Chỉ 100k mua trọn bộ Lý thuyết Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt (Chỉ 10k cho 1 bài bất kì):
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Lý thuyết Địa lí 10 Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
A. Lý Thuyết
1. Vỏ địa lí
a. Khái niệm
- Là lớp vỏ của Trái Đất có sự xâm nhập và tác động lẫn nhau giữa các lớp vỏ thành phần (thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển và sinh quyển) tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Sơ đồ lớp vỏ địa lí của Trái Đất
b. Giới hạn
- Gồm toàn bộ thủy quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ozone.
- Chiều dày: 30-35km.
2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
a. Khái niệm
- Là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và của mỗi bộ phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lí.
- Nguyên nhân: Do các thành phần của vỏ địa lí luôn tác động, trao đổi vật chất, năng lượng tạo thể thống nhất và hoàn chỉnh.
b. Biểu hiện
- Trong tự nhiên, bất cứ một lãnh thổ nào cũng gồm nhiều thành phần ảnh hưởng qua lại phụ thuộc lẫn nhau.
- Nếu một thành phần thay đổi thì sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần còn lại và toàn bộ lãnh thổ.
Thực vật xuất hiện ở một phần của sa mạc A-ta-ca-ma khi có mưa
c. Ý nghĩa
- Dự báo trước về sự thay đổi của các thành phân tự nhiên khi sử dụng chúng nên cần phải nghiên cứu kĩ các đặc điểm địa lí của mọi lãnh thổ trước khi sử dụng, khai thác, cải tạo tự nhiên hợp lí.
B. Trắc Nghiệm
Câu 1. Lớp vỏ địa lí có giới hạn trùng hợp hoàn toàn với lớp vỏ bộ phận nào sau đây?
A. Sinh quyển.
B. Khí quyển.
C. Thạch quyển.
D. Thổ nhưỡng quyển.
Đáp án đúng là: A
Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Câu 2. Biểu hiện về sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển là
A. ở xích đạo ẩm và lượng mưa lớn mang lại nguồn nước dồi dào cho các con sông.
B. diện tích rừng đầu nguồn thu hẹp sẽ gia tăng các thiên tai lũ quét, lở đất vùng núi.
C. nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phá hủy đá, hình thành đất nhanh hơn.
D. mưa lớn, mang lại nguồn nước dồi dào thúc đẩy sinh vật phát triển xanh tốt hơn.
Đáp án đúng là: C
Nhiệt độ, độ ẩm là đặc trưng của khí hậu (thuộc khí quyển); quá trình phân hủy đá và hình thành đất (thổ nhưỡng quyển) => Khí quyển ảnh hưởng đến quá trình hình thành thổ nhưỡng => Biểu hiện: nhiệt độ và độ ẩm lớn thúc đẩy quá trình phá hủy đá và hình thành đất nhanh hơn là sự tác động của khí quyển tới thổ nhưỡng quyển.
Câu 3. Thành phần tự nhiên nào là làm cho nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc nhưng chủ yếu là sông ngắn và dốc?
A. Khí quyển và thạch quyển.
B. Thổ nhưỡng quyển và khí quyển.
C. Thủy quyển và sinh quyển.
D. Thạch quyển và sinh quyển.
Đáp án đúng là: A
Do nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa lớn (khí quyển), lại có địa hình chủ yếu đồi núi, bề mặt địa hình dốc, bị cắt xẻ(thạch quyển) đã hình thành mạng lưới sông ngòi dày đặc. Tuy nhiên địa hình lãnh thổ hẹp ngang (thạch quyển) nên phần lớn sông ngắn và dốc.
Câu 4. Xây đập thủy điện trên các dòng sông làm thay đổi dòng chảy có tác động đến các thành phần nào của lớp vỏ địa lí?
A. Sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, thủy quyển, khí quyển.
B. Thạch quyển, thổ nhưỡng quyển, sinh quyển, thủy quyển.
B. Khí quyển, thạch quyển, sinh quyển, thủy quyển.
D. Thổ nhưỡng quyển, khí quyển, thạch quyển, thủy quyển.
Đáp án đúng là: B
Việc xây đập thủy điện làm ảnh hưởng đến địa chất bên dưới và mất lớp vỏ phong hóa bên trên (thạch quyển và thổ nhưỡng quyển). Đồng thời làm thay đổi dòng chảy của sông (thủy quyển) và mất đi hệ sinh thái trên mặt cũng như dưới nước (sinh quyển).
Câu 5. Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động không mong muốn nào sau đây?
A. Cung cấp nước.
B. Điều tiết lũ lụt.
C. Giảm diện tích rừng.
D. Điều hòa khí hậu.
Đáp án đúng là: C
Việc xây dựng các hồ thủy điện sẽ gây ra tác động đến dòng chảy, thảm thực vật xung quanh khu vực công trình. Việc xây hồ thủy điện sẽ sử dụng một diện tích đất nhất định để chứa nước -> Làm giảm diện tích đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp.
Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không phảicủa lớp vỏ địa lí?
