Hoặc
319,199 câu hỏi
Câu 1.1. Vì sao khu vực Đông Nam Á có vị trí địa lí rất quan trọng? A. Nằm giáp Trung Quốc. B. Nằm giáp Ấn Độ. C. Tiếp giáp với khu vực châu Á gió mùa. D. Nằm trên con đường biển nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Câu 1.2. Khu vực Đông Nam Á được coi là A. cầu nối giữa Trung Quốc và Ấn Độ. B. “ngã tư đường” của thế giới. C. “cái nôi” của thế giới. D. trung tâm của thể giới.
Câu 1.3. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng nào? A. Cây lúa. B. Cây lúa nước. C. Cây gia vị. D. Các cây lương thực và gia vị.
Câu 1.4. Ý nào sau đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á? A. Nông nghiệp trồng lúa nước. B. Giao lưu kinh tế - văn hoá với Trung Quốc và Ấn Độ. C. Thương mại đường biển rất phát triển. D. Thủ công nghiệp phát triển với các nghề rèn sắt, đúc đồng,.
Câu 1.5. Các quốc gia sơ kì Đông Nam Á ra đời vào khoảng thời gian nào? A. Thiên niên kỉ II TCN. B. Từ thế kỉ VII TCN đến thế kỉ VII. C. Thế kỉ VII TCN. D. Thế kỉ X TCN.
Câu 1.6. Đoạn tư liệu trong SGK (trang 52) chứng tỏ điều gì về tình hình kinh tế các quốc gia sơ kì trong khu vực? A. Đã có sự giao lưu buôn bán với nhiều nước khác. B. Có mối quan hệ buôn bán với Trung Quốc. C. Có mối quan hệ buôn bán với Ấn Độ. D. Giao lưu buôn bán giữa các nước trong khu vực khá phát triển.
Câu 1.7. Theo em, nét tương đồng về kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á so với Hy Lạp và La Mã cổ đại là gì? A. Kinh tế nông nghiệp phát triển. B. Các nghề thủ công đúc đồng, rèn sắt giữ vị trí rất quan trọng. C. Thương mại đường biển thông qua các hải cảng. D. Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp giữ vai trò chủ đạo.
Câu 2 trang 34 sách bài tập Lịch Sử 6. Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử. A. Đông Nam Á là cái nôi của nền văn minh lúa nước. B. Vị trí địa lí của Đông Nam Á không thuận lợi cho việc buôn bán bằng đường biển. C. Sự ra đời của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á gắn liền với các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hoá với Trung Quốc, Ấn Độ. D. Đông Nam Á thời cổ đã có những hải cả...
Câu 3 trang 34, 35 sách bài tập Lịch Sử 6. Trong các ý sau đây, ý nào nói về sự giao lưu thương mại của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á vào những thế kỉ đầu Công nguyên? 3.1. Cư dân Đông Nam Á phát triển một số nghề thủ công truyền thống. đúc đồng, rèn sắt, dệt, làm gốm,. 3.2. Ở Ma-lai-xi-a đã phát hiện được những chiếc cột đá có khắc chữ Phạn cổ. 3.3. Đến thế kỉ VII, lân lượt xuất hiện một số quốc...
Câu 1 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6. Dựa vào Lược đồ hình 1 (trang 52, SGK), hãy lập bảng theo mẫu sau và điền những nội dung phù hợp.
Câu 2 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6. Vị trí địa lí đưa đến những thuận lợi gì cho sự phát triển kinh tế ở các quốc gia Đông Nam Á?
Câu 3 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6. Hình 2, 3 (trang 53, SGK) chứng tỏ điều gì về giao lưu kinh tế của các quốc gia sơ kì Đông Nam Á?
Câu 4 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6. Em hãy sưu tầm những câu thành ngữ, tục ngữ của Việt Nam liên quan đến lúa gạo.
Câu 5 trang 35 sách bài tập Lịch Sử 6. Nếu chọn hai thành tựu nổi bật nhất của các quốc gia sơ kì ở Đông Nam Á, em sẽ lựa chọn những thành tựu nào? Vì sao?
Câu 1.1. Các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã được hình thành ở đâu? A. Trên lưu vực các dòng sông lớn. B. Ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo. C. Trên các đồng bằng. D. Trên các cao nguyên.
