Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (Cánh diều)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản Cánh diều hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 21. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

A. Lý Thuyết

I. Nông nghiệp

1. Trồng trọt

a. Vai trò và đặc điểm

- Vai trò:

+ Ngành trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

+ Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến,...

- Đặc điểm:

+ Trong trồng trọt, đất là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Cây trồng là đối tượng sản xuất.

+ Hoạt động trồng trọt có tính mùa vụ và phân bố tương đối rộng.

b. Phân bố một số cây trồng chính

* Cây lương thực

- Cây lương thực chính trên thế giới gồm lúa gạo, lúa mì và ngô.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

Một số loại cây lương thực chính (lúa, ngô, khoai, sắn…)

- Sự phân bố của các cây này phụ thuộc nhiều vào đặc điểm sinh thái của mỗi loại cây.

+ Cây lúa gạo thích hợp với khí hậu nóng, ẩm, đất phù sa nên phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Cây lúa mì phân bố chủ yếu khu vực ôn đới do cây ưa khí hậu ẩm, khô, đất đai màu mỡ.

+ Cây ngô có vùng phân bố rộng hơn, được trồng nhiều ở khu vực nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng do cây thích hợp với đất ẩm, nhiều mùn, ưa khí hậu nóng, dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

* Cây công nghiệp

- Các cây công nghiệp ra nhiệt, ẩm, cần đất thích hợp và lao động có kinh nghiệm nên thường phân bố thành vùng tập trung.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

+ Các cây ưa nhiệt, ẩm cao như: mía, cà phê, cao su,... phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới.

+ Củ cải đường ưa khí hậu ôn hoà, phù hợp với đất đen, được trồng nhiều ở khu vực ôn đới và cận nhiệt.

+ Cây bông ưa khí hậu nóng, ổn định, đất tốt, thường trồng khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa.

+ Cây chè ưa nhiệt độ ôn hoà, lượng mưa nhiều, phân bố chủ yếu ở khu vực cận nhiệt.

+ Cây đậu tương ưa khí hậu ẩm, đất tơi xốp, phân bố ở nhiều đới khí hậu.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

2. Chăn nuôi

a. Vai trò và đặc điểm

- Vai trò

+ Chăn nuôi cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho con người.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Tạo ra các mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Thúc đẩy ngành trồng trọt phát triển và sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

Chăn nuôi bò, lợn, gà…

- Đặc điểm

+ Đối tượng ngành chăn nuôi là các cơ thể sống, tuân theo quy luật sinh học nhất định.

+ Chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn.

+ Có nhiều thay đổi về hình thức chăn nuôi, hướng chuyên môn hoá và áp dụng rộng rãi khoa học - công nghệ trong sản xuất.

b. Phân bố các vật nuôi chính

- Chăn nuôi gia súc gồm bò, trâu, lợn, cừu, dê,...

- Bò chiếm vị trí hàng đầu, được nuôi nhiều ở Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pa-ki-xtan,...

- Lợn là vật nuôi quan trọng của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Việt Nam.

- Trâu được nuôi nhiều ở vùng nhiệt đới của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan, In-đô-nê-xi-a,...

- Cừu là vật nuôi ở vùng cận nhiệt của các nước như Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a,...

- Dê được nuôi nhiều ở vùng khô hạn của các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Xu-đăng,...

- Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là gà, vịt,... phân bố rộng rãi ở nhiều nước.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

3. Dịch vụ nông nghiệp

- Dịch vụ nông nghiệp cung cấp máy móc, phân bón và các sản phẩm hỗ trợ quá trình sản xuất nông nghiệp.

- Dịch vụ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hoá, tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi,...

- Dịch vụ bao gồm dịch vụ trồng trọt, dịch vụ chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp sau thu hoạch.

- Sự phân bố dịch vụ nông nghiệp thường gắn chặt chẽ với hoạt động sản xuất nông nghiệp.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

Dịch vụ nông nghiệp cung cấp máy móc cho sản xuất nông nghiệp

II. Lâm nghiệp

- Vai trò

+ Lâm nghiệp cung cấp gỗ, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp; cung cấp thực phẩm, các dược liệu quý.

+ Lâm nghiệp tạo việc làm, thu nhập và sinh kế cho người dân.

+ Trong lâm nghiệp, trồng và bảo vệ rừng góp phần điều hoà nguồn nước, khí hậu, chống xói mòn, bảo vệ đất, giữ cân bằng sinh thái.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

Hoạt động trồng rừng

- Đặc điểm

+ Đối tượng của ngành lâm nghiệp là các cơ thể sống, có chu kì sinh trưởng dài, chậm.

+ Thường phân bố trên không gian rộng lớn.

