Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh (Chân trời sáng tạo)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh Chân trời sáng tạo hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 40. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 40: Phát triển bền vững, tăng trưởng xanh

A. Lý Thuyết

I. Phát triển bền vững

1. Khái niệm

Là sự phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai dựa trên sự phát triển hài hoà giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

2. Sự cần thiết của phát triển bền vững

- Về kinh tế: Các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải,... tạo ra khí thải, rác thải, nước thải vào môi trường làm ô nhiễm không khí, nước, đất,... => Phát triển bền vững nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế cho thế hệ tương lai.

- Về xã hội: Trong một quốc gia, khu vực hay giữa các nền kinh tế trên thế giới vẫn đang tồn tại khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong thu nhập, bùng nổ dân số gây nên các vấn đề về thất nghiệp, tệ nạn xã hội,… => Phát triển bền vững nhằm giảm nghèo, tạo việc làm ổn định; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội,…

- Về môi trường: Tài nguyên thiên nhiên ngày càng suy giảm nghiêm trọng, môi trường đất, nước, không khí,... bị ô nhiễm nặng nề, nhiều loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, biến đổi khí hậu,... => Phát triển kinh tế cần áp dụng các tiến bộ khoa học - kĩ thuật để giảm các tác động xấu đến môi trường và tài nguyên.

II. Tăng trưởng xanh

1. Khái niệm

Tăng trưởng xanh là định hướng mới thúc đẩy kinh tế phát triển theo những mô hình tiêu thụ và sản xuất bền vững, đảm bảo nguồn vốn tự nhiên tiếp tục cung cấp cho đời sống và sản xuất của con người trong hiện tại và cho thế hệ tương lai.

2. Biểu hiện của tăng trưởng xanh

a. Tăng trưởng xanh góp phần giảm phát thải khí nhà kính

- Hiện trạng

+ Hầu hết các hoạt động kinh tế đều phát thải khí nhà kính, gây biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường.

+ Tỉ lệ phát thải khí nhà kính của ngành công nghiệp năng lượng và hoạt động giao thông vận tải chiếm tỉ trọng cao.

- Giải pháp

+ Sản xuất xe điện hoặc ô tô áp dụng các tiêu chuẩn giảm phát thải khí nhà kính.

+ Phát triển điện mặt trời, đầu tư hạ tầng cây xanh đô thị,...

b. Xanh hoá trong sản xuất

- Xanh hoá trong sản xuất bằng việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hoá các ngành kinh tế, sử dụng năng lượng tái tạo.

- Phát triển cơ sở hạ tầng - kĩ thuật kết hợp ứng dụng công nghệ số, nhằm nâng cao chất lượng, phát huy lợi thế cạnh tranh và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

c. Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững

- Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xanh.

- Tạo lập văn hoá tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới.

- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường.

- Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; tiết kiệm năng lượng,…

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do

A. xây dựng nhiều thuỷ điện.

B. đẩy mạnh khai khoáng.

C. sự tàn phá của chiến tranh.

D. việc khai thác quá mức.

Đáp án đúng là: D

Diện tích rừng trên thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng chủ yếu do việc khai thác quá mức, không có kế hoạch, nạn lâm tặc, khai thác trộm,....

Câu 2. Tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do

A. khai thác không kế hoạch, máy móc lạc hậu.

B. con người khai thác, thiên tai của tự nhiên.

C. sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật.

D. nhu cầu phát triển và mở rộng nền sản xuất.

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân tài nguyên thiên nhiên ngày càng có nguy cơ cạn kiệt là do sự tiến bộ mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật. Ngay cả những khu vực đồi núi hiểm trở hay nằm sâu trong lòng đất, vùng biển,… con người vẫn có thể khai thác được.

Câu 3. Phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai gọi là

A. giải pháp phát triển bền vững.

B. định hướng phát triển bền vững.

C. sự phát triển bền vững.

D. mục tiêu phát triển bền vững.

Đáp án đúng là: C

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.

Câu 4. Nguyên nhân nào sau đây không phải làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng?

A. Giàu có về tài nguyên khoáng sản, rừng, đất trồng.

B. Nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế - xã hội.

C. Nạn đói, sức ép dân số, gánh nặng nợ nước ngoài.

D. Thiếu vốn, thiếu công nghệ, hậu quả chiến tranh.

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân chủ yếu làm cho môi trường ở các nước đang phát triển bị huỷ hoại nghiêm trọng là do các nước này có nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu nước nghèo nên thiếu vốn, công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên. Đồng thời, ở đây cũng chịu ảnh hưởng nạn đói, sức ép lớn từ dân số đông, nợ nước ngoài và hậu quả của chiến tranh lâu dài.

Câu 5. Ở nước ta, diện tích đồi núi trọc ngày càng tăng ở vùng núi, hoang mạc hóa diễn ra mạnh ở vùng ven biển là do

A. khai thác khoáng sản năng lượng và kim loại.

B. phát triển du lịch sinh thái, biển và hải đảo.

C. xây dựng các khu dự trữ sinh quyển thế giới.

D. di canh, di cư, phá rừng và biến đổi khí hậu.

Đáp án đúng là: D

Ở nước ta, nông nghiệp còn lạc hậu -> vùng miền núi là địa bàn sinh sống của dân tộc thiểu số, hoạt động kinh tế chủ yếu là đốt rừng làm nương rẫy (du canh du cư), chặt phá rừng bữa bãi đê lấy củi gỗ, mở rộng diện tích canh tác,… => Những hoạt động này làm thu hẹp diện tích rừng, tăng diện tích đất trống đồi núi trọc, từ đó làm tăng diện tích đất hoang hóa, đồi núi trọc ở nước ta.