Câu 1.2. Điều kiện tự nhiên của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế nào? A. Nông nghiệp. B. Thủ công nghiệp. C. Thủ công nghiệp và thương nghiệp. D. Chăn nuôi gia súc.
Câu 1.3. Với nhiều vũng, vịnh kín gió là điều kiện đặc biệt thuận lợi để cư dân Hy Lạp và La Mã cổ đại phát triển ngành kinh tế nào? A. Nông nghiệp trồng lúa. B. Thủ công nghiệp. C. Nông nghiệp trồng cây lâu năm. D. Thương nghiệp đường biển.
Câu 1.4. Điểm khác về điều kiện tự nhiên của La Mã so với Hy Lạp cổ đại là gì? A. Có nhiều vũng, vịnh kín gió. B. Có nguồn khoáng sản phong phú. C. Lãnh thổ trải rộng ra cả ba châu lục. D. Nền kinh tế đại điền trang phát triển.
Câu 1.5. Phần quan trọng nhất của mỗi thành bang ở Hy Lạp cổ đại là A. vùng đất trồng trọt. B. nhà thờ. C. phố xá. D. bến cảng.
Câu 2 trang 30,31 sách bài tập Lịch Sử 6. Hãy xác định các câu sau đây đúng hay sai về nội dung lịch sử. A. Người Hy Lạp và La Mã sáng tạo ra chữ tượng hình. B. Người Hy Lạp cổ đại tiếp thu nhiều thành tựu văn hoá của các cư dân phương Đông cổ đại. C. Tất cả những công trình kiến trúc ở Hy Lạp và La Mã đều không để lại dấu vết đến ngày nay. D. Từ một thành bang nhỏ bé ban đầu, Hy Lạp dần trở thành...
Câu 3 trang 31 sách bài tập Lịch Sử 6. Hãy ghép ô chữ hai bên (trái, phải) với ô chữ ở giữa sao cho phù hợp về nội dung lịch sử.
Câu 4 trang 31 sách bài tập Lịch Sử 6. Hãy ghép nhận vật lịch sử với lĩnh vực khoa học mà có nhiều cống hiến.
Câu 1 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6. Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự hình thành và phát triển của nền văn minh ở đây?
Câu 2 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6. Em hãy điền những nội dung thích hợp vào bảng theo mẫu sau để so sánh những điểm giống và khác nhau về điều kiện tự nhiên của Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Câu 3 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6. Vì sao thủ công nghiệp và thương nghiệp là nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại Hy Lạp và La Mã?
Câu 4 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6. Tổ chức nhà nước ở Hy Lạp và La Mã cổ đại có điểm gì khác nhau?
Câu 5 trang 32 sách bài tập Lịch Sử 6. Theo em, những thành tựu nào của văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại còn được bảo tồn và sử dụng đến ngày nay?
Câu 1.1. Nhà nước đầu tiên của người Trung Quốc xuất hiện ở A. đồng bằng Hoa Bắc. B. đồng bằng Hoa Nam. C. lưu vực Trường Giang. D. lưu vực Hoàng Hà.
Câu 1.2. Chế độ phong kiến ở Trung Quốc được hình thành dưới triều đại nào? A. Nhà Thương. B. Nhà Chu. C. Nhà Tần. D. Nhà Hán.
Câu 1.3. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruộng của địa chủ để cày cấy, được gọi là A. nông dân tự canh. B. nông dân lĩnh canh. C. nông dân làm thuê. D. nông nô.
Câu 1.4. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ, gọi là A. thuế. B. cống phẩm. C. tô lao dịch. D. địa tô.
Câu 1.5. Ý nào không đúng về các thành phần xã hội dưới thời Tần? A. Địa chủ. B. Nông dân tự canh. C. Nông dân lĩnh canh. D. Lãnh chúa.
Câu 1.6. Công trình phòng ngự nổi tiếng được tiếp tục xây dựng dưới thời nhà Tần có tên gọi là A. Vạn Lý Trường Thành. B. Ngọ Môn. C. Tử Cấm Thành. D. Luỹ Trường Dục.
Câu 1.7. Triều đại nào ở Trung Quốc đã ban hành chế độ đo lường và tiền tệ thống nhất lần đầu tiên trên cả nước? A. Nhà Tuỳ. B. Nhà Hán. C. Nhà Đường. D. Nhà Tần.
