Lá mơ lông: nhiều công dụng tốt cho hệ tiêu hóa

Nói đến lá mơ, người ta thường liên tưởng ngay tới các món nhiều đạm như: thịt chó, gỏi cá, nem thính… Tuy nhiên, chúng không chỉ đơn thuần là loại rau gia vị mà còn được mệnh danh là “thần dược” chữa bệnh. Vậy lá mơ có tác dụng gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có câu trả lời chính xác.

Video Lá mơ: Thần dược chữa bách bệnh tìm đâu cũng có | VTC16

Cây mơ lông là cây gì?

Tên khoa học: Paederia foetida 

Họ: Cà phê (Rubiaceae).

Tên khác: Mơ tam thể, lá mơ, dắm chó, Mẫu cẩu đằng, Ngũ hương đằng, Thanh phong đằng, Ngưu bì đống, Mao hồ lô, khau tất ma (Tày), co tốt ma (Thái).

Cây mơ lông có tên khoa học là Paederia foetida. Lá mơ lông có dạng hình trứng, nhọn về phía đầu, dễ leo, mọc đối, hình trứng hai mặt có nhiều lông mịn. Đặc biệt mặt trên có màu xanh còn mặt dưới thì có màu tím nhạt, khi vò nát sẽ bốc mùi thối khó chịu. Chính vì thế mà người ta nó là mơ lông để phân biệt với loại lá mơ trắng (lá mơ dại).

Lá mơ lông có dạng hình trứng, nhọn về phía đầu, dễ leo, mọc đối, hình trứng hai mặt có nhiều lông mịnLá mơ lông có dạng hình trứng, nhọn về phía đầu, dễ leo, mọc đối, hình trứng hai mặt có nhiều lông mịn

Hiện tại Việt Nam có khoảng 5 loại cây lá mơ khác nhau. Trong đó, lá mơ lông được sử dụng phổ biến nhất.

Lá mơ lông thường được trồng ở những hàng rào, bờ vườn hoặc bờ nương rẫy. Có nơi được trồng để làm thuốc. Mơ lông có 2 loại: loại lá màu xanh và loại mơ tam thể. Lá mơ lông vị hơi đắng, hơi mặn, mùi hôi, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc làm săn, sát trùng.

Ở nước ta, mơ lông không thể thiếu trong món thịt cầy. Ở nhiều nước khác như Ấn Độ, Philippine, Malaysia, người dân còn dùng mơ lông để làm mát máu, giảm đau, kích thích sự ngon miệng, thèm ăn. Người ta chiết được từ lá một alkaloid gọi là paederin và một chất tinh dầu sulfur dimethyl disulphit tác dụng như thuốc kháng sinh, chống viêm và điều trị ho. Mơ lông có tác dụng mạnh trên ký sinh trùng đường ruột, dân gian thường dùng chữa lỵ trực trùng, giun đũa, giun kim.

Mơ lông có thể được sử dụng như một loại rau ăn, hoặc dân gian thường chế biến thành những phương thuốc đơn giản dễ thực hiện nhưng không kém phần hiệu quả.

Thành phần hoá học

Lá mơ lông có thành phần hóa học đa dạng:

  • Lá mơ lông chứa nhiều tinh dầu, trong đó bao gồm các chất như: Bisulfur carbon, alcaloid, paederin, scanderoside, sulfur dimethyl disulfit
  • Giàu vitamin C và beta-carotene
  • Chứa Alkaloid có khả năng chống oxy hóa cao cho cơ thể. 
  • Methyl mercaptan tạo nên mùi đặc trưng của lá mơ. 
  • Thành phần paederin (alkaloid) cũng thể hiện hoạt tính an thần nhẹ đối với hệ thần kinh của người.

Công dụng của lá mơ lông

Lá mơ lông ăn với thịt chó cũng như đúc trứng là món ăn phối hợp hai tác dụng lá mơ là vị công, trứng cũng như thịt chó là vị bổ (vừa công vừa bổ), vừa phù chính vừa khu tà. Đây là sự kết hợp khoa học khi ăn uống cũng như phối hợp sử dụng bài thuốc để chữa bệnh.

Theo y học cổ truyền, mơ lông có vị đắng mát. Tác dụng kiện tỳ, hóa thấp thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, hoá đàm, khu phong.

