Giải Toán 6 Bài 10: Số nguyên tố. Hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
Giải Toán 6 trang 31 Tập 1
Toán lớp 6 trang 31 Hoạt động khởi động
Những số tự nhiên nào lớn hơn 1 và có ít ước nhất?
Lời giải
Những số tự nhiên lớn hơn 1 và có ít ước nhất là 2; 3; 5; 7; 11; 13; …
Sau bài học này ta sẽ biết các số trên được gọi là số nguyên tố.
Toán lớp 6 trang 31 Hoạt động khám phá 1
a) Tìm tất cả các ước của các số từ 1 đến 10.
b) Sắp xếp các số từ 1 đến 10 thành ba nhóm:
- Nhóm 1 bao gồm các số chỉ có một ước.
- Nhóm 2 bao gồm các số chỉ có hai ước khác nhau.
- Nhóm 3 bao gồm các số có nhiều hơn hai ước khác nhau.
Lời giải:
a) Ư(1) = {1};
Ư(2) = {1; 2};
Ư(3) = {1; 3};
Ư(4) = {1; 2; 4};
Ư(5) = {1; 5};
Ư(6) = {1; 2; 3; 6};
Ư(7) = {1; 7};
Ư(8) = {1; 2; 4; 8};
Ư(9) = {1; 3; 9};
Ư(10) = {1; 2; 5; 10}.
b)
- Nhóm 1 chỉ có số 1.
- Nhóm 2 bao gồm 2; 3; 5; 7.
- Nhóm 3 bao gồm 4; 6; 8; 9; 10.
Toán lớp 6 trang 31 Thực hành 1
a) Trong các số 11; 12; 25, số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số? Vì sao?
Lời giải:
a) Ta có: Ư(11) = {1; 11}; Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} và Ư(25) = {1; 5; 25}.
Số nguyên tố là 11 vì 11 lớn hơn 1 và chỉ có hai ước là 1 và chính nó.
Hợp số là: 12; 25 vì 12 có nhiều hơn 2 ước, còn 25 có 3 ước.
b) Không. Vì còn có số 0 và số 1 không phải là số nguyên tố và cũng không là hợp số.
Giải Toán 6 trang 33 Tập 1
Toán lớp 6 trang 33 Thực hành 2
Phân tích số 60 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc.
Lời giải:
Phân tích số 60 ra thừa số nguyên tố theo cột dọc, ta được:
Vậy
Toán lớp 6 trang 33 Thực hành 3
Lời giải
a)
18 = 2.32
b)
42 = 2.3.7
c)
280 = 23.5.7
B. Bài tập
Mỗi số sau là số nguyên tố hay hợp số? Giải thích.
Lời giải:
a) Vì 213 có ước là 3 khác 1 và chính nó nên 213 có nhiều hơn 2 ước. Do đó 213 là hợp số.
b) Vì 245 có ước là 5 khác 1 và chính nó nên 245 có nhiều hơn 2 ước. Do đó 245 là hợp số.
c) Vì 3 737 có ước là 37 khác 1 và chính nó nên 3737 có nhiều hơn 2 ước. Do đó 3737 là hợp số.
d) Vì 67 chỉ có đúng hai ước là 1 và chính nó nên 67 là số nguyên tố.
Lời giải:
Ta nhận thấy 37 chỉ có hai ước là 1 và chính nó nên 37 là số nguyên tố mà cần ít nhất hai hàng nên không thể xếp các học sinh trong lớp thành các hàng có cùng số bạn.
Giải Toán 6 trang 34 Tập 1
a) Hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố.
b) Ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố.
Lời giải:
a) Hai số tự nhiên liên tiếp đều là số nguyên tố là 2 và 3.
b) Ba số lẻ liên tiếp đều là số nguyên tố là 3; 5; 7.
Mỗi khẳng định sau đúng hay sai?
a) Tích của hai số nguyên tố luôn là một số lẻ.
b) Tích của hai số nguyên tố có thể là một số chẵn.
c) Tích của hai số nguyên tố có thể là một số nguyên tố.
