Hiện tượng rong kinh : Nguyên nhân, các dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và điều trị

Hiện tượng rong kinh là khi kinh ra nhiều và kéo dài trên 7 ngày. Nhiều phụ nữ gặp phải những ngày ra máu nhiều khi vào chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng đó không phải là hiện tượng rong kinh.

Khi bị rong kinh, lượng máu kinh rất nhiều đến mức bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên hàng giờ. Thêm vào đó, bạn cũng có thể bị co thắt bụng dưới nghiêm trọng cản trở hoạt động hàng ngày. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do một số vấn đề sức khỏe khác. Nếu bạn gặp các triệu chứng như trên, hãy đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân và được điều trị kịp thời. 

Triệu chứng của rong kinh

Lượng máu kinh rất nhiều khi bị rong kinh (hình cuối cùng bên tay phải) (nguồn ảnh: https://www.theswaddle.com/) Lượng máu kinh rất nhiều khi bị rong kinh (hình cuối cùng bên tay phải) (nguồn ảnh: https://www.theswaddle.com/) Một số phụ nữ từ khi bắt đầu có kinh nguyệt có thường có chu kỳ dài. Với những người khác, họ lại thấy hiện tượng này sau nhiều năm hay cả thập kỷ.

Khi gặp vấn đề này nên đi khám bác sĩ, đặc biệt nếu nó mới xảy ra. Rong kinh có thể dẫn tới thiếu máu, khiến cho bạn cảm thấy yếu, mệt mỏi và hụt hơi.

Phụ nữ bị rong kinh có thể có các dấu hiệu:

  • Thay băng vệ sinh ít nhất mỗi giờ một lần 
  • Thay băng vệ sinh ngay cả trong đêm khi ngủ
  • Phải dùng 2 băng vệ sinh một lúc do lượng máu chảy nhiều.

Bạn cũng có thể gặp phải:

  • Những cơn đau thắt bụng dưới, đau đớn khiến bạn không thể làm việc
  • Máu cục kích thước bằng một đồng xu Mỹ (có đường kinh khoảng 24,26mm)
  • Chu kỳ kéo dài hơn 7 ngày
  • Cảm thấy mệt mỏi và hụt hơi
  • Chảy máu giữa chu kỳ
  • Chảy máu sau khi đã mãn kinh. 

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ gây nên rong kinh.

Nguyên nhân phổ biến gây nên hiện tượng này bao gồm:

  • Vấn đề về hormone: Hàng tháng có sự tái tạo và bong lớp niêm mạc tử cung. Nếu không có sự cân bằng hormone, quá trình tăng sinh tạo nên lớp niêm mạc tử cung dày, dẫn đến việc mất nhiều máu hơn khi bong lớp niêm mạc này. Một trong những nguyên nhân là do quá trình rụng trúng không xảy ra .
  • Polyp và u xơ tử cung. Polyp phát triển trong niêm mạc tử cung của bạn. U xơ là những khối u lành tính (không phải ung thư) phát triển trong tử cung. Cả hai đều có thể khiến kinh nguyệt nhiều hơn hoặc kéo dài hơn bình thường.

Polyp tử cung (nguồn ảnh: https://www.mayoclinic.org/) Polyp tử cung (nguồn ảnh: https://www.mayoclinic.org/) 

  •  Đặt vòng tránh thai. Một số phụ nữ sử dụng vòng tránh thai để ngừa thai. Nếu vòng tránh thai này không giải phóng hóc môn sẽ gây chu kỳ kinh nguyệt nhiều và dài hơn


Đặt vòng tránh thai (https://www.netdoctor.com/)Đặt vòng tránh thai (https://www.netdoctor.com/)
  •  Vấn đề liên quan mang thai. Một số trường hợp hiếm gặp, sau khi trứng được thụ tinh sẽ không phát triển bên trong tử cung được gọi là mang thai ngoải tử cung. Nó không thể là một thai kỳ bình thường và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như ra máu nhiều, mà bạn có thể nhầm với một kỳ kinh nguyệt ra nhiều. Sảy thai, tức là khi em bé chết trong bụng mẹ, cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu nhiều.

 

  • Ung thư: hiếm gặp, ung thư tử cung, cổ tử cung, buồng trứng có thể gây nên chảy máu quá mức ở phụ nữ giống như hiện tượng rong kinh.
  • Sử dụng thuốc: thuốc chống đông máu hoặc thuốc kháng sinh có thể gây nên rong kinh. 

Các vấn đề sức khỏe bao gồm:

  • Lạc nội mạc tử cung
  • Bệnh lý tuyến giáp
  • Bệnh viêm vùng chậu
  • Bệnh thận
  • Bệnh gan 

Chẩn đoán rong kinh

Việc chẩn đoán thông qua hỏi tiền sử ( những thông tin xung quanh việc đến khám bệnh của bệnh nhân); bệnh sử (thông tin về bệnh lý). Sau đó, bác sĩ sẽ khám, siêu âm, xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung, xét nghiệm máu lấy mẫu mô niêm mạc tử cung để xét nghiệm. 

Điều trị rong kinh

Bác sĩ có thể điều trị rong kinh bằng một số cách sau:

  • Sử dụng thuốc tránh thai: sử dụng thuốc tránh thai có thể làm cân bằng hóc môn, điều trị rong kinh. Sử dụng vòng ngừa thai giải phóng hóc môn là một lựa chọn giúp kỳ kinh nhẹ nhàng hơn.
  • Sử dụng thuốcđiều trị triệu chứng: bác sĩ có thể kê đơn để giảm lượng máu chảy khi rong kinh. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc này vào chu kỳ.
  • Phẫu thuật: khi phát hiện có polyp hay u xơ tử cung, bác sĩ có thể điều trị khiến nó nhỏ lại hoặc đôi khi phải cắt bỏ. Việc này sẽ giải quyết dứt điểm rong kinh.
  • Loại bỏ niêm mạc tử cung. Có một số cách mà bác sĩ có thể làm điều này. Thủ thuật đơn giản nhất, được gọi là nong và nạo (D&C), chỉ loại bỏ lớp ngoài cùng của niêm mạc tử cung. Nó thường làm ngừng kinh nguyệt ra nhiều, nhưng một số phụ nữ cần phải làm điều này nhiều hơn một lần.
  • Các thủ thuật khác như cắt bỏ nội mạc tử cung và cắt bỏ nội mạc tử cung vĩnh viễn hoặc phá hủy lớp niêm mạc tử cung. Phụ nữ có kinh nguyệt ngắn hơn nhiều hoặc không có kinh sau đó. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ không nên mang thai sau khi nạo, cắt nội mạc tử cung. Bạn vẫn cần sử dụng biện pháp tránh thai vì những phương pháp điều trị này không phải là một hình thức tránh thai.
  • Cắt bỏ tử cung. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bạn có thể cần phẫu thuật để loại bỏ tử cung. Bạn sẽ không có kinh nguyệt nữa nhưng cũng không thể có thai.

 

Thủ thuật nong và nạo loại bỏ lớp ngoài cùng niêm mạc tử cung (https://www.mayoclinic.org/) Thủ thuật nong và nạo loại bỏ lớp ngoài cùng niêm mạc tử cung (https://www.mayoclinic.org/) 

Biến chứng của rong kinh

Chảy máu nhiều khi bị rong kinh gây nên các vấn đề khác bao gồm:

  • Thiếu máu do mất máu
  •  Thiếu sắt
  •  Da nhợt nhạt
  •  Yếu
  •  Mệt mỏi
  •  Đau dữ dội

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!