Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
A. Lý Thuyết
I. VỎ ĐỊA LÍ
- Là lớp vỏ của Trái Đất, ở đó các lớp vỏ bộ phận như khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.
- Chiều dày khoảng 30 đến 35 km, giới hạn từ phía dưới của tầng ôdôn đến đáy vực thẳm đại dương, ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hoá.
- Thành phần cấu tạo: khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển.
II. QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ HOÀN CHỈNH CỦA VỎ ĐỊA LÍ
1. Khái niệm
- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: do thành phần của vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của ngoại lực và nội lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách độc lập.
- Những thành phần trong vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau, có sự gắn bó mật thiết tạo nên một thể thống nhất và hoàn chỉnh.
2. Biểu hiện
- Các thành phần trong tự nhiên ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc lẫn nhau, một thành phần thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
3. Ý nghĩa thực tiễn
- Những động sản xuất và sinh hoạt của con người đã can thiệp vào các mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên làm ảnh hưởng tới toàn bộ hoàn cảnh tự nhiên xung quanh, thậm chí có thể dẫn tới những hậu quả trái với ý muốn của con người.
- Cần phải nghiên cứu toàn diện điều kiện địa lí của bất kì lãnh thổ nào trước khi sử dụng chúng để dự báo được những thay đổi của các thành phần tự nhiên trong lãnh thổ, từ đó đề xuất được những giải pháp khai thác và sử dụng hợp lí tự nhiên.
B. Trắc Nghiệm
Câu 1. Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do
A. quy luật thống nhất chi phối.
B. các quy luật tự nhiên chi phối.
C. quy luật phi địa đới chi phối.
D. quy luật địa đới chi phối.
Đáp án đúng là: B
Những hiện tượng và quá trình tự nhiên xảy ra trong lớp vỏ địa lí đều do các quy luật tự nhiên chi phối, đó là quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí, quy luật địa đới và quy luật phi địa đới (đai cao, địa ô).
Câu 2. Biểu hiện về sự tác động của sinh quyển tới thủy quyển là
A. diện tích rừng giảm làm mất nơi cư trú của nhiều loài động vật.
B. lá cây bị phân hủy là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất trồng.
C. ở vùng ôn đới, băng tuyết tan đã cung cấp nước cho sông ngòi.
D. rừng cây có vai trò giữ nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn.
Đáp án đúng là: D
Sinh quyển gồm toàn bộ động thực vật; thủy quyển gồm sông ngòi, ao hồ, biển, nước ngầm,... Rừng cây có vai trò giữ nguồn nước ngầm, hạn chế tình trạng khô hạn => Rừng cây (sinh quyển) có tác động bảo vệ nguồn nước ngầm (thủy quyển).
Câu 3. Ở nước ta sinh quyển, thủy quyển và thổ nhưỡng quyển có sự tác động qua lại với nhau thể hiện ở đặc điểm nào sau đây?
A. Vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở.
B. Bắc Trung Bộ chịu tác động mạnh của gió phơn do chủ yếu là đất cát, rừng phi lao.
C. Ở đồng bằng Bắc bộ có đất phù sa, mưa phùn mùa đông nên trồng được cây ôn đới.
D. Ven biển nhiều vịnh và đầm phá nên ban ngày gió đất, ban đêm gió biển hoạt động.
Đáp án đúng là: A
Thảm thực vật rừng bị phá hủy -> sinh quyển. Nước mưa chảy nhanh và mạnh hơn làm xói mòn đất -> thủy quyển tác động lên thổ nhưỡng quyển. Như vậy, vùng đồi núi, rừng bị phá hủy, vào mùa mưa dễ xảy ra hiện tượng xói mòn, sạt lở có sự tác động lẫn nhau của các quyển: sinh quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển.
Câu 4. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
A. Hàm lượng phù sa tăng.
B. Lượng mưa tăng lên.
C. Độ dốc lòng sông.
D. Thực vật, hồ đầm.
Đáp án đúng là: B
Yếu tố là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi là lượng mưa tăng lên. Lượng mưa tăng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi tăng -> Lượng nước của sông, suối sẽ tăng theo.