Lời giải:
a) Ta có 2 và 13 là hai số nguyên tố.
Tích 2.13 = 26 là một số chẵn.
Do đó khẳng định “Tích của hai số nguyên tố luôn là một số lẻ” là SAI.
b) Như ý a ta có 2 và 13 là hai số nguyên tố.
Tích 2.13 = 26 là một số chẵn.
Do đó khẳng định “Tích của hai số nguyên tố có thể là một số chẵn” là ĐÚNG.
c) Tích của hai số nguyên tố a, b sẽ có các ước là 1, a, b và ab. Do đó tích của chúng có nhiều hơn hai ước nên không là một số nguyên tố.
Vì vậy khẳng định “Tích của hai số nguyên tố có thể là một số nguyên tố” là SAI.
Phân tích mỗi số sau ra thừa số nguyên tố rồi cho biết mỗi số chia hết cho các số nguyên tố nào?
Lời giải:
a)
80 có thể chia hết cho các số nguyên tố là 2 và 5.
b)
120 có thể chia hết cho các số nguyên tố là 2, 3, 5.
c)
225 có thể chia hết cho các số nguyên tố là 3 và 5.
d)
400 có thể chia hết cho các số nguyên tố là 2 và 5.
Phân tích mỗi số sau ra thừa số nguyên tố rồi tìm tập hợp các ước của mỗi số.
Lời giải:
a)
30 = 2 . 3 . 5.
Khi đó ta tìm được các ước của 30 là 1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30
Vậy ta viết Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30}.
b)
Khi đó ta tìm được các ước của 225 là: 1; 3; 5; 9; 15; 25; 45; 75; 225
Khi đó ta viết Ư(225) = {1; 3; 5; 9; 15; 25; 45; 75; 225}.
c)
210 = 2.3.5.7.
Khi đó ta tìm được các ước của 210 là: 1; 2; 3; 5; 6; 7; 10; 14; 15; 21; 30; 35; 42; 70; 105; 210.
Vậy
Ư(210) = {1; 2; 3; 5; 6; 7; 10; 14; 15; 21; 30; 35; 42; 70; 105; 210}.
d)
Ư(242) = {1; 2; 11; 22; 121; 242}.
Cho số . Trong các số 4, 7, 9, 21, 24, 34, 49 số nào là ước của a?
Lời giải:
Phân tích các số trên ra thừa số nguyên tố ta được:
7 = 7
21 = 3.7
34 = 2.17
Số nào có chung thừa số nguyên tố và thừa số đó có số mũ nhỏ hơn các thừa số nguyên tố trong phân tích của a thì sẽ là ước của a. Do đó ta thấy các ước của a là: 4; 7; 9; 21; 24.
Lời giải:
Vì 60 chia hết cho 15 hay 15 là ước của 60 nên Bình hoàn toàn có thể dùng những chiếc bánh chưng để xếp vừa khít vào khay.
Toán lớp 6 trang 34 Em có biết
Để tính số các ước của một số tự nhiên n (n>1) ta phân tích số n ra thừa số nguyên tố.
Nếu thì n có (m + 1)(k + 1) ước;
Nếu thì n có (m + 1)(k + 1)(h + 1) ước.
Hãy áp dụng cho một số tự nhiên cụ thể để xem cách tính trên có đúng không?
Lời giải:
Ví dụ 1: số
Áp dụng công thức trên thì 225 có (2 + 1)(2 + 1) = 3.3 = 9 ước.
Ta có tập hợp ước của 225 là Ư(225) = {1; 3; 5; 9; 15; 25; 45; 75; 225} có tổng là 9 ước nên công thức trên là đúng.
Ví dụ 2: số 30 = 2.3.5
Áp dụng công thức trên thì 30 có (1 + 1)(1 + 1)(1 + 1) = 8 ước.
Ta có tập hợp ước của 30 là Ư(30) = {1; 2; 3; 5; 6; 10; 15; 30} có 6 ước nên công thức đã cho là đúng.
Tương tự, em có thể đưa ra nhiều trường hợp khác.
Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 8: Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 11: Hoạt động thực hành và trải nghiệm