Phản ứng SO2 + KOH → K2SO3 + H2O
1. Phương trình phản ứng SO2 tác dụng KOH
SO2 + KOH → K2SO3 + H2O
2. Điều kiện phản ứng SO2 tác dụng KOH tạo ra muối trung hòa
SO2 + KOH → KHSO3 (1)
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O (2)
Lập tỉ lệ T = nKOH / nSO2
T ≤ 1 → chỉ xảy ra phản ứng (1) tức tạo muối KHSO3 (muối axit)
1 < T < 2 → xảy ra cả (1) và (2) tức tạo 2 muối KHSO3 và K2SO3
T ≥ 2 → chỉ xảy ra phản ứng (2) tức tạo muối K2SO3 (muối trung hòa)
3. Bản chất của các chất tham gia phản ứng
3.1. Bản chất của SO2 (Lưu huỳnh dioxit)
SO2 là oxit axit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.
3.2. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)
KOH là một bazo mạnh phản ứng được với oxit axit.
4. Tính chất hoá học của KOH
KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.
4.1. Tác dụng với oxit axit
Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...
KOH + SO2 → K2SO3 + H2O
KOH + SO2 → KHSO3
4.2. Tác dụng với axit
-
Tác dụng với axit tạo thành muối và nước
KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O
-
Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit
RCOOR1 + KOH → RCOOK + R1OH
4.3. Tác dụng với kim loại
KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.
KOH + Na → NaOH + K
4.4. Tác dụng với muối
KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới
2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2↓
4.5. KOH điện li mạnh
KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-
4.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính
KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…
2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2↑
2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2↑
4.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính
KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O
2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O
5. Tính chất hóa học của SO2
- Oxy hóa chậm trong không khí: SO2 dễ bị oxy hóa thành SO3 trong khí quyển dưới chất xúc tác hoặc do quá trình quang hóa.
- Là một axit yếu, tác dụng với nước tạo ra H2SO3
SO2 + H2O → H2SO3
- Tác dụng với dung dịch kiềm tạo ra muối sunfit hoặc hidrosunfit hay cả hai loại
SO2 + NaOH → NaHSO3
SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
- Vừa là chất oxy hóa, vừa là chất khử
Chất khử: phản ứng với chất oxy hóa mạnh
2SO2 + O2 → 2SO3 (V2O5, 450 oC)
Cl2 +SO2 + 2H2O → H2SO4 + 2HCl
Làm mất màu nước Brom
SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4
Làm mất màu dung dịch thuốc tím
5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
Chất oxy hoá mạnh: tác dụng với chất khử mạnh
SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O
SO2 + 2Mg → S + 2MgO
6. Bài tập vận dụng
Câu 1. Nhóm chất tác dụng với nước và với dung dịch HCl là:
A. Na2O, SO3, CO2.
B. K2O, P2O5, CaO
C. BaO, SO3, P2O5
D. CaO, BaO, Na2O
Lời giải:
Đáp án: D
Câu 2. Cho các chất sau: SO2, CO2, KOH, CaO, CuCl2 số cặp chất tác dụng được với nhau là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
SO2 + CaO → CaCO3
SO2+ KOH → K2SO3 + H2O
CO2 + CaO → CaCO3
CO2 + KOH → K2CO3 + H2O
CuCl2 + KOH → Cu(OH)2 + KCl
Câu 3. Sục từ từ SO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 hiện tượng quan sát thấy được là
A. xuất hiện kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, kết tủa không tan
B. không có hiện tượng gì trong suốt quá trình thực hiện phản ứng
C. ban đầu không thấy hiện tượng khi phản ứng, sau đó dân dần kết tủa xuất hiện
D. xuất hiện kết tủa, lượng kết tủa tăng dần, sau đó kết tủa tan ra
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Dẫn từ từ SO2 đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 xảy ra phản ứng:
SO2 + Ba(OH)2 → BaSO3 + H2O
SO2+ BaSO3 + H2O → Ba(HSO3)2
Dung dịch xuất hiện kết tủa trắng tăng dần đến cực đại, sau đó kết tủa tan dần đến hết.
Câu 4. Hấp thụ 2,24 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch KOH aM. Tính a biết sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa.
A. 0,5
B. 0,25
C. 0,1
D. 1
Lời giải:
Đáp án: A
Giải thích:
nSO2 = 0,1 mol
Vì đề cho chỉ tạo muối trung hòa nên chỉ xảy ra phản ứng
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
0,1 → 0,2
VKOH = 200 ml = 0,2 lít
→ a = CMKOH = 0,1/0,2 = 0,5M
Câu 5. Dẫn V lít (đktc) khí SO2 vào 100 ml dung dịch KOH 1M thu được 6 gam muối KHSO3. Vậy V có giá trị là:
A. 2,24 lit
B. 3,36 lít
C. 4,48 lit
D. 1,68 lit
Lời giải:
Đáp án: D
Giải thích:
Các phương trình phản ứng xảy ra:
SO2 + KOH → KHSO3
0,05 → 0,05 → 0,05 mol
SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
0,025 → 0,05 mol
Tổng số mol SO2 = 0,075 mol
→ V = 1,68 lit
Câu 6. Khi dẫn khí SO2 vào dung dịch KOH dư thì giai đoạn đầu tiên sẽ xảy ra phản ứng gì?
A. SO2 + KOH → KHSO3
B. SO2 + 2KOH → K2SO3 + H2O
C. SO2 + K2SO3 + H2O → 2KHSO3
D. SO2 + H2O → H2SO3
Lời giải:
Đáp án: B
Câu 7. Cặp dung dịch nào sau đây phản ứng với nhau tạo ra chất khí?
A. NH4Cl và AgNO3.
B. KOH và H2SO4.
C. Ba(OH)2 và NH4Cl.
D. Na2CO3và KOH.
Lời giải:
Đáp án: C
A- NH4Cl + AgNO3 → AgCl ↓ + NH4NO3
B- 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O
C- Ba(OH)2 + 2NH4Cl → BaCl2 + 2NH3 ↑ + 2H2O
D- Na2CO3 không phản ứng với KOH
Câu 8. Sục khí CO2 vào dung dịch nước vôi trong, hiện tượng xảy ra:
A. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi sau đó tan trở lại hết.
B. Một lúc mới có kết tủa, lượng kết tủa tăng dần qua một cực đại rồi lại giảm.
C. Có kết tủa ngay, nhưng kết tủa tan trở lại ngay sau khi xuất hiện.
D. Có kết tủa ngay, lượng kết tủa tăng dần đến một giá trị không đổi.
Lời giải:
Đáp án: A
Hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa trắng tan dần tạo dung dịch trong suốt.
Phương trình hóa học: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 ↓ trắng + H2O
CO2 + CaCO3 + H2O → Ca(HCO3)2
Xem thêm các phương trình hóa học liên quan khác:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O | CO2 ra CaCO3
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O | NaOH ra Na2CO3
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O | CO2 ra BaCO3