Theo Sách Dược tính chỉ nam, mơ lông: Vị ngọt bùi, hơi cay không độc, công hiệu bổ được hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh, sát trùng, ích vị, bền chắc ruột già. Công dụng: Chữa chứng đau bụng đi ngoài rất hay, dùng nước cốt bôi đắp chỗ sưng đau, hoặc chỗ sâu bọ cắn đều tốt.

Lá mơ lông-  rau gia vị chữa nhiều bệnh.Lá mơ lông-  rau gia vị chữa nhiều bệnh.Ngoài ra, mơ lông còn hỗ trợ chữa chứng kiết lỵ, đi ngoài ra máu mủ, các chứng trẻ em cam tích, bụng đầy tiêu hóa kém, viêm gan, viêm ruột, phong thấp, đau khớp, ho đàm, viêm phế quản, dùng dưới dạng hái lá ăn sống hoặc ăn kèm thịt cá, thái nhỏ đúc trứng gà ăn.

Kinh nghiệm cho thấy ăn lá mơ ích tỳ thận, chữa chứng mập phì, bụng lớn, tiểu không tự chủ, lưng gối yếu, sinh lý yếu, các chứng do tỳ thận khí hư, ứ trệ.

Một số bài thuốc thường dùng

Mơi bạn đọc tham khảo một số bài thuốc với lá mơ lông:

  • Sôi bụng, ăn khó tiêu: Lấy một nắm lá mơ tươi, rửa sạch, ăn kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ có kết quả.
  • Tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nhiệt với các biểu hiện phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng quặn đau, đầy hơi, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, dùng 16 gr lá mơ, 8 gr nụ sim sắc với 500 ml nước lấy 200 ml. Uống trong ngày mỗi lần 100 ml.
  • Đau dạ dày: Lấy 20 - 30 gr lá mơ rửa sạch, giã nát lấy nước uống mỗi ngày một lần. Kiên trì dùng sẽ có hiệu quả.
  • Chữa chứng bí tiểu tiện: Nếu mắc bệnh sỏi thận dẫn đến bí tiểu tiện lấy lá mơ sắc uống ngày 2 - 3 lần.
  • Co giật: Nghiền nát khoảng 15 - 60g lá tươi, thêm 1 bát nước ấm và một tí muối, khuấy đều và vắt lọc để lấy nước và uống trước bữa tối.
  • Làm lành vết thương: Một nắm lá mơ lông xay thật mịn và đắp vào vết thương. Chữa thấp khớp, bí tiểu: Lấy khoảng 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong nước, gạn bỏ xác lá và uống nước, ngày uống một lần.
  • Chữa cảm lạnh: Hấp chín khoảng 25 lá mơ lông ăn hoặc ăn sống.
  • Chống viêm loét: Nghiền nát một nắm lá mơ lông và vắt lấy một chén nước, chia 2 - 3 lần uống trong ngày.
  • Chữa lỵ (có 2 cách): Nghiền mịn 15 - 60g lá mơ lông, thêm 1 chén nước ấm và một ít muối, ép xác lấy nước và uống trước khi ăn. Cách khác là cắt nhỏ lá mơ lông rồi đánh chung với một quả trứng gà, để chảo nóng và sau đó đổ hỗn hợp trên vào, để cho khô trên chảo rồi ăn, ngày 1 - 2 lần.
  • Trị ho gà: Lá mơ tam thể 150 gr, bách bộ, cỏ mần trầu, rễ chanh, cỏ nhọ nồi, rau má, mỗi vị 250 gr, cam thảo dây 150 gr, trần bì 100 gr, gừng 50 gr, đường kính vừa đủ. Cho vào 6 lít nước, trộn lẫn rồi đun sôi còn 1 lít. Chia ra ngày uống 2-3 lần.
  • Trị mụn, ghẻ: Lấy lá mơ lông rửa sạch, đập dập nát, vắt lấy nước, chấm vào các nốt ghẻ.
  • Nấm da, chàm, eczema, giời leo: Lấy toàn cây mơ lông (một nắm tay), rửa sạch nghiền mịn, bôi vào chỗ ngứa.
  • Giảm đau: trong các trường hợp đau bụng, sình bụng, đầy hơi, bí tiểu: Lấy 15 - 60g lá tươi, đun sôi trong khoảng 3 bát nước, gạn lọc sau đó cho thêm vào dung dịch một cốc nước trái cây, uống hỗn hợp này mỗi ngày 1 lần, có tác dụng giảm đau, nhuận tràng, lợi tiểu giúp thanh lọc cơ thể và kích thích sự ngon miệng, thèm ăn.