A. Chiều dày 30-35km trừng với giới hạn của sinh quyển.
B. Gồm 5 lớp vỏ bộ phận xâm nhập, tác động lẫn nhau.
C. Thành phần vật chất tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí.
D. Chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội.
Đáp án đúng là: D
- Vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất bao gồm các lớp vỏ thành phần (khí quyển, thạch quyển, thuỷ quyển và sinh quyển) xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
- Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp vỏ địa lí?
A. Ranh giới trùng hoàn toàn với lớp vỏ Trái Đất.
B. Giới hạn ở trên là nơi tiếp giáp với tầng ô dôn.
C. Ranh giới có sự trùng hợp với toàn sinh quyển.
D. Giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất.
Đáp án đúng là: A
Vỏ địa lí bao gồm toàn bộ thuỷ quyển (giới hạn dưới của đại dương đến nơi sâu nhất), sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển cùng với phần khí quyển bên dưới lớp ô-dôn. Chiều dày của vỏ địa lí khoảng 30 - 35 km.
Câu 8. Yếu tố nào sau đây là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi?
A. Thực vật, hồ đầm.
B. Hàm lượng phù sa tăng.
C. Độ dốc lòng sông.
D. Lượng mưa tăng lên.
Đáp án đúng là: D
Yếu tố là nguyên nhân cơ bản làm thay đổi lượng nước của sông ngòi là lượng mưa tăng lên. Lượng mưa tăng, nguồn cung cấp nước cho sông ngòi tăng -> Lượng nước của sông, suối sẽ tăng theo.
Câu 9. Tác động dưới đây nào của con người có ảnh hưởng tích cực đến môi trường tự nhiên?
A. Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.
B. Khai thác cát thủy tinh ở ven biển.
C. Đắp đê ngăn ngập úng ở đồng bằng.
D. Phá rừng để nuôi trồng thủy sản.
Đáp án đúng là: A
Việc trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc làm giảm lũ ống, lũ quét, xói mòn đất đá. Từ đó giảm bớt sự xói mòn, bạc màu của đất, hình thành nguồn nước ngầm.
Câu 10. Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ
A. địa hình và khí hậu.
B. địa chất và địa hình.
C. toàn bộ điều kiện địa lí.
D. nguồn nước và sinh vật.
Đáp án đúng là: C
Trước khi sử dụng bất cứ lãnh thổ nào vào mục đích kinh tế, cần phải nghiên cứu kĩ toàn bộ điều kiện địa lí (địa chất, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thổ nhưỡng,…). Vì khi một trong các điều kiện địa lí thay đổi sẽ kéo theo sự thay đổi của các thành phần địa lí khác dẫn đến nhiều hệ lụy, thiệt hại không mong muốn.
Câu 11. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau là nguyên nhân hình thành quy luật nào dưới đây?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.
B. Quy luật địa ô.
C. Quy luật địa đới.
D. Quy luật đai cao.
Đáp án đúng là: A
Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí đều đồng thời chịu tác động trực tiếp hay gián tiếp của nội lực và ngoại lực, vì thế chúng không tồn tại và phát triển một cách cô lập. Các thành phần của lớp vỏ địa lí luôn xâm nhập vào nhau, trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
Câu 12. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa
A. lớp vỏ địa lí với vỏ của Trái Đất.
B. các bộ phận lãnh thổ của vỏ địa lí.
C. các địa quyển trong lớp vỏ Trái Đất.
D. các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
Đáp án đúng là: D
Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí.
Câu 13. Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở đại Dương là
A. độ sâu khoảng 5000m.
B. độ sâu khoảng 9000m.
C. đáy vực thẳm đại Dương.
D. phía trên tầng đá badan.
Đáp án đúng là: C
Giới hạn trên của vỏ địa lí tiếp giáp lớp ô-zôn, giới hạn dưới kéo đến đáy vực thẳm của đại dương và đến hết lớp vỏ phong hoá ở lục địa, độ dày của vỏ địa lí khoảng 30-35 km.
Câu 14. Đáy của lớp vỏ phong hóa là
A. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở đại dương.
B. giới hạn dưới của tầng bình lưu trong khí quyển.
C. giới hạn phía dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa.
D. giới hạn dưới của tầng đối lưu trong khí quyển.
Đáp án đúng là: C
Giới hạn dưới của lớp vỏ địa lí ở lục địa là đáy của lớp vỏ phong hóa.
Câu 15. Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường không có đặc điểm nào sau đây?
A. Tồn tại và phát triển độc lập với nhau.
B. Trao đổi vật chất và năng lượng với nhau.
C. Xâm nhập và tác động lẫn nhau.
D. Phụ thuộc và quy định lẫn nhau.
Đáp án đúng là: A
Mối quan hệ giữa các thành phần trong lớp vỏ địa lí thường tồn tại và phát triển phụ thuộc, quy định lẫn nhau; luôn trao đổi vật chất và năng lượng với nhau; xâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên thể tổng hợp tự nhiên thống nhất và hoàn chỉnh.
Xem thêm các bài Lý thuyết Địa lí 10 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 14: Đất trên Trái Đất
Lý thuyết Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Lý thuyết Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số, cơ cấu dân số thế giới
Lý thuyết Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hóa trên thế giới