Phản ứng KOH + H3PO4 → K3PO4 + H2O
1. Phương trình phản ứng hóa học KOH tác dụng H3PO4
3KOH + H3PO4 → K3PO4 + 3H2O
2. Điều kiện phản ứng xảy giữa KOH và H3PO4
Nhiệt độ thường
3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
3.1. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)
KOH là một bazo mạnh tác dụng với axit.
3.2. Bản chất của H3PO4 (Axit photphoric)
H3PO4 có tính chất chung của các axit tác dụng với bazo tạo thành muối và nước nhưng tuỳ theo tỉ lệ phản ứng có thể tạo ra các muối khác nhau.
4. Tính chất hoá học của KOH
KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.
4.1. Tác dụng với oxit axit
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...
KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
KOH + SO2 → KHSO3
4.2. Tác dụng với axit
- Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O
- Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit
RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH
4.3. Tác dụng với kim loại
KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.
KOH + Na → NaOH + K
4.4. Tác dụng với muối
KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓
4.5. KOH điện li mạnh
KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-
4.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính
KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…
2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑
4.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O
5. Tính chất hóa học của H3PO4
5.1. Tính oxi hóa – khử
Axít photphoric khó bị khử (do P ở mức oxi hóa +5 bền hơn so với N trong axit nitric), không có tính oxi hóa.
5.2. Tính axit
Axít photphoric là axit có 3 lần axit, có độ mạnh trung bình. Trong dung dịch nó phân li ra 3 nấc:
H3PO4 ⇋ H+ + H2PO4- ⇒ k1 = 7, 6.10-3
H2PO4- ⇋ H+ + HPO42- ⇒ k2 = 6,2.10-8
HPO42- ⇋ H+ + PO43- ⇒ k3 = 4,4.10-13
⇒ nấc 1 > nấc 2 > nấc 3.
⇒ Dung dịch axít photphoric có những tính chất chung của axit như làm quì tím hóa đỏ, tác dụng với oxit bazơ, bazơ, muối, kim loại.
⇒ Khi tác dụng với oxit bazơ, bazơ tùy theo lượng chất tác dụng mà axít photphoric tạo ra muối trung hòa, muối axit hoặc hỗn hợp muối:
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O
H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + 2H2O
H3PO4 + 3NaOH → Na3PO4 + 3H2O
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Cho các chất sau: H3PO4, HF, C2H5OH, HClO2, Ba(OH)2, HClO3, CH3COOH, BaSO4, FeCl3, Na2CO3, HI. Trong các chất trên, số chất điện li mạnh là
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Trong các chất trên, số chất điện li mạnh là: Ba(OH)2, HClO3, BaSO4, FeCl3, Na2CO3, HI
Chú ý : Các chất như BaSO4, BaCO3 là chất kết tủa (tan rất ít) nhưng những phân tử tan lại phân ly hết nên nó là các chất điện ly mạnh chứ không phải chất điện ly yếu.
Câu 2. H3PO4 phân li ra mấy nấc
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án: C
Giải thích:
Axít photphoric là axit có 3 lần axit, có độ mạnh trung bình. Trong dung dịch nó phân li ra 3 nấc:
H3PO4⇋ H+ + H2PO4- ⇒ k1 = 7, 6.10-3
H2PO4- ⇋ H+ + HPO42- ⇒ k2 = 6,2.10-8
HPO42- ⇋ H+ + PO43- ⇒ k3 = 4,4.10-13
⇒ nấc 1 > nấc 2 > nấc 3.
Câu 3. Cho H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam KOH, sau phản ứng thu được dung dịch X có chứa 1,22m gam chất tan. Các chất tan trong dung dịch X là:
A. Na2HPO4, Na3PO4.
B. NaH2PO4, Na2HPO4.
C. Na3PO4, NaOH.
D. NaH2PO4, Na3PO4
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
Coi m = 20 gam
nNaOH= 0,5 mol
mChất rắn =24,4 gam
Giả sử OH- hết
Ta thấy bản chất phản ứng:
H+ + OH- → H2O
0,5 ← 0,5 →0,5
BT khối lượng: mH3PO4 + mNaOH = mH2O + mchất rắn
mH3PO4+ 0,5.40 = 0,5.18 + 24,4
nH3PO4 = 0,1367 mol
nH+ phản ứng = 0,1367.3=0,41 mol < 0,5. Vậy OH- dư
Chất tan là: Na3PO4 và NaOH
Câu 4. Số chất tan được trong nước tạo thành dung dịch bazo là:
A. K, K2O, CuO
B. Na, K2O, MgO
C. K, MgO, K2O
D. CaO, K2O, Na2O
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Các oxit bazơ tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
K2O + H2O → 2KOH
Câu 5. Thêm 0,3 mol KOH vào dung dịch chứa 0,2 mol H3PO4. sau phản ứng dung dịch có các muối:
A. KH2PO4 và K2HPO4
B. K2HPO4 và K3PO4
C. KH2PO4 và K3PO4
D. KH2PO4, K2HPO4 và K3PO4
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
3KOH + H3PO4→ K3PO4 + 3H2O (1)
2KOH + H3PO4 → K2HPO4 + 2H2O (2)
KOH + H3PO4 → KH2PO4 + H2O (3)
Có: nKOH : nH3PO4 = 0,3 : 0,2 = 1,5
=> Có phản ứng (2) và (3) xảy ra.
Câu 6. Cho 2,64 gam (NH4)2SO4 tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được một sản phẩm khí. Hấp thụ hoàn toàn lượng khí trên vào dung dịch chứa 7,84 gam H3PO4. Muối thu được là
A. NH4H2PO4.
B. (NH4)2HPO4.
C. (NH4)3PO4.
D. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4.
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
n(NH4)2SO4 = 0,02 mol; nH3PO4 = 0,08 mol
Khí thu được là NH3 => nNH3 = 2.n(NH4)2SO4 = 0,04mol
Ta có: nOH- = nNH3= 0,04 mol
Xét tỉ lệ nOH−/nH3PO4= 0,04/0,08 = 1/2 < 1=> muối thu được là NH4H2PO4
Câu 7: Hiện tượng xảy ra khi đun nóng muối NH4NO3 với KOH là
A. Có khí màu nâu đỏ bay ra.
B. Có khí mùi trứng thối thoát ra.
C. Có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra.
D. Có khí mùi khai thoát ra.
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
KOH + NH4NO3 KCl+ NH3 + H2O
NH3 là khí có mùi khai.
Câu 8: Cho dung dịch KOH dư vào 100 ml NH4NO3 1 ml đun nóng nhẹ. Thể tích khí ở đktc thu được là
A. 1,12 lít.
B. 2,24 lít.
C. 3,36 lít.
D. 4,48 lít
Lời giải:
Đáp án: B
Giải thích:
V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Xem thêm các phương trình hóa học khác:
NH4NO3 ra NH3 | NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O
FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl | FeCl3 ra Fe(OH)3
KOH + H3PO4 → K3PO4 + H2O | KOH ra K3PO4