Cách dùng lá mơ lông chữa bệnh đại tràng

Theo kết quả nghiên cứu khoa học, trong lá mơ lông có chứa nhiều chất như protein, beta caroten và vitamin C… có tác dụng giúp sát khuẩn đường ruột, tiêu viêm và chống co thắt đại tràng. Không chỉ vậy, chúng còn giúp giảm nhanh một số triệu chứng rối loạn tiêu hoá của bệnh như:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Ăn uống không tiêu
  • Đi ngoài nhiều lần…

Món lá mơ chiên chứng chữa bệnh đại tràng tại nhà an toàn, lành tínhMón lá mơ chiên chứng chữa bệnh đại tràng tại nhà an toàn, lành tínhDùng lá mơ lông chữa đại tràng tại nhà an toàn, lành tính, mang lại hiệu quả cao. Cách thực hiện như sau: Lá mơ lông (loại bánh tẻ)100g rửa sạch và thái nhỏ sau đó trộn với 2 lòng đỏ trứng gà, có thể cho thêm một chút muối cho có vị. Hỗn hợp trên cho vào chảo sau đó lót một lớp lá chuối tươi và chiên chín, ăn khi còn nóng.

Lưu ý: Khi chiên không cho dầu mỡ, thực hiện kiên trì trong vòng 2 tuần giúp giảm các triệu chứng của viêm đại tràng.

Tác dụng phụ của lá mơ lông

Trên thực tế, bất cứ một loại thực phẩm nào hay một vị thuốc nào, dù có nhiều công dụng và giá trị lợi ích đến mấy thì cũng đều có những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng sai trường hợp và sử dụng không đúng cách. Lá mơ lông cũng không phải ngoại lệ.

 mơ lông mang đến nhiều tác dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe nhưng không phải vì thế mà nó không có tác hại. Dưới đây là tác hại của lá mơ lông và những lưu ý khi sử dụng lá mơ lông, bạn nên biết:

  • Ăn lá mơ lông lưỡi bị đen là một trong những tác dụng phụ của lá mơ lông. Ăn nhiều lá mơ lông sống sẽ khiến lưỡi của bạn đen sì trong vòng mấy ngày liền. Các bạn hoàn toàn yên tâm đây là một tình trạng vô hại và tạm thời thay đổi màu sắc lưỡi trong một vài ngày sẽ biến mất. Bạn nên giữ vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước để bề mặt lưỡi mau chóng trở về bình thường.
  • Lá mơ lông chứa khá nhiều chủng loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe: Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy trong lá mơ chứa hàng triệu vi khuẩn, bao gồm 90% là các loại vi khuẩn đường ruột mà chúng chỉ bị mất đi khoảng 10% nhờ phương pháp rửa sạch với nước.
  • Lá mơ có chứa chất tiêu hủy protein:  Nên lá mơ thường được sử dụng để ăn kèm với các món ăn giàu chất đạm, ví dụ như thịt chó, nội tạng lợn, nội tạng bò… Chính vì thế, trong trường hợp thông thường, bạn không nên ăn nhiều lá mơ sẽ làm hạn chế hàm lượng protein hấp thu vào cơ thể.

Tác dụng phụ của lá mơ lông rất hiếm gặp trong cuộc sống nhưng không phải là không có. Chính vì thế, bạn cần cẩn trọng hơn khi sử dụng nó để đạt được lợi ích tối đa nhé.

Lưu ý khi sử dụng lá mơ lông

Mặc dù, lá mơ lông mang đến một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nó chỉ thực sự phát huy được công dụng khi sử dụng đúng cách. Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng lá mơ lông, bạn cần phải biết:

  • Rửa sạch lá mơ lông với nước muối loãng trước khi dùng
  • Người dị ứng tuyệt đối không sử dụng lá mơ lông
  • Sử dụng lá mơ lông đúng liều lượng, không lạm dụng lá mơ: Đặc biệt là với người có dương khí kém thì rất dễ bị đi ngoài phân lỏng, xì xoẹt bởi lá mơ có tình hàn lương rất mạnh.
  • Không sử dụng mơ lông để bôi đắp ngoài da cho các vết thương hở vì rất dễ bị nhiễm trùng, bởi lá mơ chứa đến hàng triệu vi khuẩn và 90% trong số đó không thể được làm sạch bằng phương pháp rửa nước thông thường.

