Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật (Chân trời sáng tạo)

Mua tài liệu
1900.edu.vn xin giới thiệu Trọn bộ lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật Chân trời sáng tạo hay nhất, có đáp án chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn Địa lí 10 Bài 15. Mời bạn đọc đón xem:

Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Lý thuyết Địa lí 10 Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

A. Lý Thuyết

I. SINH QUYỂN

1. Khái niệm và giới hạn của sinh quyển

- Khái niệm: là một trong những quyển của lớp vỏ Trái Đất. Thành phần cấu trúc và năng lượng được xác định bởi hoạt động của cơ thể sống.

- Giới hạn bao gồm: phần thấp của khí quyển, toàn bộ thuỷ quyển và phần trên của thạch quyển.

- Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ bề dày của sinh quyển mà thường tập trung với mật độ cao nhất ở nơi có thực vật sinh sống.

Lý thuyết Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Đặc điểm của sinh quyển

– Khối lượng vật chất trong sinh quyển nhỏ hơn nhiều so với khối lượng vật chất của các quyển khác.

– Sinh quyển có đặc tính tích luỹ năng lượng nhờ khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.

– Sinh vật tham gia tích cực vào các vòng tuần hoàn vật chất rất quan trọng đối với sự sống.

II. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA SINH VẬT

1. Khí hậu và nguồn nước

– Ánh sáng: ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và năng lượng cùng nhiều hoạt động sinh lí của cơ thể sống.

– Nhiệt độ: mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Nhiệt độ còn quyết định đến sự phân bố các loài.

– Nước và độ ẩm không khí: nước là thành phần tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của sinh vật, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Nhu cầu về nước và độ ẩm không khí của các loài sinh vật không giống nhau.

Lý thuyết Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

2. Đất

- Đất là giá thể cho cây, cung cấp nước, chất khoáng, chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Nhiều sinh vật có môi trường sống trong đất, ở trong đất để tránh các điều kiện không thuận lợi. Độ phì của đất ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và phân bố của sinh vật.

3. Địa hình

- Các kiểu thảm thực vật thay đổi theo độ cao, càng lên cao các loài cây chịu lạnh càng nhiều, các loài cây gỗ lớn càng thưa.

- Hướng sườn và độ dốc khác nhau gây sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

Lý thuyết Bài 15: Sinh quyền, các nhận tố ảnh hướng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

4. Sinh vật

- Các sinh vật cùng sống trong môi trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thể hiện qua chuỗi thức ăn – lưới thức ăn và nơi cư trú (động vật ăn thực vật cũng là thức ăn của động vật ăn thịt).

- Sinh vật chết đi sẽ được sinh vật phân huỷ trở thành vật chất hữu cơ cung cấp trả lại cho đất.

5. Con người

- Con người thể tạo nên các giống loài mới, mở rộng phạm vi phân bố của các loài.

- Con người làm thu hẹp nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật do hoạt động khai thác không hợp lí.

B. Trắc Nghiệm

Câu 1. Yếu tố nào sau đây tạo nên các vành đai phân bố thực vật?

A. Độ cao.

B. Hướng sườn.

C. Độ dốc.

D. Hướng nghiêng.

Đáp án đúng là: A

Độ cao địa hình làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, từ đó có các vành đai sinh vật khác nhau.

Câu 2. Các nhân tố nào sau đây của địa hình có ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Hướng nghiêng và độ dốc.

B. Hướng sườn và độ cao.

C. Độ dốc và hướng sườn.

D. Độ cao và hướng nghiêng.

Đáp án đúng là: B

Độ cao địa hình làm thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, từ đó có các vành đai sinh vật khác nhau. Hướng sườn khác nhau thường có lượng nhiệt, ẩm và sự chiếu sáng khác nhau nên sinh vật phát triển khác nhau, độ cao bắt đầu và kết thúc của các vành đai sinh vật cũng khác nhau. Sườn dốc thường bị xâm thực, xói mòn nhiều hơn sườn thoải nên thảm thực vật cũng kém phát triển hơn.

Câu 3. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm của sinh quyển?

A. Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

B. Giới hạn của sinh quyển bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và khí quyển.

C. Chiều dày của sinh quyển tuỳ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật.

D. Sinh vật tập trung vào nơi có thực vật mọc, dày khoảng vài chục mét.

Đáp án đúng là: B

- Giới hạn của sinh quyển phụ thuộc vào giới hạn phân bố của sinh vật, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển, phần thấp của khí quyển, lớp đất và một phần của thạch quyển.

- Giới hạn phía trên của sinh quyển là nơi tiếp giáp lớp ô-zôn của khí quyển. Giới hạn dưới ở lục địa là đáy lớp vỏ phong hoá, ở đại dương xuống tận các hố sâu đại dương (sâu nhất khoảng 11 km).

- Tuy nhiên, sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

Câu 4. Kiểu thảm thực vật nào sau đây thuộc môi trường đới nóng?

