới (FP).
Câu 14. Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí
A. ôn đới và chí tuyến.
B. địa cực và ôn đới.
C. địa cực lục địa và địa cực hải dương.
D. ôn đới lục địa và ôn đới hải dương.
Đáp án đúng là: B
Frông ôn đới hình thành do sự tiếp xúc của hai khối khí ôn đới và chí tuyến.
Câu 15. Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí
A. xích đạo.
B. chí tuyến.
C. ôn đới.
D. địa cực.
Đáp án đúng là: C
Vào mùa đông, miền Bắc nước ta chịu ảnh hưởng của khối khí ôn đới với tính chất cơ bản là lạnh và khô (nếu đi qua biển có tính chất lạnh, ẩm).
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 6: Thạch quyển, nội lực