Trắc nghiệm Toán 7 Bài 25. Đa thức một biến có đáp án

Dạng 7: Nghiệm của đa thức một biến có đáp án

  • 599 lượt thi

  • 10 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Cho đa thức f(x) = 2x2 + 12x + 10. Trong các số sau, số nào là nghiệm của đa thức đã cho?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

f(– 9) = 2.( – 9)2 + 12.( – 9) + 10 = 64 ≠ 0.

Do đó x = – 9 không là nghiệm của f(x).

f(1) = 2.(1)2 + 12.(1) + 10 = 24 ≠ 0.

Do đó x = 1 không là nghiệm của f(x).

f(–1) = 2.( –1)2 + 12.(–1) + 10 = 0.

Do đó x = 1 là nghiệm của f(x).

f(– 4) = 2.( – 4)2 + 12.( – 4) + 10 = – 6 ≠ 0.

Do đó x = – 4 không là nghiệm của f(x).

Vậy ta chọn đáp án C.


Câu 2:

Cho các giá trị của x là 0; – 1; 1; 2; –2. Giá trị nào của x là nghiệm của đa thức P(x) = x2 + x – 2?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A

P(0) = 02 + 0 – 2 = – 2 ≠ 0 nên x = 0 không phải là nghiệm của P(x).

P(– 1) = (– 1)2 + 1.( – 1) – 2 = – 2 ≠ 0 nên x = – 1 không là nghiệm của P(x).

P(1) = 12 + 1.1 – 2 = 0 nên x = 1 là nghiệm của P(x).

P(2) = 22 + 1.2 – 2 = 4 ≠ 0 nên x = 2 không là nghiệm của P(x).

P(– 2) = (– 2)2 + 1.( – 2) – 2 = 0 nên x = – 2 không là nghiệm của P(x).

Vậy x = 1; x = – 2 là nghiệm của P(x).


Câu 3:

Số nghiệm của đa thức x3 + 27 là:

Xem đáp án

Đáp án đúng là: A.

Ta có x3 + 27 = 0

x3 = – 27

x3  = (– 3)3

x = – 3.

Vậy đa thức đã cho có một nghiệm x = – 3.

Do đó ta chọn đáp án A.


Câu 4:

Đa thức P(x) = x2 + 1 có bao nhiêu nghiệm?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Vì x2  ≥ 0 nên x2 + 1 ≥ 1.

Suy ra P(x) = x2 + 1 > 0 nên đa thức P(x) vô nghiệm.

Do đó ta chọn đáp án D.


Câu 5:

Nghiệm của đa thức x2 – 2003x – 2004 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có hệ số a = 1, b = –2003, c = –2004.

Khi đó ta có: a – b + c = 1 – (– 2003) + (– 2004) = 0.

Do đó đa thức x2 – 2003x – 2004 = 0 có nghiệm x = – 1.


Câu 6:

Tổng các nghiệm của đa thức x2 – 16 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Ta có x2 – 16 = 0

x2 = 16

x = 4 hoặc x = – 4.

Do đó tổng các nghiệm của đa thức x2 – 16 là: 4 + ( – 4) = 0.

Vậy ta chọn đáp án D.


Câu 7:

Cho các số 1, –6, –1; 7. Số nào là nghiệm của đa thức f(x) = x2 + 5x – 6?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

f(1) = 12 + 5.1 – 6 = 0 nên x = 1 là nghiệm của f(x).

f( –6) = (– 6)2 + 5.( – 6) – 6 = 36 – 30 – 6 = 0 nên x = –6 là nghiệm của f(x).

f(–1) = (–1)2 + 5 . (–1) – 6 = 1 – 5 – 6 = – 10 nên x = –1 không là nghiệm của f(x).

f(7) = 72 + 5.7 – 6 = 49 + 35 – 6 = 78 nên x = 7 không là nghiệm của f(x).

Do đó ta chọn đáp án B.


Câu 8:

Trong các số sau số nào là nghiệm của đa thức P(x) = 3x – 6?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có P(x) = 3x – 6 = 0 suy ra x = 2.

Do đó ta chọn đáp án B.


Câu 9:

Nghiệm của đa thức P(x) = 2y + 6 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

Ta có: 2y + 6 = 0

2y = – 6

y = – 3.

Vậy nghiệm của đa thức P(x) là – 3.

Do đó ta chọn đáp án B.


Câu 10:

Đa thức có giá trị bằng 0 tại x = −1 là

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

g(–1) = (–1)2 + 1 = 1 + 1 = 2;

f(– 1) = (– 1)2 + (– 1) = 1 – 1 = 0;

h(– 1) = (– 1)2 – (– 1) = 1 + 1 = 2;

k( – 1) = 2.( – 1)4 + 2 = 2 + 2 = 4.

Suy ra x = –1 là nghiệm của đa thức f(x).

Do đó ta chọn đáp án B.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương