Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Đa thức một biến có đáp án (Phần 2)

Trắc nghiệm Toán 7 CTST Bài 2. Đa thức một biến có đáp án (Thông hiểu)

  • 213 lượt thi

  • 7 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Bậc của đa thức x6 – 4x7 + 2x + 11x6 là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có: x6 – 4x7 + 2x + 11x6

        = – 4x7 + (x6 + 11x6) + x2 + 2x.

        = – 4x7 + 12x6 + x2 + 2x.

Bậc của đa thức một biến là số mũ lớn nhất của biến trong đa thức đó.

Trong đa thức trên, số mũ cao nhất của x là 7.

Do đó bậc của đa thức đã cho là 7.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 2:

Hệ số cao nhất của đa thức 11x3 – 5x5 + 9x3 + 19x2 – 8x5

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có: 11x3 – 5x5 + 9x3 + 19x2 – 8x5

        = (– 5x5  – 8x5) + (9x3 + 11x3) + 19x2

        = – 13x5 + 20x3 + 19x2

Hệ số cao nhất của đa thức là hệ số của biến có số mũ cao nhất.

Trong đa thức trên, số mũ cao nhất của x là 5.

Mà hệ số của x5 là –13.

Do đó hệ số cao nhất của đa thức là –13.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 3:

Cho đa thức A(x) = –x2 + 4x3 – 11 + x2. Giá trị của A khi x = 2 là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Ta có: A(x) = –x2 + 4x3 – 11 + x2

                   = 4x3 + (–x2 + x2) – 11

                   = 4x3 – 11

Thay x = 2 vào đa thức A thu gọn ở trên ta được:

A(2) = 4 . 23 – 11 = 4. 8 – 11 = 32 – 11 = 21.

Do đó A(2) = 21.

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 4:

Cho hai đa thức:

A(x) = ‒x2 + 11 và B(x) = x3 – 5x + 16.

Chọn khẳng định đúng:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Thay x = –2 vào đa thức A ta có:

A(–2) = ‒(–2)2 + 11 = –4 + 11 = 7.

Thay x = 2 vào đa thức B ta có:

B(2) = 23 – 5 . 2 + 16 = 8 – 10 + 16 = 14.

Ta có B(2) = 14 = 2 . 7 = 2. A(–2)

Do đó B(2) = 2A(–2).

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 5:

Cho đa thức A(x) = 2x2 – 7ax + a – 1. Để A(‒3) = 6 thì giá trị của a là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Thay x = ‒3 và đa thức A(x) ta có:

A(‒3) = 2 . (‒3)2 – 7a . (‒3) + a – 1

          = 2 . 9 + 21a + a – 1

          = 22a + 17

Mà theo bài ra A(‒3) = 6.

Suy ra 22a + 17 = 6

Do đó 22a = 6 – 17 = ‒11

a = \(\frac{{ - 11}}{{22}} = - \frac{1}{2}\)

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 6:

Cho đa thức A(t) = 2t2 – 3t + 1. Phần tử nào trong tập hợp {‒1; 0; 1; 2} là nghiệm của A(t)?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Xét đa thức A(t) = 2t2 – 3t + 1, ta có:

A(‒1) = 2 . (‒1)2 – 3 . (‒1) + 1 = 2 + 3 + 1 = 6 ≠ 0, nên ‒1 không phải là nghiệm của A(t).

A(0) = 2 . 02 – 3 . 0 + 1 = 0 + 0 + 1 = 1 ≠ 0, nên 0 không phải là nghiệm của A(t).

A(1) = 2 . 12 – 3 . 1 + 1 = 2 ‒ 3 + 1 = 0, nên 1 là một nghiệm của A(t).

A(2) = 2 . 22 – 3 . 2 + 1 = 8 ‒ 6 + 1 = 3 ≠ 0, nên 2 không phải là nghiệm của A(t).

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 7:

Thu gọn và sắp xếp đa thức P(x) = x3 + 3x5 – 2x – 5x3 + x5 theo lũy thừa giảm dần của biến ta được:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

P(x) = x3 + 3x5 – 2x – 5x3 + x5

        = (3x5 + x5) + (x3 – 5x3) – 2x

        = 4x5 – 4x3 – 2x

Vậy sắp xếp đa thức P(x) thu gọn ở trên theo lũy thừa giảm dần của biến ta được P(x) = 4x5 – 4x3 – 2x.

Ta chọn phương án C.


Bắt đầu thi ngay