Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (Cánh diều)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Cánh diều hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 22. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

A. Lý Thuyết

I. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Quan niệm và vai trò

a. Quan niệm

- Là sự sắp xếp và phối hợp các đối tượng nông nghiệp trong mối liên hệ liên ngành, liên vùng, kết hợp với nhu cầu thị trường trên một lãnh thổ cụ thể nhằm sử dụng hợp lí nhất các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, lao động để đem lại hiệu quả cao về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

b. Vai trò

- Thúc đẩy chuyên môn hoá trong sản xuất nông nghiệp, tập trung tư liệu sản xuất, lao động, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật.

- Nâng cao năng suất lao động và góp phần quy hoạch theo lãnh thổ của nền kinh tế quốc dân.

- Tạo điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- Góp phần sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên cũng như các nguồn lực trên lãnh thổ.

- Giảm thiểu tác động của tự nhiên đến nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Trang trại

- Vai trò:

Thúc đẩy nông nghiệp sản xuất hàng hoá, phát triển kinh tế nông thôn.

+ Giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

+ Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và góp phần bảo vệ môi trường.

- Đặc điểm:

Mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường.

+ Quy mô sản xuất tương đối lớn.

+ Thường thuê lao động.

+ Tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ, trên cơ sở chuyên môn hoá, thâm canh, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Trang trại bò sữa ở Mộc Châu

2. Thể tổng hợp nông nghiệp

- Vai trò:

Khai thác thế mạnh của lãnh thổ.

+ Thúc đẩy liên kết kinh tế trong chế biến sản xuất và tiêu thụ nông sản.

+ Thực hiện công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Đặc điểm:

Là lãnh thổ có diện tích tương đối lớn; không có ranh giới rõ ràng; sản xuất tập trung một vài cây trồng hoặc vật nuôi.

+ Có mối liên kết giữa các nông hộ, trang trại,... với cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ sản phẩm và phát triển thành các chuỗi giá trị nông sản..

+ Áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tạo ra các nông sản có giá trị và khối lượng lớn, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc xuất khẩu.

3. Vùng nông nghiệp

- Vai trò:

Sử dụng có hiệu quả nhất các điều kiện sản xuất của các vùng.

+ Thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ, chuyên môn hoá và hợp tác hoá giữa các vùng.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Thu hoạch cà phê ở Tây Nguyên

- Đặc điểm:

Lãnh thổ rộng lớn, có đặc điểm tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, kinh tế - xã hội, có ranh giới xác định.

+ Chuyên môn hoá sản xuất nông nghiệp theo hướng phát huy thế mạnh của vùng với những sản phẩm đặc trưng của vùng.

+ Đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp nhằm đạt hiệu quả cao.

III. Một số vấn đề phát triển nền nông nghiệp hiện đại

- Cơ giới hoá và tự động hoá trong sản xuất, thu hoạch, chế biến nông sản.

- Ứng dụng công nghệ số để quản lý dữ liệu, điều hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp,...

- Công nghệ sinh học: lai tạo ra giống cây trồng, vật nuôi mới, biến đổi gen, sản xuất nhiều chế phẩm sinh học,...

- Phương thức canh tác nông nghiệp không cần đất: canh tác trên giá thể, canh tác thuỷ canh, khí canh,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp - Cánh diều (ảnh 1)

Nghiên cứu tạo ra những giống cây trồng mới

IV. Định hướng phát triển nông nghiệp trong tương lai

- Gắn với thị trường: liên kết trong sản xuất nông nghiệp hình thành và tham gia vào chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.

- Ứng dụng công nghệ cao: phát triển nông nghiệp số, nông nghiệp thông minh,...

- Thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững: phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái.

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Ở nước ta, các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở

A. gần các trung tâm công nghiệp chế biến.

B. vùng đông dân, thị trường tiêu thụ lớn.

C. vùng trung du, cao nguyên, các vùng đất mới khai khẩn.

D. vùng dân cư thưa thớt, gần biên giới.

Đáp án đúng là: C

Ở nước ta, các nông trường quốc doanh được thành lập chủ yếu ở các vùng trung du, cao nguyên và các vùng đất mới khai khẩn.