Câu 5. Giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển là
A. giới hạn phía trên của vỏ địa lí.
B. giới hạn trên của tầng bình lưu.
C. toàn bộ khí quyển của Trái Đất.
D. giới hạn trên của tầng đối lưu.
Đáp án đúng là: A
Giới hạn phía trên của lớp vỏ địa lí là giới hạn dưới của lớp ôdôn trong khí quyển.
Câu 6. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào sau đây?
A. Thống nhất.
B. Địa đới.
C. Địa ô.
D. Đai cao.
Đáp án đúng là: A
Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
Câu 7. Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của
A. nội lực và con người.
B. nội lực và ngoại lực.
C. ngoại lực và vũ trụ.
D. vũ trụ và con người.
Đáp án đúng là: B
Nguyên nhân của quy luật này là do tất cả các thành phần của vỏ địa lí không tồn tại và phát triển độc lập mà luôn tác động, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau tạo nên thể thống nhất và hoàn chỉnh => Nguyên nhân tạo nên quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là do tác động của nội lực và ngoại lực.
Câu 8. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. các địa quyển trong lớp vỏ Trái Đất.
B. các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
C. lớp vỏ địa lí với vỏ của Trái Đất.
D. các bộ phận lãnh thổ của vỏ địa lí.
Đáp án đúng là: B
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
Câu 9. Lớp vỏ địa lí là
A. lớp vỏ cảnh quan.
B. lớp vỏ sinh quyển.
C. lớp vỏ Trái Đất.
D. lớp vỏ khí quyển.
Đáp án đúng là: A
Vỏ địa lí hay vỏ cảnh quan là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).
Câu 10. Mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí là quy luật
A. địa ô.
B. địa đới.
C. đai cao.
D. thống nhất.
Đáp án đúng là: D
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
Câu 11. Lớp vỏ địa lí được cấu tạo bởi các thành phần nào sau đây?
A. Tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan, lớp Manti.
B. Khí hậu, thực vật, động vật, địa hình, thổ nhưỡng.
C. Đất, đá, sinh vật, địa hình, khí hậu, cảnh quan.
D. Khí quyển, thủy quyển, thạch quyển, sinh quyển.
Đáp án đúng là: D
Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 12. Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ
A. vỏ cảnh quan, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
B. cảnh quan, ở đó có các lớp vỏ bộ phận, quan trọng nhất là sinh quyển.
C. của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các quyển.
D. của Trái Đất, ở đó có khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, sinh quyển.
Đáp án đúng là: C
Vỏ địa lí là vỏ của Trái Đất, ở đó có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau của các vỏ bộ phận (thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển).
Câu 13. Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ
A. địa chất và địa hình.
B. toàn bộ điều kiện địa lí.
C. địa hình và khí hậu.
D. nguồn nước và sinh vật.
Đáp án đúng là: B
Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ toàn bộ điều kiện địa lí (địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng,…). Vì khi một trong các điều kiện địa lí thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần địa lí khác dẫn đến nhiều hệ lụy, thiệt hại không mong muốn.
Câu 14. Nhận định nào sau đây không đúng về vỏ địa lí?
A. Một thành phần vỏ địa lí biến đổi kéo theo sự biến đổi tất cả các thành phần khác.
B. Lãnh thỗ nào cũng có nhiều thành phần địa lí ảnh hưởng qua lại, phụ thuộc nhau.
C. Lớp vỏ địa lí chỉ thay đổi khi tất cả các thành phần của vỏ địa lí có sự biển đổi.
D. Các thành phần của lớp vỏ địa lí đều chịu tác động của ngoại lực và nội lực.
Đáp án đúng là: C
Trong lớp vỏ địa lí chỉ cần một thành phần bị biến đổi sẽ kéo theo sự biến đổi của tất cả các thành phần khác. Trong tự nhiên, bất cứ lãnh thỗ nào cũng gồm nhiều thành phần của lớp vỏ địa lí ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau và Tất cả các thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của các hoạt động ngoại lực và nội lực.
Câu 15. Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
B. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
C. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
D. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Đáp án đúng là: C
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường tồn tại và phát triển phụ thuộc, quy định lẫn nhau; luôn trao đổi vật chất và năng lượng với nhau; xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Lý thuyết Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới