Giải Toán 10 Bài 24: Hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp
Mở đầu
Lời giải:
Sau khi học xong bài này, ta giải quyết bài toán trên như sau:
Vì mỗi đội hình gồm có 1 thủ môn, 3 hậu vệ, 4 tiền vệ và 3 tiền đạo và đã biết trước vị trí thủ môn, nên để chọn đội hình ta cần thực hiện 3 công đoạn:
1. Chọn hậu vệ là chọn 3 trong số 7 hậu vệ: có = 35 (cách).
2. Chọn tiền vệ là chọn 4 trong số 8 tiền vệ: có = 70 (cách).
3. Chọn tiền đạo là chọn 3 trong số 5 tiền đạo: có = 10 (cách).
Vậy, theo quy tắc nhân, số các đội hình có thể có (khi đã biết vị trí thủ môn) là 35 . 70 . 10 = 24 500 (đội hình).
1. Hoán vị
a) Hãy liệt kê ba cách sắp xếp bốn bạn trên theo thứ tự.
b) Có bao nhiêu cách sắp xếp thứ tự bốn bạn trên để tham gia phỏng vấn?
Lời giải:
a) Ba cách sắp xếp bốn bạn trên theo thứ tự:
Cách 1: Hà – Mai – Nam – Đạt.
Cách 2: Hà – Nam – Đạt – Mai.
Cách 3: Hà – Đạt – Nam – Mai.
Chú ý: Có thể chọn các cách xếp khác, không nhất thiết phải giống trên.
b) Để xếp thứ tự 4 bạn tham gia phỏng vấn, ta thực hiện liên tiếp 4 công đoạn:
+ Chọn vị trí xếp Hà: có 4 cách chọn.
+ Chọn vị trí xếp Mai: có 3 cách chọn.
+ Chọn vị trí xếp Nam: có 2 cách chọn.
+ Chọn vị trí xếp Đạt: có 1 cách chọn.
Vậy số cách sắp xếp thứ tự 4 bạn là: 4 . 3 . 2 . 1 = 24 (cách).
Lời giải:
Mỗi cách sắp xếp 6 vận động viên vào 6 đường chạy là một hoán vị của 6 phần tử.
Vậy số cách sắp xếp các vận động viên vào các đường chạy đó là: P6 = 6! = 720 (cách).
2. Chỉnh hợp
a) Hai bạn phụ trách nhóm từ bốn bạn?
b) Hai bạn phụ trách nhóm, trong đó một bạn làm nhóm trưởng, một bạn làm nhóm phó?
Lời giải:
a) Vì hai bạn có vai trò như nhau nên số cách chọn 2 bạn từ 4 bạn là: 4 . 3 : 2 = 6 (cách) (do chọn bạn thứ nhất trong 4 bạn có 4 cách, sau khi chọn bạn thứ nhất, còn lại 3 bạn, nên chọn bạn thứ hai trong 3 bạn đó thì có 3 cách, hai bạn có vai trò ngang nhau nên ta chia 2 để loại trường hợp trùng).
b) Cách 1: Để chọn 2 bạn phụ trách nhóm, trong đó một bạn làm nhóm trưởng, một bạn làm nhóm phó, ta thực hiện hai công đoạn: chọn 2 bạn và chọn nhóm trưởng hoặc nhóm phó.
+ Chọn 2 bạn trong 4 bạn thì theo câu a, số cách chọn là 6 cách.
+ Sau khi chọn 2 bạn, ta xếp vai trò 1 bạn làm nhóm trưởng, 1 bạn làm nhóm phó thì có 2 cách lựa chọn.
Vậy số cách chọn 2 bạn, trong đó một bạn nhóm trưởng, một bạn nhóm phó là 6 . 2 = 12 cách.
Cách 2: Để chọn 2 bạn phụ trách nhóm, trong đó một bạn làm nhóm trưởng, một bạn làm nhóm phó, ta thực hiện hai công đoạn: chọn 1 bạn làm nhóm trưởng, chọn 1 bạn làm nhóm phó.
+ Chọn 1 bạn làm nhóm trưởng trong 4 bạn: có 4 cách chọn.
+ Sau khi chọn nhóm trưởng, còn lại 3 bạn, chọn 1 bạn làm nhóm phó trong 3 bạn: có 3 cách chọn.