Câu 6. Môi trường ở nhiều quốc gia thêm phức tạp không phải là do

A. bùng nổ dân số trong thời gian dài.

B. các hoạt động sản xuất công nghiệp.

C. chiến tranh và xung đột triền miên.

D. kinh tế - xã hội còn chậm phát triển.

Đáp án đúng là: B

Nguyên nhân làm cho môi trường ở nhiều quốc gia hiện nay thêm phức tạp là do nền kinh tế - xã hội còn chậm phát triển, hậu quả của chiến tranh, sức ép từ dân số và chiến tranh, xung đột còn xảy ra ở nhiều nơi,…

Câu 7. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là

A. sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.

B. nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.

C. trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.

D. ít phát tán khí thải so với các nước khác.

Đáp án đúng là: C

Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh, dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,…). Việc tăng lượng khí phát thải chủ yếu đến từ những nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.

Câu 8. Những biện pháp nào sau đây cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển?

A. Xoá đói, giảm nghèo, thu hút mạnh đầu tư của các nước ngoài.

B. Áp dụng khoa học công nghệ mới, nâng cao đời sống nhân dân.

C. Phát quang rừng làm đồng cỏ và tập trung tự túc lương thực.

D. Tăng cường khai thác khoáng sản, khai thác rừng quy mô lớn.

Đáp án đúng là: B

Ở các nước đang phát triển có nền kinh tế còn chậm phát triển, chủ yếu nước nghèo nên thiếu vốn, công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế, khai thác tài nguyên. Đồng thời, ở đây cũng chịu ảnh hưởng nạn đói, sức ép lớn từ dân số đông, nợ nước ngoài và hậu quả của chiến tranh lâu dài -> Những biện pháp cần được thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường ở các nước đang phát triển là việc áp dụng khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân.

Câu 9. Biểu hiện của tăng trưởng xanh trong nông nghiệp không phải 

A. phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái.

B. sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả.

C. duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận. 

D. phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.

Đáp án đúng là: D

Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

- Áp dụng khoa học kĩ thuật canh tác tiến bộ nhằm duy trì, nâng cao năng suất và lợi nhuận. 

- Giảm dần các yếu tố tác động tiêu cực và phục hồi các nguồn tài nguyên sinh thái như đất, nước, không khí và đa dạng sinh học.

- Giảm ô nhiễm và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn.

Câu 10. Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện

A. các nước kinh tế phát triển.

B. các nước đang phát triển.

C. toàn thế giới.

D. từng châu lục.

Đáp án đúng là: C

Vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên, môi trường hiện nay có ý nghĩa cấp thiết trên bình diện toàn thế giới vì mỗi thành phần trong tự nhiên thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi các thành phần tự nhiên khác hay địa phương/khu vực này bị ảnh hưởng sẽ làm ảnh hưởng đến địa phương/khu vực khác.

Câu 11. Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về

A. ô nhiễm và suy thoái môi trường.

B. làm thay đổi cơ cấu kinh tế.

C. giải quyết một phần về việc làm.

D. cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật.

Đáp án đúng là: A

Thách thức lớn nhất của các nước đang phát triển trong thu hút đầu tư nước ngoài từ các nước phát triển là về ô nhiễm và suy thoái môi trường.

Câu 12. Nguyên nhân nào sau đây làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển?

A. Phát rừng trồng đồng cỏ.

B. Đốn rừng trên quy mô lớn.

C. Nông nghiệp quảng canh.

D. Xuất khẩu các khoáng sản.

Đáp án đúng là: C

Nguyên nhân chủ yếu làm suy thoái nhanh đất trồng ở các nước đang phát triển là do việc khai thác đất trồng theo hướng quảng canh -> Không được cải tạo, bổ sung chất dinh dưỡng -> Làm cho đất bạc màu, suy thoái nhanh và nghèo dinh dưỡng.

Câu 13. Biểu hiện của tăng trưởng xanh không phải là

A. xanh hoá lối sống, tiêu dùng bền vững.

B. xanh hoá trong hoạt động sản xuất.

C. giảm thiểu sử dụng năng lượng tái tạo.

D. giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

Đáp án đúng là: C

Biểu hiện của tăng trưởng xanh: Giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ biến đổi khí hậu; Xanh hoá sản xuất (Đầu tư phát triển vốn tự nhiên; Ngăn ngừa và xử lí ô nhiễm); Xanh hoá lối sống và tiêu dùng bền vững.

Câu 14. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào sau đây?

A. La Hay.

B. Rio de Janero.

C. Luân Đôn.

D. New York.

Đáp án đúng là: B

Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janero. Thể hiện sự nỗ lực chung trong việc giải quyết các vấn đề môi trường của các quốc gia và toàn thế giới.

Câu 15. Loài người đang đứng trước mâu thuẫn giữa sự phát triển

A. tài nguyên và sự phát triển nền sản xuất xã hội.

B. tài nguyên và sự phát triển khoa học công nghệ.

C. sản xuất xã hội và sự phát triển khoa học kĩ thuật.

D. sản xuất xã hội và phát triển chất lượng cuộc sống.

Đáp án đúng là: A

Hiện nay, nhân loại đang đối mặt với một tình trạng hết sức mâu thuẫn: một mặt, cần tăng tối đa nhịp độ phát triển kinh tế để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của loài người đang ngày càng tăng lên; mặt khác, sự tăng trưởng kinh tế đã gây ra những tác động xấu chưa từng có đối với môi trường, tài nguyên thiên nhiên.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 34: Địa lí ngành giao thông vận tải

Lý thuyết Bài 35: Địa lí ngành bưu chính viễn thông

Lý thuyết Bài 36: Địa lí ngành thương mại

Lý thuyết Bài 37: Địa lí ngành du lịch và tài chính-ngân hàng

Lý thuyết Bài 39: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!