- Tình hình phát triển

+ Hoạt động lâm sinh bao gồm trồng rừng, khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

+ Năm 2019, diện tích rừng của thế giới chiếm khoảng 27,1 % diện tích bề mặt Trái Đất.

- Phân bố

+ Các nước có tổng diện tích rừng lớn là Liên bang Nga, Ca-na-đa, Bra-xin, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Cộng hoà Dân chủ Công-gô,...

+ Những nước có diện tích rừng trồng lớn là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kỳ,...

- Hiện trạng: Hiện nay, diện tích rừng trên thế giới vẫn bị suy giảm do tác động của tự nhiên và của con người.

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

Hiện trạng khai thác rừng bừa bãi

- Biện pháp

+ Để bảo vệ diện tích rừng và tính đa dạng sinh học của các khu rừng tự nhiên, nhiều nước thường đã lập các khu bảo tồn, vườn quốc gia,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

+ Có những chính sách khuyến khích để thúc đẩy việc trồng rừng.

III. Thủy sản

- Vai trò

+ Thủy sản cung cấp thực phẩm giàu chất đạm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, dược phẩm, mĩ nghệ và mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Tận dụng những lợi thế tự nhiên, giải quyết việc làm cho người dân vùng ven biển,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

Hoạt động khai thác thủy sản

- Đặc điểm

+ Đối tượng sản xuất của thủy sản là các vật nuôi sống trong môi trường nước, chịu ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện tự nhiên và có tính quy luật.

+ Ngành thủy sản ngày càng áp dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tình hình phát triển

+ Thủy sản bao gồm các loài nước ngọt, nước lợ và nước mặn, phổ biến nhất là cá, tôm, cua và một số loài có giá trị như trai ngọc, đồi mồi, rong, tảo biển,...

+ Sản lượng thủy sản của thế giới liên tục tăng. Năm 2019, sản lượng khai thác chiếm khoảng 46 % tổng sản lượng thủy sản.

+ Thủy sản nuôi trồng chiếm 54 % tổng sản lượng thủy sản của thế giới (nuôi nước ngọt chiếm 62,5 % - năm 2019).

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

Mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao ở Quảng Ninh

+ Châu Á là châu lục nuôi trồng thủy sản nhiều nhất và chủ yếu là nuôi trồng thủy sản nước ngọt. Châu Mỹ và châu Âu chủ yếu nuôi trồng thủy sản nước lợ và nước mặn.

- Phân bố

+ Các nước có sản lượng thủy sản khai thác nhiều trên thế giới là Trung Quốc, Pê-xu, In-đô-nê-xi-a, Hoa Kỳ,...

+ Các nước nuôi trồng nhiều thủy sản trên thế giới nhờ có lợi thế về mặt nước như: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 21: Địa lí các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản - Cánh diều (ảnh 1)

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền ôn đới và cận nhiệt?

A. Củ cải đường.

B. Cao su.

C. Mía.

D. Cà phê.

Đáp án đúng là: A

Cây củ cải đường là cây lấy đường chủ yếu ở miền ôn đới và cận nhiệt. Các nước trồng nhiều là Liên bang Nga, Pháp, Hoa Kì, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ,...

Câu 2. Loại cây nào sau đây trồng được miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới?

A. Bông.

B. Đậu tương.

C. Mía.

D. Chè.

Đáp án đúng là: B

Đậu tương là cây ưa ẩm, đất tơi xốp và thoát nước tốt. Đây là cây lấy dầu quan trọng trên thế giới ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới. Các nước trồng nhiều là Hoa Kì (gần 1/2 sản lượng thế giới), Trung Quốc, Liên bang Nga,…

Câu 3. Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất

A. phù sa, cần có nhiều phân bón.

B. ẩm, tầng mùn dày, nhiều sét.

C. màu mỡ, cần nhiều phân bón.

D. ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Đáp án đúng là: A

Lúa gạo là cây phát triển tốt nhất trên đất phù sa, cần có nhiều phân bón. Lúa gạo là cây lương thực chính của miền nhiệt đới (đặc biệt là châu Á gió mùa). Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét (Bangladesh), Việt Nam, Thái Lan,...

Câu 4. Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu

A. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

C. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm sinh thái của cây ngô là ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước. Cây ngô là cây lương thực quan trọng cho người và vật nuôi ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng. Các nước trồng nhiều là Hoa Kì, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-gai-na (Ukraine), In-đô-nê-xi-a,…

Câu 5. Các loại cây nào sau đây trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

A. Mía, đậu tương.

B. Đậu tương, củ cải đường.

C. Củ cải đường, chè.

D. Chè, đậu tương.

Đáp án đúng là: A

Các loại cây trồng nhiều ở miền nhiệt đới là mía và đậu tương.