A. Đài nguyên.

B. Bán hoang mạc.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng hỗn hợp.

Đáp án đúng là: C

Kiểu thảm thực vật thuộc vào môi trường đới nóng là xavan, rừng nhiệt đới ẩm và rừng cận nhiệt ẩm.

Câu 5. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải?

A. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

B. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Đáp án đúng là: A

Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải là rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

Câu 6. Nhận định nào sau đây đúng với ảnh hưởng của đất tới sự phát triển và phân bố của sinh vật?

A. Những nơi khô hạn như hoang mạc có ít loài sinh vật ở.

B. Những cây chịu bóng thường sống trong các bóng râm.

C. Loài cây ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo.

D. Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo.

Đáp án đúng là: D

Sự phát triển và phân bố của thực vật chịu ảnh hưởng của các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất. Mỗi loài thực vật phát triển thích hợp ở mỗi loại đất nhất định => Nhận định: Cây lá rộng sinh sống trên đất đỏ vàng ở rừng xích đạo là đúng. Các nhận định còn lại là ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.

Câu 7. Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có

A. ánh sáng, khí, nguồn nước, nhiệt độ.

B. chất dinh dưỡng, không khí và nước.

C. ánh sáng, khí, nước, chất dinh dưỡng.

D. chất dinh dưỡng, nước và ánhh sáng.

Đáp án đúng là: C

Khoảng vài chục mét ở phía trên bề mặt đất là có thực vật sinh sống, do có đầy đủ các yếu tố cho sự sống sinh trưởng và phát triển như ánh sáng, khí, nước và chất dinh dưỡng.

Câu 8. Ở khu vực nào sau đây sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi?

A. Núi cao.

B. Hoang mạc.

C. Ôn đới lạnh.

D. Ôn đới ấm.

Đáp án đúng là: D

Ở khu vực có sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi là xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới ấm.

Câu 9. Nhân tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất?

A. Sinh vật.

B. Địa hình.

C. Khí hậu.

D. Thổ nhưỡng.

Đáp án đúng là: C

Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm không khí. Mỗi loài sinh vật thích nghi với một giới hạn sinh thái nhất định => Nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến sự phân bố các thảm thực vật trên Trái Đất là khí hậu (nhiệt, ẩm, ánh sáng và không khí).

Câu 10. Các nhân tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố sinh vật là

A. nhiệt, ẩm, ánh sáng, không khí.

B. chế độ nhiệt, ánh sáng, hơi nước.

C. nhiệt, ánh sáng, lượng mưa, đất.

D. bức xạ Mặt Trời, độ ẩm, nước.

Đáp án đúng là: A

Sự phát triển và phân bố của sinh vật chịu tác động trực tiếp của ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và không khí.

Câu 11. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa?

A. Rừng cận nhiệt ẩm.

B. Rừng nhiệt đới ẩm.

C. Hoang mạc và bán hoang mạc.

D. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Đáp án đúng là: C

Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa là hoang mạc và bán hoang mạc.

Câu 12. Nhận định nào sau đây đúng nhất với sinh quyển?

A. Sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

B. Thực vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

C. Động vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

D. Vi sinh vật không phân bố đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển.

Đáp án đúng là: A

Sinh vật phân bố không đều trong toàn bộ chiều dày của sinh quyển, mà thường tập trung nhiều ở khoảng vài chục mét ở phía trên và dưới bề mặt đất.

Câu 13. Kiểu thảm thực vật nào sau đây phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương?

A. Rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

B. Rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt.

C. Rừng nhiệt đới ẩm.

D. Rừng cận nhiệt ẩm.

Đáp án đúng là: A

Kiểu thảm thực vật phân bố ở nơi có kiểu khí hậu ôn đới hải dương là rừng lá rộng và rừng hỗn hợp.

Câu 14. Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do

A. thiếu nước.

B. biên độ nhiệt lớn.

C. nhiệt độ cao.

D. nhiều lóc xoáy.

Đáp án đúng là: A

Nguyên nhân chính dẫn đến giới sinh vật ở hoang mạc kém phát triển là do thiếu nước. Ở hoang mạc rất ít mưa, lượng mưa rất nhỏ và có những nơi nhiều năm không có mưa nên thiếu nước trầm trọng, ít sinh vật sinh sống.

Câu 15. Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm

A. tầng đất dày, nghèo chất dinh dưỡng, ẩm tốt.

B. tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.

C. tầng đất mỏng, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.

D. tầng đất mỏng, thiếu ẩm, tính chất vật lí tốt.

Đáp án đúng là: B

Cây lá rộng sinh trưởng và phát triển tốt ở loại đất có đặc điểm có tầng đất dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt.

Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Nước biển và đại dương

Lý thuyết Bài 14: Đất

Lý thuyết Bài 17: Vỏ địa lí. quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Lý thuyết Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Lý thuyết Bài 19: Dân số và sự phát triển dân số thế giới

Mua tài liệu
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!