Câu 2. Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là

A. bán chuồng trại.

B. tập trung công nghiệp.

C. chăn thả.

D. chuồng trại.

Đáp án đúng là: B

Hình thức chăn nuôi gia cầm phổ biến nhất hiện nay là tập trung công nghiệp. Ở nước ta có nhiều khu công nghiệp tập trung chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) ở ven các thành phố lớn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Câu 3. Ở các nước phát triển phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất từ

A. hộ gia đình.

B. vùng nông nghiệp.

C. trang trại.

D. nông trường.

Đáp án đúng là: C

Ở các nước phát triển phần lớn nông phẩm cung cấp cho xã hội được sản xuất từ các trang trại.

Câu 4. Hình thức tổ chức lãnh thổ vùng nông nghiệp có đặc điểm nào sau đây?

A. Sản xuất chủ yếu tự cấp tự túc.

B. Hình thức phát triển thấp nhất.

C. Hình thức phát triển cao nhất.

D. Có quy mô nhỏ, lẻ và phân tán.

Đáp án đúng là: C

Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng. Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

Câu 5. Số lượng các vùng nông nghiệp hiện nay ở nước ta là

A. 6.

B. 4.

C. 5.

D. 7.

Đáp án đúng là: D

Hiện nay nước ta có 7 vùng nông nghiệp, đó là Trung du miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 6. Hình thức nào sau đây thể hiện một nền nông nghiệp hiện đại, phát triển?

A. Luân canh.

B. Thâm canh.

C. Quảng canh.

D. Xen canh.

Đáp án đúng là: B

Hình thức canh tác nông nghiệp thâm canh là hình thức canh tác thể hiện một nền nông nghiệp hiện đại và phát triển.

Câu 7. Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên

A. nguồn nước, điều kiện thời tiết.

B. chuyên môn hóa và thâm canh.

C. quy mô đất, tính chất sản xuất.

D. dân cư và năng suất lao động.

Đáp án đúng là: B

Mục đích chủ yếu của trang trại là sản xuất hàng hóa với cách thức tổ chức và quản lí sản xuất tiến bộ dựa trên chuyên môn hóa và thâm canh.

Câu 8. Ý nghĩa của việc phân chia các vùng nông nghiệp là

A. phân bố cây trồng, vật nuôi phù hợp với các điều kiện sinh thái.

B. đảm bảo đủ nguồn lương thực, thực phẩm cho mỗi hộ gia đình.

C. loại bỏ tính bấp bênh, không ổn định của sản xuất nông nghiệp.

D. tự cung, tự cấp các sản phẩm nông nghiệp ở vùng nông nghiệp.

Đáp án đúng là: A

Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất, là lãnh thổ nông nghiệp tương đối đồng nhất về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nhằm phân bố hợp lí cây trồng vật nuôi, hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.

Câu 9. Hình thức tổ chức lãnh tổ nông nghiệp cao nhất là

A. vùng nông nghiệp.

B. hợp tác xã nông nghiệp.

C. khu nông nghiệp công nghệ cao.

D. thể tổng hợp nông nghiệp.

Đáp án đúng là: A

Vùng nông nghiệp là hình thức cao nhất của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp nhằm góp phần sử dụng hiệu quả các tiềm năng và thế mạnh của vùng. Là cơ sở hình thành vùng chuyên môn hóa nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phân công lao động theo lãnh thổ.

