Video: Hoa cúc có tác dụng gì? Hướng dẫn sử dụng trà hoa cúc.
Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi chamomile xuất xứ từ tiếng Pháp và tiếng Latin, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “quả táo đất”. Lần đầu tiên được sử dụng vào thế kỷ 13, cách viết “chamomile” tương ứng với hoa cúc Latin và hoa cúc Hy Lạp. Trong khi đó “camomile” là một từ Anh Anh bắt nguồn từ tiếng Pháp.
Phân loại
Một số loài được sử dụng phổ biến gồm:
Matricaria chamomilla: Thường được gọi là hoa cúc Đức hay dòng nước tươi trẻ
Chamaemelum nobile: Cúc La Mã, cúc Anh, hoặc cúc vườn. Loài hoa này thường được trồng thành từng bãi.
Tên gọi của nhiều loài cúc khác cũng bao gồm từ “chamomile” Điều đó không có nghĩa chúng cũng được sử dụng theo phương pháp giống như các loài cúc dùng để làm trà, thường được biết đến với cái tên “chamomile”. Một số loài có thể kể đến là:
Anthemis arvensis: Tên thường gọi là cúc ngô, cúc không mùi hoặc cúc đồng.
Anthemis cotula: Cúc thối
Cladanthus mixtus: Cúc Ma rốc
Chamaemelum nobile: Cúc La Mã
Cota tinctoria: Cúc vàng hoặc cúc mắt bò
Eriocephalus punctulatus: Cúc Cape
Matricaria discoidea: Cúc dại hoặc cỏ dứa dại
Tripleurospermum inodorum: Hoa cúc dại hoặc cúc không mùi.
Cách sử dụng
Hoa cúc có thể được sử dụng như một loại hương liệu trong đồ ăn và thức uống, nước súc miệng, xà phòng hoặc mỹ phẩm.
Trà
Trà hoa cúc là một loại trà thảo dược chế biến từ hoa cúc khô và nước nóng. 2 loài cúc thường được sử dụng là cúc Đức (Matricaria recutita) và cúc La Mã (Chamaemelum nobile)
Sử dụng trong bia
Hoa cúc được sử dụng từ lâu để nấu bia. Khác với trà chỉ sử dụng hoa, tất cả các bộ phận của cây hoa cúc đều được chế biến làm bia. Nó bổ sung thêm một hương vị đắng rất được các nhà máy bia thủ công và người nấu bia tại gia ưa chuộng.
Nghiên cứu
Các hợp chất chính trong trà hoa cúc thuộc nhóm polyphenol, bao gồm apigenin, quercetin, patuletin và luteolin. Các nhà khoa học hiện đang tiến hành các thử nghiệm sơ bộ về tác dụng giảm căng thẳng, lo âu của hoa cúc. Hiện chưa có bằng chứng nào đáng tin cậy trên người bệnh cho thấy hoa cúc có tác dụng chữa mất ngủ hay một bệnh nào khác.
Tương tác thuốc
Hoa cúc có nguy cơ gây ra các tương tác bất lợi với nhiều sản phẩm thảo dược khác và các loại thuốc kê đơn, và có thể làm nặng hơn tình trạng dị ứng phấn hoa. Những người dị ứng với cỏ phấn hương (một loài thực vật cũng thuộc họ Cúc) có thể dị ứng với hoa cúc do cơ chế phản ứng chéo.
Apigenin, một hóa chất thực vật trong hoa cúc, có thể tương tác với thuốc chống đông máu và thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS), trong khi các chất khác có thể phản ứng bất lợi với các sản phẩm thảo dược tăng cường giấc ngủ và vitamin.
Hoa cúc được khuyến cáo không nên dùng cùng với aspirin hoặc NSAIDS không chứa salicylate, vì những tương tác bất lợi có thể xảy ra.
Hoa cúc cũng chứa vài thành phần khác như coumarin, glycoside, herniarin, flavonoid, farnesol, nerolidol và germacranolide. Mặc dù có sự xuất hiện của coumarin, tác dụng của hoa cúc lên hệ thống đông máu hiện chưa được nghiên cứu. Và người ta cũng không rõ liệu có một sự tương tác đáng kể nào về mặt lâm sàng giữa hoa cúc với các thuốc chống ngưng tập tiểu cầu/ thuốc chống đông hay không. Tuy nhiên, cho đến khi có thông tin đầy đủ, người dân không nên dùng các sản phẩm từ hoa cúc cùng lúc với các loại thuốc này.
Những người mắc ung thư vú, buồng trứng, tử cung, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung trong quá khứ hoặc hiện tại cũng không nên dùng hoa cúc.
Phụ nữ có thai và cho con bú
Một ảnh hưởng của hoa cúc lên cơ thể là gây ra các cơn co tử cung, có thể dẫn đến sảy thai. Phụ nữ có thai được khuyên không nên sử dụng cúc La Mã (Chamaemelum nobile). Mặc dù việc sử dụng hoa cúc qua đường uống thường được công nhận là an toàn tại Mỹ, chưa có đủ bằng chứng lâm sàng về ảnh hưởng của nó lên trẻ bú mẹ.
Cách trồng hoa cúc
Hoa cúc được biết đến là loại cây dễ bị nhiễm nấm, côn trùng, vi rút. Các loài nấm như Albugo tragopogonis (gây bệnh gỉ sắt trắng), Cylindrosporium matricariae, Erysiphe cichoracearum và Sphaerotheca macularis (gây bệnh phấn trắng) là những mầm bệnh thường được tìm thấy trên cây hoa cúc. Người ta cũng đã quan sát thấy rệp ăn các loài hoa cúc và loài bướm đêm Autographa chryson gây ra hiện tượng rụng lá.
Xem thêm :