Câu 1.8. Các quốc gia cổ đại phương Đông tiêu biểu được hình thành ở A. Trung Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Việt Nam. B. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ. C. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã. D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ, La Mã.
Câu 1.9. Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo trình tự thời gian xuất hiện. 1. Trung Quốc, 2. Ai Cập, 3. Ấn Độ, 4. Lưỡng Hà. A. 1,2,4, 3. B. 2,4,3, 1. C. 2,4,1, 3. D. 2,3,4, 1.
Câu 2 trang 28 sách bài tập Lịch Sử 6. Hãy ghép cột A với cột B sao cho phù hợp với nội dung lịch sử.
Câu 3 trang 28 sách bài tập Lịch Sử 6. Hãy điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống (.) trong các câu sau. A. Các quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên đã được hình thành ở (1). B. Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành từ cuối (2). đến đầu (3). TCN. C. Bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất ở phương Đông cổ đại là (4). Họ nhận ruộng đất (5). để cày cấy, phải nộp một ph...
Câu 4 trang 28, 29 sách bài tập Lịch Sử 6. Hãy lựa chọn từ/cụm từ cho sẵn. nông dân lĩnh canh (tá điền); quan lại, nông dân giàu có; địa tô; nhận ruộng; cày cấy; phong kiến để điền vào chỗ (.) trong các câu sau. Khi những công cụ bằng sắt xuất hiện, xã hội Trung Quốc có sự biến đổi. Có hai giai cấp chính. giai cấp địa chủ gồm (1). chiếm nhiều ruộng đất, lại có quyền lực. Ngược lại, những nông dân...
Câu 1 trang 29 sách bài tập Lịch Sử 6. Sau khi thống nhất, Tần Thuỷ Hoàng đã cai trị đất nước như thế nào?
Câu 2 trang 29 sách bài tập Lịch Sử 6. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành như thế nào?
Câu 3 trang 29 sách bài tập Lịch Sử 6. Em hãy lập bảng tóm tắt những thành tựu văn hoá, khoa học - kĩ thuật của Trung Quốc đến thế kỉ VỊI theo mẫu sau.
Câu 4 trang 29 sách bài tập Lịch Sử 6. Sơ đồ sự phân hoá xã hội dưới thời nhà Tần (hình 4, trang 41, SGK) cho em biết điều gì về xã hội Trung Quốc dưới thời Tần.
Câu 5 trang 29 sách bài tập Lịch Sử 6. Theo em, thành tựu nào của văn minh Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII đã được truyền bá hoặc ảnh hưởng tới Việt Nam đến tận ngày nay.
Câu 1.1. Hai con sông gắn liền với sự hình thành và phát triển của nên văn minh Ấn Độ là A. Hoàng Hà và Trường Giang. B. sông Ti-gơ-rơ và sông Ơ-phơ-rát. C. sông Nin và sông Ti-gơ-rơ. D. sông Ấn và sông Hằng.
Câu 1.2. Tên gọi Ấn Độ bắt nguồn từ A. tên một ngọn núi. B. tên một con sông. C. tên một tộc người. D. tên một sử thi.
Câu 1.3. Ở Ấn Độ, những thành thị đầu tiên xuất hiện vào khoảng thời gian nào? A. 1 000 năm TCN B. 1 500 năm TCN C. 2 000 năm TCN D. 2 500 năm TCN
Câu 1.4. Những thành thị đầu tiên của người Ấn được xây dựng ở A. lưu vực sông Ấn. B. lưu vực sông Hằng. C. miền Đông Bắc Ấn. D. miền Nam Ấn.
Câu 1.5. Văn hoá Ấn Độ được truyền bá và có ảnh hưởng mạnh mẽ sâu rộng nhất ở đâu? A. Trung Quốc. B. Các nước Ả Rập. C. Các nước Đông Nam Á. D. Việt Nam.
Câu 1.6. Từ rất sớm, người Ấn Độ cổ đại đã có chữ viết riêng, đó là A. chữ Nho. B. chữ Phạn. C. chữ tượng hình. D. chữ Hin-đu.
86.3k
53.5k
44.7k
41.6k
40.1k
37.4k
36.4k
35k
33.9k
32.4k