Cho bảng số liệu:

SỐ LƯỢNG VÀ CƠ CẤU TRANG TRẠI THEO NGÀNH Ở NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 2011 - 2019

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Cánh diều Bài 22 (có đáp án): Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (ảnh 1)

Dựa vào bảng trên, hãy trả lời các câu hỏi từ câu 10 đến câu 15:

Câu 10. Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu theo ngành của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là

A. biểu đồ cột.

B. biểu đồ cột chồng.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ tròn.

Đáp án đúng là: D

Căn cứ vào bảng số liệu (2 đối tượng, 4 thành phần, 2 đơn vị khác nhau, 2 mốc năm) và yêu cầu đề bài (từ khóa cơ cấu, 2 mốc năm) -> Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu theo ngành của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là biểu đồ tròn.

Câu 11. Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện số lượng của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là

A. biểu đồ cột.

B. biểu đồ đường.

C. biểu đồ miền.

D. biểu đồ tròn.

Đáp án đúng là: A

Căn cứ vào bảng số liệu (2 đối tượng, 4 thành phần, 2 đơn vị khác nhau, 2 mốc năm) và yêu cầu đề bài (từ khóa số lượng, 2 mốc năm) -> Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu theo ngành của các trang trại ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019 là biểu đồ cột.

Câu 12. Trong giai đoạn 2011 - 2019, số lượng trang trại ở nước ta tăng khoảng

A. 1,5 lần.

B. 1,2 lần.

C. 1,8 lần.

D.2,1 lần.

Đáp án đúng là: A

Trong giai đoạn 2011 - 2019, số lượng trang trại ở nước ta tăng khoảng 1,5 lần (29389 / 20078 = 1,46 lần, làm tròn thành 1,5 lần).

Câu 13. Trong giai đoạn 2011 - 2019, loại hình trang trại có sự thay đổi tỉ trọng lớn nhất là

A. trang trại trồng trọt.

B. trang trại chăn nuôi.

C. trang trại nuôi trồng thuỷ sản.

D. trang trại khác.

Đáp án đúng là: B

- Theo bảng số liệu, ta thấy tỉ trọng số lượng trang trại theo ngành có sự thay đổi theo thời gian

+ Chăn nuôi tăng 20,1%.

+ Trồng trọt giảm 11,8%, nuôi trồng thủy sản giảm 7,9% và trang trại khác giảm 0,4%.

- Năm 2019, chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất (51,3%), tiếp đến là trồng trọt (31,2%), nuôi trồng thủy sản (14,2%) và trang trại khác (3,3%).

Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúngvề cơ cấu trang trại theo ngành ở nước ta trong giai đoạn 2011 - 2019?

A. Tỉ trọng trang trại trồng trọt có xu hướng giảm.

B. Tỉ trọng trang trại khác thấp và có xu hướng giảm.

C. Tỉ trọng trang trại chăn nuôi luôn lớn nhất và có xu hướng tăng.

D. Tỉ trọng trang trại nuôi trồng thuỷ sản đứng thứ ba và có xu hướng giảm.

Đáp án đúng là: C

- Theo bảng số liệu, ta thấy tỉ trọng số lượng trang trại theo ngành có sự thay đổi theo thời gian

+ Chăn nuôi tăng 20,1%.

+ Trồng trọt giảm 11,8%, nuôi trồng thủy sản giảm 7,9% và trang trại khác giảm 0,4%.

- Năm 2019, chăn nuôi chiếm tỉ trọng lớn nhất (51,3%), tiếp đến là trồng trọt (31,2%), nuôi trồng thủy sản (14,2%) và trang trại khác (3,3%).

Câu 15. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trang trại ở nước ta biểu hiện điều gì?

A. Sản xuất nông nghiệp của nước ta ngày càng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên.

B. Sản xuất nông nghiệp của nước ta đang chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa.

C. Số lượng lao động nông nghiệp của nước ta ngày càng tăng.

D. Ngành nông nghiệp của nước ta ngày càng được chú trọng.

Đáp án đúng là: B

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng trang trại ở nước ta biểu hiện của sản xuất nông nghiệp của nước ta đang chuyển nhanh sang nông nghiệp hàng hóa.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Lý thuyết Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Lý thuyết Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Lý thuyết Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Lý thuyết Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!