Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 7. Bài tập cuối chương 7 (Phần 2) có đáp án

Trắc nghiệm Toán 10 Cánh diều Bài 7. Bài tập cuối chương 7 (Phần 2) có đáp án (Thông hiểu)

  • 355 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho hai điểm B(–1; 3) và C(5; 2). Tọa độ của \(\overrightarrow {BC} \) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có:

Hoành độ của \(\overrightarrow {BC} \) là: xC – xB = 5 – (–1) = 6;

Tung độ của \(\overrightarrow {BC} \) là: yC – yB = 2 – 3 = –1.

Suy ra \(\overrightarrow {BC} = \left( {6; - 1} \right)\).

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 2:

Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho \(\vec a = \left( {2;1} \right),\,\,\vec b = \left( {3;4} \right),\,\,\vec c = \left( { - 7;2} \right)\). Nếu \(\vec x - 2\vec a = \vec b - 3\vec c\) thì:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Ta có \(\vec x - 2\vec a = \vec b - 3\vec c\).

Suy ra \(\vec x = 2\vec a + \vec b - 3\vec c\).

Ta có: \(2\vec a = \left( {2.2;2.1} \right) = \left( {4;2} \right)\);

Suy ra \(2\vec a + \vec b = \left( {4 + 3;2 + 4} \right) = \left( {7;6} \right)\).

Lại có \(3\vec c = \left( {3.\left( { - 7} \right);3.2} \right) = \left( { - 21;6} \right)\).

Khi đó \(\vec x = 2\vec a + \vec b - 3\vec c = \left( {7 - \left( { - 21} \right);6 - 6} \right) = \left( {28;0} \right)\).

Vậy \(\vec x = \left( {28;0} \right)\).

Do đó ta chọn phương án D.


Câu 3:

Phương trình tham số của đường thẳng ∆ đi qua điểm H(1; 3) và có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {2;5} \right)\) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đường thẳng ∆ có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {2;5} \right)\).

Suy ra đường thẳng ∆ nhận \(\vec u = \left( {5; - 2} \right)\) làm vectơ chỉ phương.

Đường thẳng ∆ đi qua điểm H(1; 3) và có vectơ chỉ phương \(\vec u = \left( {5; - 2} \right)\).

Suy ra phương trình tham số của ∆: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 1 + 5t\\y = 3 - 2t\end{array} \right.\)

Vậy ta chọn phương án C.


Câu 4:

Khoảng cách từ điểm M(1; –1) đến đường thẳng ∆: \(\left\{ \begin{array}{l}x = 3 + 4t\\y = - 2 + 3t\end{array} \right.\) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Đường thẳng ∆ có vectơ chỉ phương \(\vec u = \left( {4;3} \right)\).

Suy ra đường thẳng ∆ có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {3; - 4} \right)\).

Đường thẳng ∆ đi qua điểm A(3; –2) và có vectơ pháp tuyến \(\vec n = \left( {3; - 4} \right)\).

Suy ra phương trình tổng quát của ∆: 3(x – 3) – 4(y + 2) = 0.

3x – 4y – 17 = 0.

Khoảng cách từ điểm M(1; –1) đến đường thẳng ∆ là:

\(d\left( {M,\Delta } \right) = \frac{{\left| {3.1 - 4.\left( { - 1} \right) - 17} \right|}}{{\sqrt {{3^2} + {{\left( { - 4} \right)}^2}} }} = 2\).

Vậy khoảng cách từ điểm M(1; –1) đến đường thẳng ∆ là 2.

Do đó ta chọn phương án C.


Câu 5:

Góc giữa hai đường thẳng \({\Delta _1}:2x + 2\sqrt 3 y + \sqrt 5 = 0\) và \({\Delta _2}:y - \sqrt 6 = 0\) là:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

1 và ∆2 có vectơ pháp tuyến lần lượt là \({\vec n_1} = \left( {2;2\sqrt 3 } \right),\,\,{\vec n_2} = \left( {0;1} \right)\).

Ta có: \(\cos \left( {{\Delta _1},{\Delta _2}} \right) = \frac{{\left| {2.0 + 2\sqrt 3 .1} \right|}}{{\sqrt {{2^2} + {{\left( {2\sqrt 3 } \right)}^2}} .\sqrt {{0^2} + {1^2}} }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\).

Suy ra (∆1, ∆2) = 30°.

Vậy ta chọn phương án D.


Câu 6:

Cho đường tròn (C): x2 + y2 + 2x + 4y – 20 = 0. Tìm mệnh đề sai trong các mệnh đề sau:

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Phương trình đường tròn có dạng x2 + y2 – 2ax – 2by + c = 0, với \(\left\{ \begin{array}{l} - 2a = 2\\ - 2b = 4\\c = - 20\end{array} \right.\)

\( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = - 1\\b = - 2\\c = - 20\end{array} \right.\)

Suy ra (C) có tâm I(–1; –2).

Do đó phương án A sai.

Ta có \(R = \sqrt {{a^2} + {b^2} - c} = \sqrt {{{\left( { - 1} \right)}^2} + {{\left( { - 2} \right)}^2} + 20} = 5\).

Suy ra (C) có đường kính 2R = 10.

Do đó phương án B đúng.

Thế tọa độ điểm M(2; 2) vào phương trình (C), ta được:

22 + 22 + 2.2 + 4.2 – 20 = 0 (đúng).

Suy ra M(2; 2) (C).

Do đó phương án C đúng.

Thế tọa độ điểm A(1; 1) vào phương trình (C), ta được:

12 + 12 + 2.1 + 4.1 – 20 = – 12 ≠ 0.

Suy ra A(1; 1) (C).

Do đó phương án D đúng.

Vậy ta chọn phương án A.


Câu 7:

Cho hai phương trình \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{5} = 1\) (1) và \(\frac{{{x^2}}}{5} + \frac{{{y^2}}}{9} = 1\) (2). Phương trình nào là phương trình chính tắc của elip có 2a = 6, 2c = 4?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Ta có \(\left\{ \begin{array}{l}2a = 6\\2c = 4\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}a = 3\\c = 2\end{array} \right.\)

Suy ra b2 = a2 – c2 = 32 – 22 = 5.

Vậy phương trình chính tắc của (E) cần tìm là: \(\frac{{{x^2}}}{9} + \frac{{{y^2}}}{5} = 1\).

Do đó ta chọn phương án A.


Câu 8:

Điểm nào là tiêu điểm của parabol y2 = 5x?

Xem đáp án

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: D

Phương trình chính tắc của parabol (P) có dạng: y = 2px (p > 0).

Ta có 2p = 5. Suy ra \(p = \frac{5}{2}\).

Khi đó \(\frac{p}{2} = \frac{5}{4}\).

Vậy tiêu điểm của parabol (P) là \(F\left( {\frac{5}{4};0} \right)\).

Do đó ta chọn phương án D.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan


Có thể bạn quan tâm


Các bài thi hot trong chương