- Các nước trồng nhiều mía là Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan (Pakistan),..

- Các nước trồng nhiều đậu tương là Hoa Kì (gần 1/2 sản lượng thế giới), Trung Quốc, Liên bang Nga, Séc-bi-a (Serbia), In-đô-nê-xi-a,…

Câu 6. Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu

A. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

B. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

D. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

Đáp án đúng là: D

Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón. Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì, Pháp, Ca-na-đa,…

Câu 7. Loại cây nào sau đây không trồng nhiều ở miền nhiệt đới?

A. Mía.

B. Cà phê.

C. Cao su.

D. Chè.

Đáp án đúng là: D

Chè là cây trồng của miền cận nhiệt, các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, Kê-ni-a,… -> Chè không được trồng nhiều ở miền nhiệt đới.

Câu 8. Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ

A. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và địa hình để phát triển.

B. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và giống cây để phát triển.

C. nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.

D. nhiệt, ánh sáng, ẩm, chất dinh dưỡng và nguồn nước để phát triển.

Đáp án đúng là: C

Mỗi cây trồng, vật nuôi có đặc điểm sinh thái khác nhau tạo nên sự phân bố khác nhau. Điều kiện sinh thái của cây trồng là các đòi hỏi của cây về chế độ nhiệt, ánh sáng, độ ẩm, chất dinh dưỡng và chất đất để phát triển.

Câu 9. Vai trò nào sau đây không đúng hoàn toàn với ngành trồng trọt?

A. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.

B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

C. Cơ sở để công nghiệp hoá và hiện đại hoá kinh tế.

D. Cơ sở để phát triển chăn nuôi và nguồn xuất khẩu.

Đáp án đúng là: C

Vai trò cơ bản của ngành trồng trọt

- Trồng trọt là ngành quan trọng trong nông nghiệp, phát triển trồng trọt góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia.

- Ngành trồng trọt cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến; là cơ sở để phát triển chăn nuôi; là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị.

- Ngành trồng trọt góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường.

Câu 10. Cây cao su thích hợp nhất với loại đất nào sau đây?

A. Đất ba dan.

B. Đất đen.

C. Phù sa cổ.

D. Phù sa mới.

Đáp án đúng là: A

Cây cao su là cây ưa nhiệt, ẩm, không chịu được gió bão, thích hợp với đất badan. Các nước trồng nhiều là Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,...

Câu 11. Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm nào sau đây?

A. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây cận nhiệt.

B. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây nhiệt đới.

C. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ôn đới.

D. Cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả.

Đáp án đúng là: D

Theo giá trị sử dụng, cây trồng được phân thành các nhóm: cây lương thực (lúa mì, lúa gạo, ngô, kê và lúa mạch), cây công nghiệp (cây lấy đường, cây lấy sợi, cây lấy, cây cho chất kích thích, cây lấy nhựa,…) và cây ăn quả.

Câu 12. Loại cây nào sau đây trồng ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa?

A. Chè.

B. Củ cải đường.

C. Cao su.

D. Bông.

Đáp án đúng là: D

Cây bông phát triển trong điều kiện ánh sáng và khí hậu ổn định, cần đất tốt và nhiều phân bón. Bông là cây lấy sợi ở miền nhiệt đới và cận nhiệt gió mùa. Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Pa-ki-xtan,...

Câu 13. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu

A. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.

B. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.

C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.

D. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Đáp án đúng là: C

Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa. Các nước trồng nhiều là Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan,...

Câu 14. Loại cây nào sau đây không trồng ở miền nhiệt đới?

A. Mía.

B. Cà phê.

C. Cao su.

D. Củ cải đường.

Đáp án đúng là: D

Cây củ cải đường là cây lấy đường chủ yếu ở miền ôn đới và cận nhiệt -> Cây củ cải đường không được trồng nhiều ở miền nhiệt đới.

Câu 15. Cây lương thực bao gồm có

A. lúa gạo, lúa mì, ngô, kê.

B. lúa gạo, lúa mì, ngô, lạc.

C. lúa gạo, lúa mì, ngô, đậu.

D. lúa gạo, lúa mì, ngô, mía.

Đáp án đúng là: A

Theo Tổ chức Nông - Lương của Liên hợp quốc (FAO), ngũ cốc là 5 loại cây truyền thống cung cấp lương thực chủ yếu cho thế giới, gồm lúa mì, lúa gạo, ngô, kê và lúa mạch. Lúa mì là lương thực chính của các nước ở châu Âu, châu Mỹ; trong khi lúa gạo là lương thực chủ yếu ở các nước châu Á.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 19: Cơ cấu nền kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Lý thuyết Bài 20: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Lý thuyết Bài 22: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Lý thuyết Bài 23: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Lý thuyết Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!