KOH + CO2 → KHCO3 l KOH ra KHCO3

KOH + CO2 → KHCO3 là phản ứng trao đổi. Bài viết này cung cấp đầy đủ thông tin về phương trình hóa học đã được cân bằng, điều kiện các chất tham gia phản ứng, hiện tượng (nếu có), ... Mời các bạn đón xem:

Phản ứng KOH + CO2 → KHCO3

1. Phản ứng hóa học

KOH + CO2 → KHCO3

2. Điều kiện phản ứng

Phản ứng xảy ra ngay điều kiện thường.

3. Cách thực hiện phản ứng

Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào ống nghiệm chứa KOH và vài giọt chất chỉ thị.

4. Hiện tượng nhận biết phản ứng

Quan sát sự chuyển màu của chỉ thị phù hợp trước và sau phản ứng.

5. Bài toán CO2 dẫn vào dung dịch KOH

Khi cho CO2 (hoặc SO2) tác dụng với dung dịch KOH đều xảy ra 3 khả năng tạo muối:

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O (1)

CO2 + KOH → KHCO3 (2)

Đặt T = nKOH/nCO2

Nếu T = 2 : chỉ tạo muối K2CO3

Nếu T = 1 : chỉ tạo muối KHCO3

Nếu 1 < T < 2 : tạo cả muối KHCO3 và K2CO3

Như vậy để xảy ra phương trình phản ứng (1) thì T = 2

Có những bài toán không thể tính T. Khi đó phải dựa vào những dữ kiện phụ để tìm ra khả năng tạo muối.

Hấp thụ CO2 vào NaOH dư (KOH dư) chỉ tạo muối trung hòa Na2CO3 (K2CO3)

Hấp thụ CO2 vào NaOH chỉ tạo muối Na2CO3, Sau đó thêm BaCl2 vào thấy kết tủa. Thêm tiếp Ba(OH)2 dư vào thấy xuất hiện thêm kết tủa nữa → Tạo cả 2 muối Na2CO3 và NaHCO3
Chất hấp thụ vào bình NaOH tăng:

mbình tăng = m dd tăng = m chất hấp thụ(CO2 + H2O có thể có)

Trong trường hợp không có các dữ kiện trên thì chia trường hợp để giải.

6. Bản chất của các chất tham gia phản ứng

6.1. Bản chất của CO2 (Cacbon dioxit)

CO2 là oxit axit tác dụng với dung dịch bazo tạo thành muối và nước.

6.2. Bản chất của KOH (Kali hidroxit)

KOH là một bazo mạnh phản ứng được với oxit axit.

7. Tính chất hoá học của KOH

KOH là một bazo mạnh có khả năng làm thay đổi màu sắc các chất chỉ thị như khiến quỳ tím chuyển sang màu xanh, còn dung dịch phenolphtalein không màu thành màu hồng.

7.1. Tác dụng với oxit axit

Ở điều kiện nhiệt độ phòng, KOH tác dụng với SO2, CO2,...

KOH + SO2 → K2SO3 + H2O

KOH + SO2 → KHSO3

7.2. Tác dụng với axit

Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

KOH(dd) + HCl(dd) → KCl(dd) + H2O

Tác dụng với các axit hữu cơ để tạo thành muối và thủy phân este, peptit

RCOOR1  + KOH → RCOOK  + R1OH

7.3. Tác dụng với kim loại

KOH tác dụng với kim loại mạnh tạo thành bazo mới và kim loại mới.

KOH + Na → NaOH + K

7.4. Tác dụng với muối

KOH tác dụng với muối để tạo thành muối mới và axit mới

2KOH + CuCl2 → 2KCl + Cu(OH)2

7.5. KOH điện li mạnh

KOH là một bazo mạnh, trong nước phân ly hoàn toàn thành ion K+ và OH-

7.6. KOH phản ứng với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính 

KOH phản ứng được với một số oxit kim loại mà oxit, hidroxit của chúng lưỡng tính như nhôm, kẽm,…

2KOH + 2Al + 2H2O → 2KAlO2 + 3H2

2KOH + Zn → K2ZnO2 + H2

7.7. Phản ứng với một số hợp chất lưỡng tính

KOH + Al(OH)3 → KAlO2 + 2H2O

2KOH + Al2O3 → 2KAlO2 + H2O

8. Câu hỏi vận dụng

Câu 1. Cho 0,1 mol KOH phản ứng với lượng dư CO2 ở đktc thu được dung dịch X. Khối lượng muối tan có trong X là

A. 13,8 gam.   B. 12,8 gam.   C. 11,8 gam.   D. 10,0 gam.

Lời giải:

Do CO2 dư nên có phản ứng

KOH + CO2 → KHCO3 | Cân bằng phương trình hóa học

mmuối = 0,1.100 = 10 gam.

Đáp án D.

Câu 2. Dẫn khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch KOH thu được dung dịch X.Muối tan có trong dung dịch X là

A. K2CO3.   B. K2CO3 và KHCO3.   C. KHCO3.   D. K2CO3 và KOH.

Lời giải:

Do CO2 dư nên có phản ứng KOH + CO2 → KHCO3

Muối tan có trong dung dịch X là KHCO3.

Đáp án C.

Câu 3. Cho 2,24 lít khí CO2 ở đktc phản ứng với dung dịch chứa 0,05 mol KOH. Khối lượng muối tan có trong dung dịch sau phản ứng là

A. 13,8 gam.   B. 12,8 gam.   C. 10 gam.   D. 5 gam.

Lời giải:

Có T = KOH + CO2 → KHCO3 | Cân bằng phương trình hóa học nên có phản ứng

KOH + CO2 → KHCO3 | Cân bằng phương trình hóa học

mmuối = 0,05.100 = 5 gam.

Đáp án D.

Câu 4: Hiện tượng xảy ra khi đun nóng muối NH4NO3 với KOH là

A. Có khí màu nâu đỏ bay ra.

B. Có khí mùi trứng thối thoát ra.

C. Có khí màu vàng lục, mùi xốc thoát ra.

D. Có khí mùi khai thoát ra.

Lời giải:

KOH + NH4NO3 KOH + NH4NO3 → KNO3+ NH3 + H2O | Cân bằng phương trình hóa học KCl+ NH3 + H2O

NH3 là khí có mùi khai.

Đáp án D.

Câu 5: Cho dung dịch KOH dư vào 100 ml NH4NO3 1 ml đun nóng nhẹ. Thể tích khí ở đktc thu được là

A. 1,12 lít.   

B. 2,24 lít.   

C. 3,36 lít.   

D. 4,48 lít

Lời giải:

KOH + NH4NO3 → KNO3+ NH3 + H2O | Cân bằng phương trình hóa học

V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.

Đáp án B.

Xem thêm các phương trình hóa học khác:

NH4NO3 ra NH3 | NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3↑ + H2O

FeCl3 + KOH → Fe(OH)3 + KCl | FeCl3 ra Fe(OH)3

KOH + H3PO4 → K3PO4 + H2O | KOH ra K3PO4

CO2 + KOH → K2CO3 + H2O | CO2 ra K2CO3

SO2 + KOH → K2SO3 + H2O | SO2 ra K2SO3

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!