Giật cơ lúc ngủ (Hypnic Jerks): Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Giật cơ lúc ngủ - còn được gọi là cơn giật mình đầu giấc ngủ - là những cơn co cơ đột ngột, không cố ý xảy ra khi chúng ta đang chìm vào giấc ngủ. Giật cơ là một loại rung giật cơ - một loại cử động cơ nhanh và không chủ ý. Nấc cũng là một loại rung giật cơ. Hypnic là viết tắt của hypnagogic, một từ mô tả quá trình chuyển đổi giữa trạng thái thức và ngủ, đó là khi những cơn giật cơ xảy ra.

Giật cơ lúc ngủ là như thế nào?

Video: Tại sao chúng ta hay giật mình khi ngủ?

Cơn giật cơ thường xảy ra ngẫu nhiên khi bạn đang ngủ và thường chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể như cánh tay trái và chân trái. Bạn có thể bị giật một lần hoặc nhiều lần liên tiếp trước khi cơ thể thư giãn trở lại.

Ngoài những cơn giật, chúng ta còn thấy những cảm giác hoặc hình ảnh tinh thần khác đi kèm chẳng hạn như một giấc mơ hoặc ảo giác. Mọi người thường cho biết họ cảm thấy như đang bị ngã, nhìn thấy ánh sáng nhấp nháy, chói mắt hoặc nghe thấy tiếng đập, tiếng nổ hoặc tiếng lách tách. Phần lớn, các cơn giật không gây đau, mặc dù một số người có thể có cảm giác ngứa ran hoặc đau đớn.

Những cơn giật lúc ngủ có thể khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Đôi khi cơn giật đủ mạnh để đánh thức chúng ta và làm gián đoạn quá trình ngủ. Có những cơn giật nhẹ đến mức người bị ảnh hưởng không nhận thấy nhưng người bên cạnh có thể thấy.

Chứng giật thần kinh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người lớn. Một phần điều này là do một số nguyên nhân tiềm ẩn như tiêu thụ caffeine và mức độ căng thẳng cao, cũng phổ biến hơn ở tuổi trưởng thành.

Nguyên nhân giật cơ lúc ngủ?

Các nhà nghiên cứu không biết chắc chắn nguyên nhân gây ra chứng giật cơ lúc ngủ tuy nhiên cũng có vài giả thuyết được đưa ra. Giật cơ lúc ngủ và các loại rung giật cơ khác bắt đầu từ phần não kiểm soát phản ứng giật mình. Các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng khi bạn chìm vào giấc ngủ, các dây thần kinh dạng lưới trong thân não xảy ra các tín hiệu sai lạc, tạo ra phản ứng dẫn đến hiện tượng giật cơ.

Ví dụ: khi các cơ thư giãn hoàn toàn, mặc dù đó là một phần bình thường của giấc ngủ, não của bạn sẽ nhầm tưởng rằng bạn đang ngã và phản ứng bằng cách co giật các cơ. Cũng có thể những cú giật mạnh là một phản ứng đối với hình ảnh trong mơ.

Một số yếu tố nguy cơ nhất định có thể làm tăng khả năng gặp tình trạng giật cơ khi ngủ như tiêu thụ quá nhiều caffeine và chất kích thích, tập thể dục cường độ cao trước khi ngủ, căng thẳng và thiếu ngủ.

Tiêu thụ quá mức Caffeine hoặc Nicotine 

Các chất kích thích như caffeine và nicotine có tác dụng đánh thức não bộ. Những chất này cũng có thể tồn tại vài giờ trong cơ thể và làm gián đoạn giấc ngủ. Trong một nghiên cứu, những người tham gia không uống cà phê trong vòng 6 giờ trước khi đi ngủ vẫn có cảm giác khó đi vào giấc ngủ. Dùng quá nhiều caffeine hoặc nicotine hoặc dùng nhiều gần giờ đi ngủ có thể dẫn đến chứng giật cơ lúc ngủ.

Tập thể dục cường độ mạnh vào ban đêm

Nói chung, tập thể dục luôn là một ý kiến hay trước khi đi ngủ. Tập thể dục thường xuyên đã được chứng minh có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải nhận ra rằng tập thể dục là một hoạt động tiêu hao năng lượng giúp bạn cảm thấy tỉnh táo hơn thay vì mệt mỏi. Vì lý do đó, tập thể dục cường độ mạnh vào buổi tối có thể dẫn đến giật cơ lúc ngủ.

Thiếu ngủ

Khó ngủ và thiếu ngủ thường xuyên, dù là do mất ngủ kinh niên hay ngủ không ngon giấc đều có thể dẫn đến tình trạng thiếu ngủ. Trong số các tác dụng phụ không mong muốn như tâm trạng và sự tập trung kém, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ bị giật cơ lúc ngủ.

Căng thẳng và lo lắng

Cả căng thẳng hàng ngày và chứng rối loạn lo âu đã được chẩn đoán đều có thể góp phần gây ra chứng mất ngủ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bị giật cơ. Khi bạn căng thẳng hoặc lo lắng, nồng độ cortisol tăng trong khi ngủ khiến bạn ngủ không sâu giấc. Những suy nghĩ lo lắng cũng có thể khiến bạn thức đêm, khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ và làm gián đoạn quá trình chuyển đổi giữa thức và ngủ, gây ra cơn giật cơ.

Một số người thường xuyên bị giật cơ có thể lo lắng về giấc ngủ, điều này làm tăng khả năng bị thiếu ngủ và xảy ra nhiều cơn giật cơ hơn.

