Hoặc
7 câu hỏi
Bài 91* trang 95 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC vuông cân ở A có đường phân giác AM. Gọi E là điểm nằm giữa B và C. Vẽ BH và CK vuông góc với AE (H, K thuộc AE). a) Chứng minh ba đường trung trực tương ứng của các đoạn thẳng AB, AC, KH cùng đi qua điểm M. b) Tính số đo các góc của tam giác MKH.
Bài 90 trang 95 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC cân ở A có BAC^=120°. Đường trung trực của các cạnh AB và AC cắt nhau ở I và cắt cạnh BC lần lượt tại D, E (Hình 56). a) Chứng minh điểm I nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng DE. b) Đường tròn tâm I bán kính IA đi qua những điểm nào? c) Tính số đo các góc của tam giác IBC.
Bài 89 trang 94, 95 SBT Toán 7 Tập 2. Cho góc nhọn xOy và điểm M nằm trong góc xOy. Gọi E, F là hai điểm nằm ngoài góc xOy sao cho Ox là đường trung trực của đoạn thẳng ME, Oy là đường trung trực của đoạn thẳng MF (Hình 55). Chứng minh. a) O là giao điểm ba đường trung trực của tam giác EMF. b) Nếu xOy^=30° thì EOF^=60°.
Bài 88 trang 94 SBT Toán 7 Tập 2. Chứng minh rằng các đường trung trực của tam giác vuông đi qua trung điểm của cạnh huyền.
Bài 87 trang 94 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác đều ABC có I là điểm cách đều ba cạnh AB, BC, CA. Chứng minh rằng I cách đều ba đỉnh A, B, C và cũng là trọng tâm của tam giác ABC.
Bài 86 trang 94 SBT Toán 7 Tập 2. Cho tam giác ABC cân ở A. Đường trung trực của cạnh AC cắt AB tại D. Biết CD là tia phân giác của góc ACB. Tính số đo các góc của tam giác ABC.
Bài 85 trang 94 SBT Toán 7 Tập 2. Cho hai tam giác đều chung đáy ABC và BCD. Gọi I là trung điểm của BC. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu nào sai? a) Đường thẳng BC là đường trung trực của AD. b) Điểm I cách đều các điểm A, B, D. c) Điểm B nằm trên đường trung trực của CD. d) Điểm C không nằm trên đường trung trực của BD.
87.6k
54.8k
45.7k
41.8k
41.2k
38.4k
37.4k
36.2k
34.9k
33.4k