Vậy theo quy tắc nhân, số cách chọn 2 bạn, trong đó một bạn nhóm trưởng, một bạn nhóm phó là 4 . 3 = 12 (cách).
Lời giải:
Mỗi cách chọn ra 3 con ngựa từ 12 con ngựa, rồi xếp thứ tự chúng là một chỉnh hợp chập 3 của 12 phần tử.
Vậy số kết quả có thể xảy ra là: = 1 320 (kết quả).
3. Tổ hợp
HĐ3 trang 68 Toán 10 Tập 2: Trở lại HĐ2.
a) Hãy cho biết sự khác biệt khi chọn ra hai bạn ở câu HĐ2a và HĐ2b.
b) Từ kết quả tính được ở câu HĐ2b (áp dụng chỉnh hợp), hãy chỉ ra cách tính kết quả ở câu HĐ2a.
Lời giải:
a) Ở HĐ2a ta chỉ chọn 2 bạn từ 4 bạn, còn ở HĐ2b ta chọn 2 bạn từ 4 bạn và sắp xếp thứ tự 2 bạn để chọn làm nhóm trưởng hoặc nhóm phó.
Vậy sự khác biệt ở 2 HĐ này là ở HĐ2b có sự sắp xếp thứ tự, còn HĐ2a thì không có.
b) Kết quả ở câu HĐ2b là chỉnh hợp chập 2 của 4 phần tử, nên số cách chọn là: = 12.
Ở câu HĐ2a, vì không cần sắp thứ tự 2 bạn được chọn nên số cách chọn sẽ giảm đi 2! lần so với việc chọn 2 bạn có sắp thứ tự, vậy số cách chọn là: .
Lời giải:
Để lập 1 đề thi gồm 5 câu, ta phải thực hiện 2 công đoạn liên tiếp: chọn 2 câu lí thuyết và chọn 3 câu bài tập:
+ Chọn 2 câu trong 20 câu lí thuyết là tổ hợp chập 2 của 20 phần tử, nên số cách chọn là: = 190 (cách).
+ Chọn 3 câu trong 40 câu bài tập là tổ hợp chập 3 của 40 phần tử, nên số cách chọn là: = 9 880 (cách).
Vậy theo quy tắc nhân, số cách để lập đề kiểm tra là: 190 . 9 880 = 1 877 200 (cách).
4. Ứng dụng hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp vào các bài toán đếm
Vận dụng trang 70 Toán 10 Tập 2: Một câu lạc bộ có 20 học sinh.
a) Có bao nhiêu cách chọn 6 thành viên vào Ban quản lí?
b) Có bao nhiêu cách chọn Trưởng ban, 1 Phó ban, 4 thành viên khác vào Ban quản lí?
Lời giải:
a) Mỗi cách chọn 6 thành viên từ 20 học sinh vào Ban quản lí là một tổ hợp chập 6 của 20 phần tử.
Vậy số cách chọn 6 thành viên vào Ban quản lí là: = 38 760 (cách).
b) Theo a, chọn 6 thành viên trong 20 học sinh, số cách là: = 38 760 (cách).
Chọn 1 Trưởng ban từ 6 thành viên có: 6 cách.
Chọn 1 Phó ban từ 6 thành viên, trừ đi 1 thành viên trưởng ban có: 5 cách.
Bốn thành viên còn lại có vai trò ngang nhau.
Vậy số cách chọn 1 Trưởng ban, 1 Phó ban, 4 thành viên khác vào Ban quản lí là: 38 760 . 6 . 5 = 1 162 800 (cách).
Bài tập
Lời giải:
Mỗi cách sắp xếp 10 bức tranh thành 1 hàng ngang là một hoán vị của 10 phần tử.
Vậy số cách để họa sĩ sắp xếp các bức tranh là: P10 = 10! = 3 628 800 (cách).
Lời giải:
Cách 1:
Để lập số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, ta cần thực hiện 2 công đoạn: chọn chữ số hàng trăm và chọn 2 chữ số hàng chục và hàng đơn vị.
+ Chọn chữ số hàng trăm từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, chữ số này phải khác 0, nên có 4 cách chọn.
+ Chọn 2 chữ số tiếp theo từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, hai chữ số này khác nhau và khác chữ số hàng trăm, nên số cách chọn chính là số chỉnh hợp chập 2 của 4. Do đó có cách chọn.