Giật cơ lúc ngủ có nguy hiểm không?

Cơn giật thần kinh có thể gây lo lắng, nhưng không nguy hiểm. Trên thực tế, chúng được coi là một phần bình thường của giấc ngủ. Có tới 70% số người gặp phải chứng giật cơ lúc ngủ.

Cơn giật thần kinh gây khó chịu và làm gián đoạn giấc ngủ của bạn hoặc người bên cạnh, đó thường là rắc rối nhất mà những cơn giật cơ gây ra. Mặc dù một cơn giật mạnh có thể gây chấn thương nhẹ nhưng thường không phổ biến.

Khi nào cần gặp bác sĩ về chứng giật cơ lúc ngủ

Cơn giật cơ khác với các cử động xảy ra khi đang thức hoặc đang ngủ. Cơn giật xảy ra trong quá trình chuyển đổi từ trạng thái thức sang ngủ, diễn ra nhanh chóng và thường không nguy hiểm. Nếu bạn chỉ bị giật cơ khi ngủ có thể không cần đi khám. Tuy nhiên, các triệu chứng tương tự như giật cơ có thể cần được quan tâm.

Nếu vào ban ngày, xảy nhiều cơn giật cơ liên tục, kéo dài và lan sang các bộ phận khác của cơ thể thì bạn có thể đang trải qua một loại rung giật cơ khác không phải là giật cơ. Những loại rung giật cơ này có thể là triệu chứng của bệnh động kinh, rối loạn hệ thần kinh, chấn thương đầu, tủy sống hoặc suy các cơ quan.

Nếu gặp phải các dạng giật cơ khác ngoài các cơn giật khi ngủ, chúng có thể là triệu chứng của rối loạn chuyển động chân tay theo chu kỳ. Nếu bạn lo lắng tình trạng giật cơ là triệu chứng của một vấn đề khác, hãy nói chuyện với bác sĩ của bạn.

Làm thế nào để ngừa giật cơ khi ngủ

Cơn giật cơ là một trải nghiệm bình thường và không thể đoán trước khi ngủ. Không thể loại bỏ hoàn toàn chúng khỏi cuộc sống. Tuy nhiên, bạn có thể giảm tần suất và cường độ, đồng thời cải thiện giấc ngủ của mình bằng một số phương pháp tương đối đơn giản.

Áp dụng thói quen giúp ngủ ngon hơn

Cải thiện giấc ngủ có thể giúp bạn dễ dàng ngủ ngon và ổn định hơn, điều này có thể làm giảm sự xuất hiện của chứng giật cơ. Làm theo các mẹo sau:

  • Đi ngủ và thức dậy vào cùng một giờ hàng ngày, kể cả vào cuối tuần.
  • Đặt nhiệt độ phòng ngủ thấp nhất là 15 độ C.
  • Làm cho phòng ngủ tối và yên tĩnh nhất có thể, sử dụng rèm chắn sáng hoặc máy tạo tiếng ồn nếu cần.
  • Ngừng sử dụng thiết bị điện tử ít nhất một giờ trước khi đi ngủ.
  • Thực hiện thói quen đi ngủ này hàng đêm.

Giảm căng thẳng 

Giảm căng thẳng có thể dẫn đến giảm giật cơ. Tìm ra những kỹ thuật thư giãn có thể làm giảm căng thẳng cho bản thân. Thiền, hít thở sâu và yoga, tất cả đều có thể hữu ích. Hãy thực hiện các hoạt động giúp thư giãn trước khi đi ngủ như thói quen. Hoạt động thư giãn như tắm nước ấm hoặc đọc sách. Nếu căng thẳng và suy nghĩ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc nhà trị liệu.

Tập thể dục hàng ngày

Tập thể dục hàng ngày để tận hưởng giấc ngủ ngon hơn. Tập thể dục thường xuyên cũng giúp giảm căng thẳng. Nếu bạn thích tập luyện cường độ mạnh, hãy lên lịch tập thể dục sớm hơn để không làm gián đoạn giấc ngủ. Nếu bạn chỉ có thể tập thể dục vào ban đêm, hãy chọn các bài tập cường độ nhẹ hoặc trung bình như đi bộ hoặc yoga. Cố gắng kết thúc buổi tập ít nhất 90 phút trước khi đi ngủ để nhịp tim chậm lại và ngăn ngừa sự xuất hiện của các cơn giật cơ.

Giảm thiểu việc tiêu thụ Caffeine 

Caffeine có thể có tác dụng tăng cường năng lượng tích cực vào ban ngày, nhưng tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt là vào cuối ngày có thể khiến bạn ngủ không ngon. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng giật cơ và khó ngủ thì caffeine có thể là nguyên nhân. Hạn chế tiêu thụ hơn 400 mg caffeine mỗi ngày và dùng tách cà phê cuối cùng ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

Tránh Nicotine và Rượu

Nicotine là một chất kích thích làm suy giảm khả năng hoạt động của não bộ vào ban đêm. Nó cũng có thể làm gián đoạn chất lượng giấc ngủ khi bạn đã ngủ. Mặc dù rượu là một loại thuốc an thần, nhưng nó cũng có thể gián đoạn mô hình giấc ngủ của bạn dẫn đến tình trạng thiếu ngủ làm tăng nguy cơ bị giật cơ.

Hãy lưu ý rằng ngay cả sau khi thực hiện những mẹo này, thỉnh thoảng bạn vẫn có thể gặp phải tình trạng giật cơ. Chứng bệnh này là một phần bình thường của giấc ngủ. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy các cử động khác làm gián đoạn giấc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!