Câu hỏi liên quan

Ăn lá mơ bị lưỡi đen Lá mơ lông chứa khá nhiều chủng loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe: Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy trong lá mơ chứa hàng triệu vi khuẩn, bao gồm 90% là các loại vi khuẩn đường ruột mà chúng chỉ bị mất đi khoảng 10% nhờ phương pháp rửa sạch với nước. Lá mơ có chứa chất tiêu hủy protein: Nên lá mơ thường được sử dụng để ăn kèm với các món ăn giàu chất đạm, ví dụ như thịt chó, nội tạng lợn, nội tạng bò… Chính vì thế, trong trường hợp thông thường, bạn không nên ăn nhiều lá mơ sẽ làm hạn chế hàm lượng protein hấp thu vào cơ thể.
Xem thêm
Uống nước lá mơ lông chữa viêm đại tràng Trứng chiên lá mơ lông chữa viêm đại tràng Trị viêm đại tràng bằng bài thuốc Lá mơ + Trứng gà + Gừng tươi Kết hợp lá mơ lông với các dược liệu khác
Xem thêm
Lá mơ có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ Lá mơ có tác dụng tẩy giun an toàn Lá mơ có tác dụng giảm đau nhức xương khớp Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng
Xem thêm
Theo các nghiên cứu, chữa đau dạ dày bằng lá mơ có nhiều chất rất tốt cho bệnh nhân, chẳng hạn như: Dùng lá mơ có thể giúp sát khuẩn, diệt khuẩn. Nhờ vậy mà hỗ trợ chữa kiết lỵ, tiêu chảy và nhiều bệnh liên quan đường tiêu hóa khác. Caroten, Vitamin C và tinh dầu… có trong lá mơ sẽ giúp chữa bệnh viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa. Histidin – một loại axit amin tìm thấy ở lá mỡ được chứng minh có công dụng cân bằng tiết dịch dạ dày, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể. Ngoài ra, một vài hợp chất khác còn có thể giúp tinh thần bệnh nhân đau dạ dày trở nên thoải mái hơn, giảm căng thẳng, giúp ngủ ngon… rất tốt cho việc chữa đau dạ dày.
Xem thêm
Cháo lá mơ + Trứng gà + Cà rốt Trứng rán lá mơ Trứng hấp lá mơ và gừng
Xem thêm
Phương pháp sắc lá mơ lông trị tiêu chảy cho bé Trị tiêu chảy cho bé bằng lá mơ và nụ sim Mẹo chữa “đi ngoài” cho trẻ với lá mơ và gừng
Xem thêm
Lá mơ chiên trứng gà Lá mơ cuốn cá rô đồng
Xem thêm
Lá mơ chữa chướng bụng khó tiêu Lá mơ có khả năng trị tiêu chảy Điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp ở người già Chữa tiêu chảy do nhiệt nhờ lá mơ Trị giun sán Hỗ trợ điều trị hội chứng ruột kích thích Lá mơ hỗ trợ chống suy dinh dưỡng ở trẻ
Xem thêm
Theo Y học cổ truyền, lá mơ có vị đắng mát. Tác dụng: Thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, chỉ thống giải độc, tiêu thực đạo trệ, trừ thấp tiêu thũng. Theo Sách Dược tính chỉ nam, lá mơ lông có vị ngọt bùi, hơi cay, không độc. Công hiệu bổ được hư lao, bổ trung ích khí, ích tinh, sát trùng, bền chắc ruột già. Hiệu quả trong điều trị chứng đau bụng, tiêu chảy. Bài thuốc lá mơ lông sát khuẩn, chữa kiết lỵ Mơ lông trị giun Giảm đau nhức xương khớp ở người già Lá mơ chữa bệnh viêm đại tràng Trị chứng bí tiểu tiện Điều trị chứng cam tích (suy dinh dưỡng) ở trẻ nhỏ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Lá mơ
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!