Vậy theo quy tắc nhân, có 4 . 12 = 48 số tự nhiên có 3 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4.
Cách 2:
Mỗi cách lập một bộ gồm 3 chữ số từ tập các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 là một chỉnh hợp chập 3 của 5 phần tử, nên số cách lập bộ số là = 60 (cách).
Tuy nhiên, số tự nhiên có 3 chữ số thì chữ số hàng trăm phải khác 0.
Ta lập các số có dạng , thì số cách lập là: (cách).
Vậy số các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau, lập được từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4 là: 60 – 12 = 48 (số).
Lời giải:
Số nguyên dương là các số tự nhiên khác 0.
Có 99 số nguyên dương nhỏ hơn 100 (từ số 1 đến số 99).
Mỗi cách chọn hai số nguyên dương nhỏ hơn 100 là một tổ hợp chập 2 của 99 phần tử, nên số cách chọn là: = 4 851 (cách).
Mỗi cách chọn ba số nguyên dương nhỏ hơn 100 là một tổ hợp chập 3 của 99 phần tử, nên số cách chọn là: =156 849 (cách).
Lời giải:
Để chọn ra 2 viên bi khác màu thì Hà phải chọn được 1 viên bi xanh và 1 viên bi đỏ.
+ Số cách chọn 1 viên bi xanh là: = 5 (cách).
+ Số cách chọn 1 viên bi đỏ là: = 7 cách.
Vậy theo quy tắc nhân, số cách chọn 2 viên bi khác màu là: 5 . 7 = 35 (cách).
a) Có bao nhiêu cách chọn 4 bạn nam?
b) Có bao nhiêu cách chọn 4 bạn không phân biệt nam, nữ?
c) Có bao nhiêu cách chọn 4 bạn, trong đó có 2 bạn nam và 2 bạn nữ?
Lời giải:
a) Mỗi cách chọn 4 bạn nam trong 10 bạn nam là một tổ hợp chập 4 của 10 phần tử.
Vậy số cách chọn 4 bạn nam là: = 210 (cách).
b) Tổng số bạn của câu lạc bộ cờ vua là: 10 + 7 = 17 (bạn).
Mỗi cách chọn 4 bạn không phân biệt nam, nữ từ 17 bạn trên là một tổ hợp chập 4 của 17 phần tử.
Vậy số cách chọn 4 bạn không phân biệt nam, nữ là: = 2 380 (cách).
c) Việc chọn 4 bạn, trong đó có 2 bạn nam và 2 bạn nữ là việc thực hiện liên tiếp 2 công đoạn:
+ Chọn 2 bạn nam trong 10 nam, có: = 45 (cách).
+ Chọn 2 bạn nữ trong 7 nữ, có: = 21 (cách).
Vậy theo quy tắc nhân, số cách chọn 4 bạn, có 2 nam, 2 nữ là: 45 . 21 = 945 (cách).
Lời giải:
Gọi số có 4 chữ số cần tìm có dạng: và a, b, c, d ∈ A = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9}, a ≠ 0, a ≠ b ≠ c ≠ d.
Để chia hết cho 5 thì d phải thuộc tập hợp {0; 5}, do đó có 2 cách chọn d.
+ Trường hợp 1: d = 0.
Chọn a ∈ A \ {0}, a có 9 cách chọn.
Chọn 2 số b, c ∈ A \ {0; a} và sắp thứ tự chúng, nên có cách chọn.
Do đó có: 9 . 56 = 504 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau có chữ số tận cùng là 0.
+ Trường hợp 2: d = 5.
Chọn a ∈ A \ {0; 5}, a có 8 cách chọn.
Chọn 2 số b, c ∈ A \ {5; a} và sắp thứ tự chúng, nên có cách chọn.
Do đó có: 8 . 56 = 448 số tự nhiên có 4 chữ số khác nhau có chữ số tận cùng là 5.
Vì hai trường hợp là rời nhau, vậy theo quy tắc cộng có 504 + 448 = 952 số tự nhiên chia hết cho 5 mà mỗi số có bốn chữ số khác nhau.
Xem thêm lời giải bài tập SGK Toán lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài tập cuối chương 8 trang 76
Bài 26: Biến cố và định nghĩa cổ điển của xác suất